Tagline là gì? Bí thuật giúp bạn xây dựng Tagline nổi tiếng

Đối với mỗi doanh nghiệp, tagline là yếu tố vô cùng quan trọng vì đảm nhận “trọng trách” như một khẩu lệnh định hướng hình ảnh và bản sắc của doanh nghiệp. Dù thường xuyên nghe nhắc đến tagline nhưng không ít người chưa hiểu tagline là gì. Thậm chí, mọi người vẫn còn “nhầm nhọt sang trồng trọt” giữa tagline và slogan hoặc cho rằng cả 2 chính là 1 và chỉ khác về tên gọi.

1. Tagline nghĩa là gì?

Tagline là gì

Tagline là một câu nói hoặc cụm từ ngắn gọn định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực marketing, tagline từ lâu đã là một từ đã quá đỗi quen thuộc. Nếu bạn thuộc danh sách những người đang tìm kiếm đáp án cho thắc mắc: “Tagline là gì?” thì đây là đáp án ngắn gọn và dễ hiểu nhất dành cho bạn.

Tagline chính là một câu nói ngắn gọn hay một cụm từ được dùng để định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, tagline là một câu chuyện thương hiệu đã được doanh nghiệp rút gọn. Tuy ngắn mà tagline lại hàm chứa những ý nghĩa đặc biệt có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người nói và người nghe.

Không khó để bạn bắt gặp tagline của doanh nghiệp vì tagline thường xuyên xuất hiện trong những mẫu quảng cáo, đoạn TVC giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Tagline càng ấn tượng thì càng khiến khách hàng nhớ lâu và hiểu rõ về doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp này cung cấp sản phẩm gì?
  • Dùng sản phẩm này của doanh nghiệp có thể giúp bản thân giải quyết được những vấn đề nào?
  • Vì sao nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp này thay vì những doanh nghiệp khác?

2. Ai sẽ là người chuyên viết tagline?

Đây là một câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Doanh nghiệp nào cũng có thể tự viết tagline bằng cách tận dụng những nhân viên nội bộ. Cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nhưng điều kiện bắt buộc là nhân viên phải thấu hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm. Đồng thời, có khả năng sáng tạo để tạo ra một tagline ngắn mà chất.

Trong trường hợp không tìm kiếm được “nhân tài” hoặc muốn có tagline ấn tượng hơn thì doanh nghiệp nên thuê freelancer chuyên viết quảng cáo hay những đơn vị thiết kế chuyên nghiệp:

  • Freelancer: phương án này phù hợp với những doanh nghiệp quy mô nhỏ và có sự hạn chế về ngân sách, chỉ cần hợp tác một thời gian ngắn với freelancer.

  • Đơn vị thiết kế chuyên nghiệp: doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính thì nên chọn cách này. Những người viết quảng cáo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm sáng tạo tagline hứa hẹn sẽ tạo ra một tagline nổi tiếng.

Tagline là gì

Doanh nghiệp có thể tự viết tagline hoặc thuê cá nhân và đơn vị sáng tạo chuyên nghiệp

3. Những câu tagline hay đến từ những thương hiệu nổi tiếng

Sáng tạo tagline để đời không phải câu chuyện “một sớm một chiều”, cần rất nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, bạn - người đảm nhận nhiệm vụ viết tagline cho doanh nghiệp cũng phải rèn luyện nhiều. Học hỏi và tìm kiếm ý tưởng từ những thương hiệu “đình đám” trên thế giới cũng giúp bạn nhanh chóng “lên trình”.

Dưới đây, bài viết đã tổng hợp một số tagline nổi tiếng để bạn tham khảo:

  • “Think Different” của Apple.
  • “I’m Lovin’ It” của McDonald’s.
  • “It’s finger - lickin’s” good của KFC.
  • “Just Do It” của Nike.
  • “The world’s local bank” của HSBC.
  • “Belong Anywhere” của Airbnb.
  • “Things Go Better With Coke” của Coca Cola.
  • “We Bring Good Things to Life” của General Electric.
  • “He Went to Jared” của Jared.
  • “We’re just going to keep adding more blades” của Gillette.
  • “Nâng niu bàn chân Việt” của Bitis.
  • “Bay là thích ngay” của Vietjet.
  • “Người bạn đồng hành của hải sản” của Angon.
  • “Tinh túy hương vị trăm năm” của Liên Thành.
  • “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” của Kangaroo.
  • “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Prudential.
  • “Mọi lúc mọi nơi” của Mobifone.
  • “Khơi nguồn sáng tạo” của Cafe Trung Nguyên.

Tagline là gì

Doanh nghiệp nên tham khảo tagline của những thương hiệu nổi tiếng để tìm kiếm ý tưởng hay

Phân biệt slogan và tagline để tránh nhầm lẫn

Tagline và slogan là 2 khái niệm gây nhầm lẫn cho rất nhiều người. Nếu làm trong ngành marketing mà bạn không phân biệt được tagline và tagline, quả là một điều tai hại! Nhưng với những người “ngoại đạo” thì lại không có bất kỳ vấn đề nào.

Trước khi chỉ ra điểm khác biệt giữa tagline và slogan, bài viết sẽ chia sẻ với bạn khái niệm slogan. Slogan là một đoạn văn ngắn và thường được doanh nghiệp dùng để diễn tả một lời hứa, đưa ra giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm. Thông qua slogan, doanh nghiệp muốn khách tin vào sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình.

  • OMO có tagline là: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn” và slogan lại là: “Đánh bay mọi vết bẩn”.
  • Vinamilk có nhiều tagline thay đổi theo nhiều giai đoạn, ví dụ: “Vì thế hệ tương lai vượt trội”, “Vươn cao Việt Nam”. Trong khi đó, slogan của Vinamilk lại là “Sức khỏe và vẻ đẹp của bạn”.

Khi so sánh tagline và slogan, bạn sẽ nhận ra một vài điểm khác biệt cơ bản dưới đây:

  • Tagline luôn gắn bó với doanh nghiệp và giữ vai trò quan trọng trong việc gợi nhắc đến doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp muốn xác định lại bản sắc, triết lý kinh doanh,... thì tagline mới có sự thay đổi.
  • Slogan được doanh nghiệp tạo ra với mục tiêu riêng biệt và ngắn hạn, gắn liền với một sản phẩm, dịch vụ hoặc một chiến dịch cụ thể. Do đó, slogan có thể được doanh nghiệp thay đổi thường xuyên.
  • Đặc tính của tagline chính là “lâu dài” và “nhất quán” còn đặc tính của slogan lại là “hiện tại” và “hiện đại”.

Tagline là gì

Tagline và slogan là hai khái niệm thường xuyên gây ra sự nhầm lẫn cho rất nhiều người

4. Một số loại tagline phổ biến có thể bạn chưa biết

Với mỗi doanh nghiệp, tagline chính là cầu nối giúp khách hàng kết nối cảm xúc với công chúng và khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng cải thiện mức độ uy tín cũng như xây dựng lòng tin trong khách hàng. Toàn bộ giá trị của doanh nghiệp cũng sẽ được truyền tải một cách mới lạ và độc đáo thông qua tagline.

Bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi biết rằng tagline được phân thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là top 6 loại tagline phổ biến nhất mà chưa chắc bạn đã từng được nghe nhắc đến:

  • Tagline mô tả: loại tagline này có “trọng trách” làm nổi bật giá trị của doanh nghiệp khi truyền thông đến khách hàng và công chúng. Những từ ngữ đơn giản sẽ được sử dụng nhằm giới thiệu và mô tả về doanh nghiệp, sản phẩm.

  • Tagline khơi gợi: trong loại tagline này sẽ có những lợi ích và khơi gợi khả năng. Ví dụ như: Tôi sẽ, Bạn đẹp hơn bạn nghĩ,...

  • Tagline nghi vấn: luôn có câu hỏi để kích thích nhu cầu hay hành động của khách hàng.

  • Tagline so sánh nhất: loại tagline này nổi bật với nội dung hướng tới việc khẳng định vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp.

  • Tagline cụ thể: đây là loại tagline có cách thức thể hiện sản phẩm khéo léo khiến người xem, người nghe cảm thấy vô cùng ấn tượng.

  • Tagline mệnh lệnh: thường chứa động từ và có yếu tố yêu cầu khách hàng, công chúng hành động như: Just Do It, Open Happiness,...

Tagline là gì

Tagline và slogan có những điểm khác biệt rõ ràng giúp mọi người có thể nhận biết

5. Mách bạn những bí quyết để sáng tạo một tagline bùng nổ

Sau khi đã biết tagline là gì, tham khảo tagline của những thương hiệu “nổi như cồn” thì bạn hãy thử sáng tạo tagline thôi nào! Nếu muốn tạo ra tagline thật sự ấn tượng thì bạn hãy đảm bảo đầy đủ những tiêu chí dưới đây:

Nghĩ nhiều ý tưởng để lựa chọn

Với những người sáng tạo nội dung, một trong những điều đáng sợ nhất có lẽ là cạn kiệt ý tưởng. Càng có nhiều ý tưởng thì bạn càng sáng tạo được nhiều tagline. Đừng bỏ lỡ bất kỳ ý tưởng nào chợt vụt qua tâm trí của bạn vì ý tưởng đó có thể sẽ tạo nên kỳ tích. Hãy nhanh tay lưu lại mọi ý tưởng dù bạn cho rằng đó là một ý tưởng cực kỳ điên tồ.

Nếu rơi vào thế “bí”, bạn cũng có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm kiếm ý tưởng. Điều quan trọng là bạn hãy sáng suốt để chọn ra ý tưởng tuyệt vời nhất trước khi “hô biến” ý tưởng thành tagline “cực chất”.

Tham khảo ý tưởng từ những thương hiệu lớn

Không một ai hoặc điều luật nào ngăn cấm bạn tham khảo tagline từ những thương hiệu nổi tiếng để tìm kiếm ý tưởng. Ngoài tagline, bạn cũng sẽ khám phá được cách họ sáng tạo và quảng bá tagline đó. Tất cả đều là bài học quý giá đối với bạn.

Ngoài những tagline thành công, bạn hãy dành thời gian để nghiền ngẫm về những tagline bị “flop”. Từ đó, bạn sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm để né sai lầm không đáng có gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Tagline là gì

Bạn hãy suy nghĩ về thật nhiều ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong quá trình sáng tạo tagline

Chạm được tới cảm xúc của khách hàng

Đây là “chìa khóa vàng” để bạn chinh phục thành công khách hàng và khiến khách hàng hướng trọn cả con tim và lý trí về doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ. Tagline có cảm xúc dễ dàng khơi gợi nhu cầu trong khách và thuyết phục họ đưa ra quyết định mua hàng.

Ưu tiên những cụm từ có sức ảnh hưởng

Những cụm từ có sức ảnh hưởng sẽ tác động vô cùng mạnh mẽ vào tâm trí và cảm xúc của khách hàng. Ngoài ra, những cụm từ này cũng như “chất xúc tác” giúp quá trình truyền thông tagline diễn ra nhanh hơn. Bởi vậy, bạn hãy nhớ chèn từ ngữ có ảnh hưởng đặc biệt vào tagline nhé!

Không cố chấp đi theo chủ nghĩa hoàn hảo

Mỗi tagline đều được sáng tạo để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, sẽ có người thích hoặc không thích tagline nên bạn hãy dẹp bỏ tư tưởng cố chấp, bằng mọi cách phải hoàn hảo tuyệt đối. Tagline được xem là đạt tiêu chuẩn khi phù hợp với doanh nghiệp, truyền đạt đủ những thông tin quan trọng và cần thiết đến với khách hàng.

Tagline là gì

Không có một tagline có thể khiến tất cả công chúng và khách hàng cảm thấy hài lòng

Đảm bảo sự ngắn gọn, đơn giản và rõ ràng

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà tagline phải đạt được. Ấn tượng đầu tiên luôn quan trọng nhất nhưng bạn lại khiến khách hàng và công chúng không hào hứng ngay từ lần đầu với tagline “dài miên man”. Còn tệ hơn nếu trong tagline chứa những từ ngữ khó hiểu và làm rối nghĩa.

Thể hiện sự thân thiện và chân thành với khách hàng

Những tagline mang tính thân thiện và chân thành luôn dễ dàng thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng thành công mối liên kết lâu dài giữa 2 bên. Đấy là lý do bạn phải đảm bảo 2 yếu tố này khi sáng tạo tagline cho doanh nghiệp.

6. Quy trình sáng tạo tagline in đậm vào tâm trí của khách hàng

Không có bất kỳ công thức cụ thể nào để bạn sáng tạo một tagline thật sự ý nghĩa và hiệu quả. Thật khó để bạn đưa một câu tagline vào khuôn khổ với bắt đầu và kết thúc ra sao, bị giới hạn bởi bao nhiêu chữ,... Tuy nhiên, bạn có thể sáng tạo tagline dễ dàng hơn với quy trình đã được bài viết gợi ý.

Xác định giá trị của thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ

Bước đầu tiên trong quy trình sáng tạo thành công một tagline hay đó chính là xác định rõ giá trị của thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ bằng cách trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?” và “Đây là đâu?”. Khi bạn tìm ra câu trả lời phù hợp nhất nghĩa là bạn đã xác định được giá trị của thương hiệu.

Tagline là gì

Bạn muốn viết tagline hay thì trước hết cần thấu hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp

Chọn lọc những từ khóa đắt giá nhất

Bạn có rất nhiều thông tin muốn truyền tải đến công chúng và khách hàng nhưng chớ tham lam nhé! Hãy cố gắng cô đọng tất cả thông tin thành những từ khóa đắt giá nhất. Nếu muốn chọn được từ hay thì bạn cần viết ra mọi từ khóa có liên quan đến từ khóa chính. Một từ khóa hay chính là cánh cửa mở ra một bầu trời thông điệp ý nghĩa có thể chạm đến cảm xúc của người đọc.

Hình thành ý tưởng cho tagline

Sau khi hoàn tất 2 bước trên, bạn sẽ chuyển sang bước hình thành ý tưởng cho tagline. Trong bước này, ý tưởng không đòi hỏi quá hoàn hảo mà chỉ cần phù hợp với mục đích ban đầu bạn đã đặt ra. Với bất kỳ ý tưởng nào vụt qua trong đầu, bạn hãy nhanh tay ghi lại trên giấy hoặc điện thoại. Ý tưởng được xem là tốt nếu phù hợp với thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ và khách hàng.

Diễn đặt những từ khóa thành câu hoàn chỉnh

Những “nguyên vật liệu” cần để sáng tạo tagline đã được chuẩn bị đầy đủ ở cả 3 bước trên, bạn có thể bắt đầu vào bước hoàn chỉnh tagline. Bằng tất cả ý tưởng và từ khóa còn rời rạc, bạn hãy liên kết chúng lại với nhau nhằm tạo thành 1 câu hàm chứa nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Trong bước này, bạn đừng quên đặt mình vào vị trí của người nghe hay người xem để đánh giá tagline.

Tagline là gì

Tagline chỉ được gói gọn trong một vài chữ nhưng cần hàm chứa những ý nghĩa thật đặc biệt

Xem xét và chỉnh sửa tagline

Bạn nghĩ tagline của mình hay nhưng không phải những người khác đều có cùng ý nghĩ và cảm nhận với bạn. Bạn hãy “trình làng” tagline cho những cá nhân khác trong nội bộ doanh nghiệp cùng đóng góp ý kiến. Điều đó sẽ giúp tagline được hoàn thiện dưới nhiều góc nhìn và mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên, bạn nên tiếp thu ý kiến một cách có chọn lọc thay vì mắc phải sai lầm “đẽo cày giữa đường”.

7. Kết luận

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ tagline là gì và có cái nhìn chi tiết về tagline. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công những bí quyết trên vào quá trình sáng tạo tagline để sớm tạo ra những tagline “để đời” cho riêng mình. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ với những người đang nỗ lực sáng tạo tagline ấn tượng nhé!

----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Tagline là gì

Có thể bạn quan tâm:

Retargeting là gì? Cách thức hoạt động của retargeting trong Marketing

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

Key visual là gì và cách để tạo key visual nổi bật, bạn biết hay chưa?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: