Remarketing là gì? Sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting

Remarketing là phương thức hỗ trợ quảng cáo hiệu quả trong mọi chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. Đây còn là giải pháp đem lại hiệu quả về độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi cao,... mà các doanh nghiệp nên áp dụng để nâng cao kết quả kinh doanh. Nếu chưa hiểu rõ về remarketing là gì và những lợi ích mà tiếp thị lại mang đến cho doanh nghiệp, hãy cùng Haravan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Remarketing là gì? Quảng cáo tiếp thị lại nhắm đến ai?

Remarketing là gì

Remarketing là việc tiếp thị lại cho khách hàng, nhắc nhở họ thực hiện lại các thao tác trên website

Remarketing hay tiếp thị lại, chủ yếu được thực hiện qua các chiến dịch email marketing. Nhằm nhắc nhở hoặc gợi ý cho khách hàng tiếp tục thực hiện các thao tác như mua hàng, thanh toán,.. mà họ đã bỏ quên trước đó.

Không chỉ thực hiện mục tiêu chuyển đổi, remarketing còn được thực hiện trong các chiến lược Up-sell hay Cross-sell với mục đích tăng doanh thu. Ngoài ra còn được sử dụng trong việc chăm sóc khách hàng, quảng cáo tiếp thị lại trong các giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm.

Ví dụ đơn giản để hiểu rõ hơn về remarketing là khi bạn truy cập vào một trang web và tìm mua món đồ như bàn làm việc. Bạn thêm sản phẩm vào giỏ hàng, điền thông tin thanh toán. Nhưng bạn thoát trang mà vẫn chưa hoàn tất thanh toán sản phẩm.

Vài giờ sau, bạn nhận được một email từ doanh nghiệp nhắc nhở có món hàng chưa thanh toán. Đi kèm là một voucher hoặc mã giảm giá hấp dẫn. Điều này giúp kích thích bạn hoàn tất việc mua sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp đó đã có email của bạn, họ sẽ gửi các thông tin về sản phẩm mới, khuyến mại hàng tháng,... Đây chính là hoạt động remarketing mà các doanh nghiệp đang áp dụng.

Remarketing nhắm đến những nhóm đối tượng như sau:

  • Nhóm khách hàng đã truy cập nhiều lần vào website nhưng không mua hàng.
  • Nhóm khách hàng lần đầu truy cập vào website thông qua quảng cáo như banner, Google Ads,...
  • Nhóm khách hàng đã truy cập nhiều lần vào website.
  • Nhóm khách hàng đã thực hiện thanh toán mua hàng trong vòng số ngày mà bạn hạn định.

2. Cách thức hoạt động của Remarketing

Remarketing là gì và nó hoạt động như thế nào cho doanh nghiệp? Remarketing rất dễ gặp phải khi chúng ta lướt web thường ngày. Chắc hẳn bạn đã từng gặp phải hộp thoại thông báo rằng trang web sẽ sử dụng cookies của bạn khi vào một website nào đó. Khi bạn nhấp vào “Chấp nhận” hoặc “I Accept” có nghĩa là bạn cho phép các công ty thực hiện hoạt động remarketing với bạn.

Hoạt động của remarketing sẽ hơi hướng về mặt kỹ thuật. Khi người dùng truy cập vào một trang web nào đó, doanh nghiệp sở hữu trang web sẽ thực hiện lưu trữ cookies của người dùng. Cookies là tệp lưu trữ các hành động mà người dùng thực hiện trên website của doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm, nhận diện sản phẩm đã xem, sản phẩm yêu thích, những hành động của người dùng với sản phẩm như bỏ vào giỏ hàng, tiến hành thanh toán,...

Việc lưu trữ cookies này không bao gồm những dữ liệu cá nhân hay dữ liệu nhạy cảm khác. Từ các hành động này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích được người dùng đang quan tâm đến sản phẩm nào của họ.

Remarketing là gì

Remarketing hoạt động bằng cách lưu trữ hoạt động của khách hàng trên trang web thông qua cookies

Khi người dùng rời khỏi website của bạn, cookies sẽ thông báo cho các nền tảng remarketing để phân phát các quảng cáo dựa trên hành vi và tương tác của người dùng đã thực hiện trên website.

Đây chính là cách thức mà quảng cáo remarketing hoạt động. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể dùng những thông tin của người dùng khi họ đăng ký trên website mà thực hiện các hoạt động tiếp thị lại khác.

3. Vì sao quảng cáo remarketing lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Remarketing là gì

Tiếp thị lại là hình thức nhắc nhở khách hàng tiếp tục hoàn tất quá trình mua hàng

Với những nội dung trên thì bạn đã hiểu được remarketing là gì. Nhưng liệu rằng phương thức tiếp thị lại này đem đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Vì sao chúng lại quan trọng với doanh nghiệp đến như vậy? Để giải đáp cho câu hỏi này, cần phải kể đến những lợi ích như sau.

3.1 Nâng cao nhận thức khách hàng về sản phẩm/ thương hiệu của doanh nghiệp

Remarketing là một cách thức tuyệt vời để doanh nghiệp quảng cáo những sản phẩm/dịch vụ của mình đến với khách hàng tiềm năng. Hiện nay có đến 43% doanh nghiệp đang sử dụng remarketing để gia tăng độ nhận thức về sản phẩm/thương hiệu của khách hàng.

Remarketing là gì

Các hoạt động remarketing giúp tăng độ nhận thức của khách hàng với thương hiệu

Cách thức này làm tăng độ nhận diện của thương hiệu, gợi nhớ đến thương hiệu và sản phẩm đến bất cứ nơi nào mà khách hàng sử dụng trên môi trường trực tuyến. Từ đó ghi lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người dùng.

Việc xuất hiện nhiều như vậy không chỉ gợi nhớ đến sản phẩm mà còn xây dựng được niềm tin và gây ấn tượng đến khách hàng. Không ngừng thúc đẩy họ trở thành khách hàng tiềm năng. Khiến cho khách hàng sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

3.2 Bán cho khách hàng các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung

Bên cạnh việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu, quảng cáo tiếp thị lại còn giúp cho doanh nghiệp bán được các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung. Các hoạt động remarketing này hỗ trợ cho chiến dịch Upsell và Cross-sell.

Chẳng hạn bạn để đoạn code ở trang cảm ơn khi khách hàng thanh toán xong, bạn sẽ thu thập được một danh sách khách hàng đã thực hiện mua hàng và lịch sử sản phẩm mà họ đã mua. Bằng cách đó bạn có thể cung cấp cho họ những mẫu sản phẩm khác liên quan hiển thị ngay trong trang này. Vậy thì cơ hội bán các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tăng lên.

Remarketing là gì

Doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động bán bổ sung sản phẩm/dịch vụ nhờ remarketing

Hoặc bạn cũng có thể chạy các chiến dịch tiếp thị lại bằng các quảng cáo mẫu sản phẩm khác phù hợp cho họ dựa trên lịch sử mua hàng. Chẳng hạn như một người mua gà rán sẽ có nhu cầu mua thêm khoai tây chiên, nước ngọt,... Bằng những cách thức hiển thị mẫu quảng cáo về các sản phẩm ăn kèm, bạn sẽ có có hội bán thêm nước ngọt và khoai tây chiên,... cho cùng một khách hàng.

3.3 Tạo giá trị chuyển đổi

Nhờ vào khả năng hiển thị quảng cáo ở nhiều nơi mà người dùng truy cập đến, remarketing có thể thu hút thêm rất nhiều khách hàng mới. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra những thông điệp được cá nhân hóa cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Nhằm thúc đẩy họ hoàn tất quá trình mua hàng.

Tranh thủ xuất hiện trước tầm nhìn của khách hàng càng nhiều càng tốt. Điều này làm cho họ truy cập vào trang web của bạn nhiều hơn. Từ đó họ sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng để mua hàng.

3.4 Tối ưu hóa chi phí Marketing

Có thể thấy rằng tiếp thị lại sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn khi thực hiện các chiến lược marketing. Bởi vì những quảng cáo này chỉ xuất hiện và phục vụ cho nhóm đối tượng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của bạn cung cấp. Nhờ vậy tỷ lệ nhấp chuột vào các quảng cáo sẽ cao hơn, tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp sẽ không cần tốn nhiều chi phí nhưng vẫn có được lượng traffic khủng.

Remarketing là gì

Các hoạt động remarketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khổng lồ cho các hoạt động marketing khác

4. Những chỉ số đo lường thành công chiến dịch Remarketing

Tùy thuộc vào từng mục tiêu đặt ra của các chiến dịch tiếp thị lại, doanh nghiệp sẽ đo lường kết quả theo những cách khác nhau. Sau đây là một số chỉ số đo lường sự thành công của những chiến dịch này.

4.1 Chỉ số tương tác

Một số doanh nghiệp thực hiện quảng cáo tiếp thị lại tập trung vào lượt tương tác và thu hút nhận thức mà không quan tâm quá nhiều đến việc mua hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng tiếp thị lại để thu hút các khách hàng, hãy chú trọng đến những số liệu sau:

  • Lượt mở email: Người nhận thư có mở email của bạn và đọc nội dung hay không? Một số công cụ hỗ trợ email marketing có thể cho phép bạn xem chỉ số này.

  • Lượt truy cập vào trang web: Traffic vào trang web của bạn khi thực hiện chiến dịch là bao nhiêu?

  • Tỷ lệ nhấp: Khi một người mua hàng truy cập vào website của doanh nghiệp thì họ có thực hiện nhấp vào những trang khác không?

4.2 Chỉ số chuyển đổi

Một số doanh nghiệp khác lại thực hiện các hoạt động remarketing với mục đích gia tăng chuyển đổi và bán hàng cho khách hàng, hãy quan sát chỉ số sau:

  • Đăng ký: Số lượng khách hàng đăng ký khi truy cập vào website hoặc dùng thử sản phẩm/dịch vụ.

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Khách hàng có mua sản phẩm của bạn hay không?

  • Chi phí cho mỗi lần mua lại (CPA): Doanh nghiệp cần chi bao nhiêu tiền marketing để có được khách hàng mua hàng.

Remarketing là gì

Theo dõi chỉ số chuyển đổi để đo lường hiệu suất thành công của chiến dịch tiếp thị lại

5. Phân biệt remarketing và retargeting

Sau khi tìm hiểu về tiếp thị là gì và sự quan trọng của remarketing với doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ phân biệt remarketing và retargeting. Bởi vì đây là 2 khái niệm khác nhau, nếu nhầm lẫn sẽ làm cho chiến lược marketing của bạn bị rối loạn.

Remarketing là gì

Remarketing là gì

6. Kết luận

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng remarketing là một hoạt động rất cần thiết đối với các doanh nghiệp ngày nay. Xu hướng mua hàng của người luôn thay đổi. Vì thế nếu biết cách tiếp thị lại sẽ làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và khả năng quay lại mua hàng của khách hàng.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác về các cách thức marketing trên trang của chúng tôi.

-----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Remarketing là gì

Có thể bạn quan tâm:

Retargeting là gì? Cách thức hoạt động của retargeting trong Marketing

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

SOV là gì? Vì sao doanh nghiệp cần đo lường SOV trong truyền thông?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: