Retargeting là gì? Cách thức hoạt động của retargeting trong Marketing

Quảng cáo trực tuyến hiện đang được coi là một ngành hot và càng ngày phát triển trong thời đại công nghệ số hiện nay. Chính vì vậy mà cũng có rất nhiều công nghệ ra đời với mục đích để hỗ trợ và mô tả hiển thị quảng cáo, điển hình trong đó phải nói đến chính là Retargeting. Vậy retargeting là gì? Cách hoạt động của phương thức này ra sao? Để có câu trả lời, hãy cùng Haravan tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau.

1. Retargeting là gì? Retargeting ads có mấy loại?

Retargeting là gì

Retargeting là gì trong marketing?

Công nghệ Retargeting hiện đang được tích hợp sẵn trong các hình thức quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Vậy Retargeting là gì? Dưới đây là thông tin giải đáp:

1.1 Định nghĩa Retargeting

Retargeting (hay còn gọi là quảng cáo bám đuổi) là một chiến lược quảng cáo trực tuyến chỉ tập trung chủ yếu vào khách hàng hay những người truy cập vào trang web. Công nghệ này được sử dụng thường xuyên để mô tả việc đặt và hiển thị các quảng cáo của website trực tuyến dựa trên những hoạt động từ người dùng ngay trên trang của bạn. Với chiến lược quảng cáo này, bạn sẽ có cơ hội nhắm tới người dùng mọi lúc mọi nơi.

Retargeting là gì

Quảng cáo bám đuổi giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn

Để có thể hiểu định nghĩa retargeting là gì một cách dễ dàng hơn, bạn có thể dựa vào ví dụ cụ thể về hình thức này như sau: Nếu một khách hàng tiềm năng truy cập website bán hàng của bạn và sau đó thoát khỏi trang web. Lúc này bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo Retargeting ads để hiển thị sản phẩm mà họ đã xem trên một trang web khác mà họ truy cập. Bằng cách hiển thị lại quảng cáo như vậy, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để có được tỷ lệ chuyển đổi tốt, từ đó tăng khả năng đáp ứng các mục tiêu tiếp thị và doanh thu.

1.2 Retargeting ads là gì?

Quảng cáo Retargeting được biết đến là một công cụ cho phép người thực hiện quảng cáo thu hút lại sự chú ý của những khách hàng đã truy cập website bán hàng nhưng chưa tạo ra chuyển đổi. Bằng bản ghi Cookie (các tệp từ các trang web bạn truy cập tạo ra), bạn sẽ theo dõi được ai đã truy cập vào cửa hàng của bạn. Từ đó, khi khách hàng rời khỏi trang web của bạn, họ sẽ tiếp tục nhìn thấy các quảng cáo về sản phẩm của bạn trên các trang web khác, đây được gọi là Retargeting ads.

Tùy theo mục tiêu tiếp cận tới khách hàng, người dùng mà Retargeting ads có thể được phân thành 2 loại là Offsite Retargeting và Onsite Retargeting. Cụ thể, 2 hình thức quảng cáo này sẽ được hiểu dựa trên các hình thức nhỏ như sau:

  • Site Retargeting: Nhắm đến khách hàng sẽ chọn lại theo hành vi truy cập trang web.
  • Dynamic Retargeting: Nhắm chọn lại động.
  • Social Media Retargeting: Nhắm chọn lại tại các trang mạng xã hội truyền thông.
  • Search Retargeting: Nhắm chọn lại dựa trên các hành vi tìm kiếm.
  • RFA - Retargeting list for search ads: Nhắm chọn lại dựa theo danh sách và kèm theo kết quả tìm kiếm trước đó.
  • Email & CRM Retargeting: Nhắm chọn lại từ thư điện tử và CRM.

2. Retargeting hoạt động như thế nào?

Retargeting có thể hoạt động trên nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số, bao gồm google ads, email và các trang mạng xã hội. Để nhắm mục tiêu quảng cáo Retargeting trên các kênh này, người dùng trình duyệt phải bật sẵn cookie để theo dõi hành vi khách hàng cũng như phân tích lưu lượng truy cập một cách chính xác nhất.

Retargeting là gì

Retargeting hoạt động dựa vào lưu trữ cookie giúp mang tới hiệu quả quảng cáo cao

Thông qua việc lưu trữ cookie gắn thẻ người dùng bằng số nhận dạng duy nhất, bạn sẽ xác định liệu người dùng có hoàn thành mục tiêu chuyển đổi như kiểm tra giỏ hàng hoặc điền vào biểu mẫu khi sử dụng nền tảng phân tích hay không. Nếu khách hàng truy cập website bạn nhưng lại chưa giúp bạn đạt được mục tiêu chuyển đổi đã đặt, lúc này hãy sử dụng Retargeting để hiển thị lại quảng cáo của bạn trên trang web hoặc trang dành cho thiết bị di động tiếp theo mà họ truy cập.

3. Lợi ích của Retargeting trong Marketing

Ở phần nội dung trên đã giải thích cụ thể về khái niệm Retargeting là gì cũng như các cách thức hoạt động của nó. Thế nhưng liệu tới đây, bạn có biết tại sao hình thức quảng cáo này lại được ưa chuộng đến vậy chưa? Không phải tự nhiên mà Retargeting được ưa chuộng, sở dĩ có như vậy là bởi cách thức quảng cáo này mang đến rất nhiều lợi ích cho các nhà tiếp thị như:

  • Kết nối với đội ngũ khách hàng tiềm năng nhiều lần: Bằng Retargeting ads, người tiếp thị sẽ có thể tăng số lượng điểm tiếp xúc của khách hàng đối với sản phẩm của thương hiệu, từ đó giúp khách hàng có thể ghi nhớ và đưa ra đánh giá cụ thể về sản phẩm mà họ dự định sẽ mua hàng hơn.

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi khách hàng đang cần thêm thời gian để quyết định mua, Retargeting sẽ đảm bảo khả năng hiển thị thương hiệu cho đến khi họ sẵn sàng chuyển đổi.

  • Cá nhân hóa cho hoạt động tiếp thị: Thay vì cứ liên tục hiển thị quảng cáo cho người dùng ngẫu nhiên, với Retargeting ads bạn sẽ có mục tiêu cụ thể là những khách hàng truy cập trước đó, từ đó tạo trải nghiệm mua hàng được cá nhân hóa.

  • Tiếp cận với khách hàng tiềm năng tại các trang web họ thường xuyên truy cập: Retargeting ads cho phép các nhà tiếp thị hiển thị quảng cáo sản phẩm mình ở vị trí mà người dùng muốn truy cập, trong đó có trang web khác hay những trang mạng xã hội phổ biến.

Retargeting là gì

Retargeting marketing có nhiều lợi ích tuyệt vời mà không phải công nghệ nào cũng có

4. Khi nào nên sử dụng Retargeting Marketing?

Chắc chắn sau khi biết được retargeting là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời mà hình thức này mang lại, bạn sẽ muốn sử dụng ngay đúng không? Tuy nhiên, có một điều bạn cần ghi nhớ để có được hiệu quả như mong đợi khi sử dụng quảng cáo bám đuổi chính là lựa chọn thời điểm sử dụng chúng một cách phù hợp nhất. Đã có không ít người làm marketing hiện nay vẫn “thất bại” liên tục trong các chiến dịch quảng cáo chỉ vì chọn phương thức áp dụng không đúng thời điểm. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ xem đâu sẽ là lúc thích hợp để sử dụng cách chạy quảng cáo retargeting.

Vậy, khi nào nên sử dụng retargeting marketing? Lời khuyên dành cho bạn đó chính là hãy thử lựa chọn quảng cáo bám đuổi này khi cảm thấy cần. Đặc biệt, đừng quên áp dụng với cách tiếp cận gần gũi, cá nhân hóa nhất.

Retargeting là gì

Chọn thời điểm áp dụng chiến lược quảng cáo bám đuổi (retargeting) phù hợp rất quan trọng

Để làm được như vậy, đầu tiên thì bạn cần xác định rõ các tiêu chí để khởi chạy chiến dịch. Chẳng hạn như nếu bạn nhận thấy rằng khách hàng của mình thường xuyên truy cập một số website nhất định, trong đó có website chủ doanh nghiệp. Lúc này, lựa chọn “bám đuổi” những đối tượng này chính là lựa chọn đúng đắn. Sở dĩ nên như thế là bởi họ có thể sẽ là những khách hàng tiềm năng, đã từng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ bên bạn. Thêm vào đó, bạn cần đặt giới hạn số lượt hiển thị tăng lên để giúp quảng cáo trở nên thân thiện hơn, không gây phiền toái để từ đó tránh tác dụng ngược.

5. Retargeting & Remarketing

Tuy đều cùng là phương thức quảng cáo hiển thị được nhiều người lựa chọn hiện nay, thế nhưng 2 thuật ngữ Retargeting và Remarketing rất dễ bị nhầm lẫn nếu bạn không thực sự hiểu retargeting là gì. Thực chất, chúng có cách hoạt động hoàn toàn khác nhau, cụ thể dưới đây là bảng so sánh về hai hình thức này:

Retargeting là gì

6. Kết luận

Như vậy, ở bài viết trên Haravan đã giới thiệu cho bạn hiểu hơn về quảng cáo retargeting là gì cũng như giải thích những hiệu quả mà công nghệ này mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn, để tham khảo thêm về các hình quảng cáo hay muốn cải thiện website của bạn bằng giải pháp Marketing, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay để nhận tư vấn và lên định hướng phù hợp nhất.

-----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Retargeting là gì

Có thể bạn quan tâm:

Impression là gì? Impression trong marketing có ý nghĩa như thế nào?

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

SOV là gì? Vì sao doanh nghiệp cần đo lường SOV trong truyền thông?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: