Sự khác biệt giữa Above the line và Below the line là gì?

Cho đến thời điểm hiện nay, hai cụm từ ATL (Above the line), BTL(Below the line) chưa có khái niệm rõ ràng nên thường bị nhầm lẫn khá nhiều. Mọi người thường biết đến đây là các giải pháp để phục vụ cho yếu tố xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người dùng và tăng cường các hoạt động kinh doanh bán hàng hiệu quả.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai khái niệm này? Bài viết dưới đây sẽ giải thích sự khác biệt giữa ATL (Above the line) và BTL (Below the line) để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.

Above the line là gì?

Above the live và Below the line

Above the line (ATL) có mục tiêu chính đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu qua các kênh truyền thông đại chúng

Above the line có thể được viết tắt là ATL, được định nghĩa là các loại hinh Marketing có độ phủ rộng, thường tập trung vào đối tượng “mass audience”. Above the line được sử dụng với mục đích tăng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness), xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua thông tin đại chúng (mass advertising) như TV, radio, Print Ads.

Những hoạt động này thường được do Brand team đảm nhận. Dưới đây là một số tiêu chí để nhận biết về hoạt động Above the line cụ thể như:

  • Những hoạt động chính: Media về truyền thông hình ảnh, Sponsorship (tài trợ), PR (quan hệ công chúng) và những hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh để khắc sâu thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Những công cụ hỗ trợ ATL bao gồm TV, radio, báo giấy, OOH ( out of home - quảng cáo ngoài trời).
  • Đối tượng hướng tới: ATL không nhắm đến một đối tượng cụ thể chi tiết và chính xác 100%. Thông thường, các hoạt động của ATL sẽ truyền tải thông điệp chung đến các tệp đối tượng là tập hợp mẹ của tệp người mua hàng.
  • Cách đo lường ATL hiệu quả: Những chỉ số về độ phủ như reach, tần suất quảng cáo xuất hiện (frequency), GRP - Gross Rating Points (Đơn vị đo lường của việc mua bán thời lượng và không gian quảng cáo).

Below the line là gì?

Above the live và Below the line

Below The Line (BTL) được sử dụng với mục đích tăng sự tương tác trực tiếp đến khách hàng

Below The Line được viết tắt là BTL, được định nghĩa là loại hình Marketing nhắm đến một số đối tượng cụ thể. BTL được sử dụng với mục đích chính tạo ra sự tương tác trực tiếp, tăng sự trung thành của khách hàng, thúc khách hàng tìm hiểu, sử dụng sản phẩm. Mục đích cuối cùng của BTL đó là chuyển đổi khách hàng và được đảm nhận bởi Trade tea, và đội ngũ Sales để tối đa hóa lợi nhuận.

Với những doanh nghiệp làm marketing online, hoạt động BTL được thực hiện bởi team Digital Marketing. Để nhận biết về hoạt động BTL có thể thông qua một số tiêu chí sau:

  • Những hoạt động chính: Hoạt động tại các kênh phân phối người mua hàng trực tiếp như dán biểu ngữ. áp phích, POSM, phát tờ rơi, phát mẫu thử, chương trình ưu đãi. Bên cạnh đó, BTL được áp dụng với các hoạt động digital marketing để hướng tới đối tượng mục tiêu như Search Engine Marketing, Social Media Marketing.
  • Đối tượng hướng đến: Hình thức BTL hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu, đó là những người có tiềm năng mua hàng cao.
  • Cách đo lường hoạt động BTL hiệu quả: Hình thức BT có thể được đo lường chính xác tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian thực hiện chiến dịch như số lượng người truy cập trang web, tương tác (engagement), tỷ lệ click ( click - through rate), tỷ lệ chuyển đổi (conversion), chi phí mỗi lượt click ( cost per click).

Sự khác biệt giữa ATL và BTL trong marketing

Above the live và Below the line

Sự khác biệt giữa ATL (Above the line) và BTL(below the line)

Hiện nay, có nhiều người khá nhầm lẫn về khái niệm ATL và BTL trong marketing. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai khái niệm mô hình này?

Đối tượng hướng tới

  • Mô hình ATL: Hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu tổng thể. Kênh truyền thông sử dụng mô hình ATL có thể tiếp cận cùng lúc số đông người tiêu dùng có cùng mục tiêu. Ví dụ một spot quảng cáo trên tivi có thể được hàng triệu người xem trong cùng thời điểm.
  • Mô hình BTL: Hướng tới nhóm khách hàng ở phạm vi nhỏ hẹp hơn tổng thể nhóm người tiêu dùng chung mục tiêu. Ví dụ tương tác với nhóm trẻ yêu nhạc, yêu nhạc hip-hop là một nhóm mục tiêu nhỏ hơn trong tổng thể nhóm tiêu dùng giới trẻ nói chung.

Mục đích sử dụng

  • Mô hình ATL: Giúp xây dựng hệ thống nhận diện và khuếch trương thương hiệu thông qua việc tạo ra những giá trị cảm tính về chủ đề và tính cách đến với khách hàng.
  • Mô hình BTL: Giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng, tạo ra niềm cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng để thúc đẩy họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm.

Tính tương tác

  • Mô hình ATL: có tính tương tác rất thấp, thông tin về thương hiệu chỉ mang tính một chiều ( từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng)
  • Mô hình BTL: có tính tương tác khá cao, thông tin đa chiều mang đến sự kết nối và tạo sự tương tác giữa marketing với khách hàng.

Đo lường hiệu quả

  • Mô hình ATL: được sử dụng thông qua các kênh truyền thống như tivi, radio, báo, tạp chí nên có thể đo lường được sự tương đối chính xác về hiệu quả của quảng cáo. Tuy nhiên, một số dạng kênh như ngoài trời, OOH rất khó để xác định được.
  • Mô hình BTL: mô hình này được đo lường đầy đủ và chính xác. Cụ thể như số mẫu được phát ra, workshop có bao nhiêu người tham gia.

Nên sử dụng về ATL hay BTL?

Above the live và Below the line

Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng ưa chuộng giải pháp ATL (Above the line)

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam đang chi ngân sách khá lớn cho hoạt động Above the line. Trung bình khoảng 70% chi phí hoạt động marketing được đổ vào ATL. Thông qua đó có thể thấy được mô hình Below the line được sử dụng ít hơn ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, sự khác biệt giữa ATL và BTL đang dần trở nên mờ nhạt hơn theo xu hướng marketing phát triển.

Thông thường, mô hình ATL sẽ thể hiện kỳ vọng, hứa hẹn của thương hiệu hứa hẹn với người tiêu dùng, còn BTL sẽ thuộc về cách mà doanh nghiệp thực hiện các chiến lược đã hứa hẹn trước đó. Mô hình ATL chỉ giúp khách hàng quan sát sản phẩm và dịch vụ tốt hơn trong khi BTL lại thực tiễn hơn bằng những hoạt động trải nghiệm dùng thử.

Tuy nhiên, việc kết hợp của mô hình ATL và BTL sẽ tạo nên hiệu quả lớn hơn so với việc sử dụng hai hình thức một cách riêng lẻ. Bởi vì mục tiêu của marketing cuối cùng đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu với sự tồn tại bền bỉ trên thị trường.

Tìm hiểu về Through the line (TTL)

Above the live và Below the line

Through The Line là giải pháp Marketing với sự kết hợp của ATL và BTL

Through the line được viết tắt là TTL, là một loại hình Marketing còn khá mới mẻ nhưng được áp dụng ở nhiều thương hiệu. Mô hình TTL là sự kết hợp giữa ATL và BTL để thương hiệu có thể tương tác tốt hơn với khách hàng tại nhiều kênh khác nhau và nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, thông điệp ở các mô hình này đều được thống nhất truyền tải. Các hoạt động của Through the line được áp dụng hầu hết ở tất cả các kênh.

Các hoạt động chính của mô hình TTL như quảng cáo bao gồm thông tin đặt hàng cho khách hàng, code giảm giá tích hợp khi tương tác trên mạng xã hội. Mô hình TTL cho phép thương hiệu tiếp cận với khách hàng theo nhiều phương diện, giúp khách hàng tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, khách hàng sẽ xem các quảng cáo truyền hình, nghe đài phát thanh quảng cáo có thể được nhận ở một tờ rơi.

Khi thực hiện mô hình này cần có sự kết hợp giữa brand marketing và trade marketing để giúp thương hiệu khuếch trương, kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Điều đó khiến cho TTL trở nên vô cùng hiệu quả và ngày càng phổ biến.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm ATL (Above the line) và BTL (Below the line). Thông qua đó, bạn cũng đã biết thêm một khái niệm mới đó là TTL (Through the line) để có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm những kiến thức mới về marketing bổ ích cho bạn.

----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Tagline là gì

Có thể bạn quan tâm:

Tagline là gì? Bí thuật giúp bạn xây dựng Tagline nổi tiếng

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

Storyboard là gì? Quy trình xây dựng Storyboard chuẩn như thế nào?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: