Storyboard là gì? Quy trình xây dựng Storyboard chuẩn như thế nào?

Với sự phát triển của mạng xã hội, video Marketing đã trở thành một công cụ Marketing không thể thiếu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sản xuất ra một video marketing phù hợp và hoàn hảo thì doanh nghiệp nên xây dựng Storyboard. Vậy Storyboard là gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm storyboard là gì và quy trình xây dựng storyboard cho video marketing chuẩn.

1. Storyboard là gì?

Storyboard là gì

Storyboard là bảng vẽ chứa đựng nội dung trước khi hoàn tất việc sản xuất quay video

Storyboard được hiểu đơn giản là bảng vẽ chứa câu chuyện mà bạn muốn kể khi quay dựng bất kỳ bộ phim, video nào. Storyboard là bảng phân cảnh một loạt các hình minh họa được hiển thị theo thứ tự. Storyboard được xây dựng với mục đích định trước video, hiển thị trên web hoặc chuỗi các phương tiện tương tác.

Đôi khi Storyboard còn được sử dụng để dự trù một trang web hoặc ứng dụng. Thao tác vẽ Storyboard rất quan trọng trong quá trình làm phim. Bởi vì đối với các hãng phim thì việc lên kịch bản rất quan trọng nhưng để ra ý tưởng cho phân cảnh thì còn quan trọng hơn rất nhiều.

Storyboard sẽ giúp thể hiện toàn bộ các sơ đồ bối cảnh, nhân vật, đường đi và góc máy . Từ đó, người sản xuất có thể quản lý tốt các góc máy, sắp xếp khung hình và đảm bảo không bị thiếu cảnh quay nào trong phim.

2. 3 dạng Storyboard để sản xuất TVC quảng cáo

Storyboard là gì

Những dạng Storyboard để quay TVC quảng cáo

Dưới đây là 3 dạng Storyboard để sản xuất TVC quảng cáo mà bạn nên biết, cụ thể như:

Dạng 1: Storyboard presents

Đây là dạng storyboard được sử dụng với mục đích presents, nghĩa là dành cho việc trình chiếu, thuyết trình để giới thiệu các ý tưởng của công ty sản xuất tvc quảng cáo. Storyboard presents cần được vẽ đẹp và có style khác biệt để thuyết phục Client mua ý tưởng quảng cáo. Một số Agency tạo Storyboard presents với hình ảnh animation, hoặc sicomatic để lúc trình chiếu video cho Client coi.

Từ đó, Client sẽ dễ dàng bị thuyết phục và thấu hiểu câu chuyện của thương hiệu hơn. Storyboard presents thường được các Agency sản xuất TVC quảng cáo chỉnh sửa, mài dũa hoàn hảo cho tới khi ra thành phẩm video.

Dạng 2: Storyboard shooting

Đây là dạng storyboard sản xuất TVC quảng cáo được các nhà sản xuất và đạo diễn đem đến phim trường quay phim. Đối với dạng storyboard này, không cân vẽ quá kỹ, quá màu mè nhưng phải chuẩn từng shot, chuẩn từng góc máy quay phim. Những người vẽ shooting board thường phải ngồi làm việc trực tiếp với đạo diễn để thống nhất về góc máy camera.

Dạng 3: Storyboard cho phim hoạt hình

Đây là dạng storyboard cho phim hoạt hình hoặc sản xuất TVC quảng cáo với 1 phân cảnh được vẽ khoảng từ 50 đến 100 frames. Thời gian thông thường để vẽ 1 phân cảnh sẽ là 1 buổi tối. Dạng storyboard này chỉ cần đầy đủ thông tin mà đạo diễn muốn thể hiện, không yêu cầu hình ảnh quá cao nhưng phải chuẩn từng góc máy.

3. Các hình thức Storyboard hiển thị mà bạn cần biết

Storyboard là gì

Những hình thức hiển thị của Storyboard khác nhau

Tương tự với video có nhiều loại hiển thị, Storyboard cũng có nhiều loại hiển thị khác nhau. Dưới đây là 3 loại hình hiển thị chính của Storyboard mà bạn nên biết:

Traditional Storyboard - Phân cảnh truyền thống

Kịch bản cho storyboard truyền thống sẽ bao gồm một chuỗi ảnh phác thảo vẽ nhanh kèm theo những mô tả chi tiết về nội dung, hình thức quay, thông tin cỡ ảnh, góc máy, âm thanh, lời thoại. Kịch bản traditional storyboard thường được sử dụng trong các đội sản xuất lớn hoặc các nhà làm phim chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, việc miêu tả các yếu tố như hình ảnh và kỹ thuật trong cảnh quay sẽ hỗ trợ đội ngũ sản xuất giảm thiểu các phát sinh. Cụ thể như các vấn đề quay nhưng, thiếu đạo cụ nhằm hoặc tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí sản xuất.

Thumbnail Storyboard - Phân cảnh bằng hình ảnh

Khác xa với các phân cảnh truyền thống, thumbnail storyboard sẽ tập trung vào hình ảnh và lược bỏ các chi tiết kỹ thuật. Những loại hình này sẽ được sử dụng nhiều do các đội sản xuất có nguồn nhân lực nhỏ nhưng có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phim.

Thông thường, họ sử dụng thumbnail storyboard để miêu tả nhanh các ý tưởng về mặt hình ảnh mà không cần phải chú ý chi tiết hay yêu cầu kỹ thuật khi quay.

Digital Storyboard - Phân cảnh vẽ máy

Với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật số đã hình thành nên một loại story mới đó là digital storyboard. Đây là hình thức được sử dụng ngày càng phổ biến và sản xuất nhiều video quảng cáo. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng cuối cùng mà các agency, in-house marketing sẽ có các yêu cầu khác nhau.

  • Pitching: Các cảnh quay cần được miêu tả chi tiết để khán giả dễ hình dung. Một số agency lớn muốn tăng khả năng cạnh tranh đã đầu tư vào việc xây dựng hình ảnh ( sử dụng simatic hoặc animation) với những bản vẽ cực đẹp để gây ấn tượng với client khi đi pitching.
  • Sản xuất phim: Khác với storyboard video marketing, các phân cảnh quay trong phim và TVC không cần các hình ảnh hoa mỹ nhưng yêu cầu các shots và frames được vẽ thật chính xác. Tùy vào mỗi sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất ra các yêu cầu về storyboard khác nhau.

4. Vì sao cần xây dựng Storyboard?

Storyboard là gì

Tầm quan trọng của Storyboard khi quay video Marketing

Dưới đây là một số lý do tại sao cần xây dựng Storyboard trước khi quay bất kỳ video hoặc bộ phim nào.

Dễ dàng chia sẻ ý tưởng

Storyboard sẽ giúp mọi người có cái nhìn chính xác và hiểu được sản phẩm của bạn hơn. Với storyboard không cần câu từ dài dòng, chỉ với việc sử dụng các hình ảnh đã thể hiện được khái quát ý tưởng và nội dung mà bạn muốn truyền tải.

Tiết kiệm thời gian

Khi tạo Storyboard, bạn chỉ tốn ít thời gian để xây dựng phân cảnh phác thảo hoàn chỉnh. Tuy nhiên, storyboard sẽ giúp cho các công đoạn trong quá trình sản xuất phim hoặc video sẽ diễn ra theo trình tự thống nhất. Nếu trong quá trình quay phim hoặc video phát sinh lỗi thì cũng không cần tốn quá nhiều thời gian để quay dựng lại.

Thuận tiện để sản xuất

Khi sản xuất phim hoặc video, bạn nên lập kế hoạch bao gồm hình ảnh, ghi chú liên quan đến toàn bộ kịch bản. Bảng phân cảnh này sẽ giúp cho bạn ghi nhớ được chi tiết thứ tự toàn bộ cảnh quay, chi tiết góc quay. Do đó, quá trình video của bạn sẽ thuận tiện và hoàn toàn tránh được việc bỏ sót cảnh quay.

5. Quy trình sản xuất Storyboard Video Marketing chuẩn

Storyboard là gì

Quy trình sản xuất Storyboard chuẩn gồm 7 bước cơ bản

Dưới đây là quy trình sản xuất Storyboard Video Marketing chuẩn và hiệu quả dựa trên 7 bước cơ bản sau:

Bước 1: Tạo timeline

Một video Marketing sẽ có thời gian trung bình khoảng từ 3-5 phút, hoặc có những video quảng cáo chỉ có độ dài từ 3-6 giây. Do đó, bạn nên biết tận dụng chính xác thời gian trong Video bằng cách thiết lập Timeline. Một timeline cụ thể và rõ ràng có thể được thiết lập từ thời gian Video bắt đầu, thời gian vấn đề xảy ra, thời gian xuất hiện các sản phẩm hoặc CTA.

Bước 2: Xác định phân cảnh quan trọng

Một video Marketing sẽ có thời gian trung bình khoảng từ 3-5 phút, hoặc có những video quảng cáo chỉ có độ dài từ 3-6 giây. Do đó, bạn nên biết tận dụng chính xác thời gian trong Video bằng cách thiết lập Timeline. Một timeline cụ thể và rõ ràng có thể được thiết lập từ thời gian Video bắt đầu, thời gian vấn đề xảy ra, thời gian xuất hiện các sản phẩm hoặc CTA.

Bước 3: Xây dựng kịch bản

Nếu bạn xây dựng video dựa vào đối thoại, lồng tiếng hay kết hợp cả hai, thì các lập lệnh nên phác thảo tất cả được nói ra từ video. Mỗi hình ảnh sẽ có những lời kịch bản tương ứng để phù hợp.

Bước 4: Chọn công cụ Storyboard phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều các công cụ Storyboard phù hợp để bạn chọn lựa như bút, bút màu bút hoặc giấy. Dưới đây là một số công cụ hữu ích để tạo Storyboard như:

  • Công cụ Microsoft Powerpoint hoặc Google Slides.
  • Công cụ thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator và Adobe InDesign.
  • Công cụ thiết kế trên Ipad như Photoshop Sketch.
  • Công cụ tạo Storyboard như Amazon Storyteller hoặc Storyboard.

Lưu ý, khi thiết lập mẫu bảng phân cảnh, bạn cần đảm bảo hình thu nhỏ có cùng kích thước với kích thước của video. Ví dụ tỷ lệ hình vuông hoặc tỷ lệ 4:3 hay 16:9.

Bước 5: Phác thảo hình ảnh

Ban đầu, bạn sẽ bắt đầu làm việc và phác thảo các cảnh của bạn. Với các khả năng mỹ thuật, bạn có thể tìm ra các ký tự và hình nền hoàn chỉnh để sử dụng hình dán cho người và hình dạng hình học dạng đơn giản để mô phỏng.

Bước 6: Chú thích cho mỗi cảnh chi tiết

Storyboard là một công cụ trực quan nhưng cần được thêm các chi tiết không trực quan để có kết quả tốt nhất. Những chi tiết không trực quan như đối thoại, lồng tiếng từ tập lệnh vào trong hình thu nhỏ. Hoặc thêm ghi chú định hướng cho những người làm việc trên video. Ví dụ góc chiếu sáng hoặc góc máy ảnh mong muốn. Số hình thu nhỏ của bạn sẽ không bị xáo trộn.

Bước 7: Thêm hiệu ứng để Storyboard hấp dẫn hơn

Mỗi Video quảng cáo đều sử dụng các đoạn cắt, nhạc nền hay thu phóng để làm nổi bật những hành động nhất định. Do đó, bạn có thể thực hiện thêm các hiệu ứng để nổi bật sản phẩm hoặc thông điệp truyền tải. Đối với Storyboard, bạn chỉ cần thêm phân cảnh nào cần cắt, thêm hay hiệu ứng chuyển tiếp là được.

6. Bật mí những phần mềm tạo Storyboard sáng tạo và độc đáo

Storyboard là gì

Những phần mềm tạo Storyboard độc đáo và sáng tạo

Dưới đây là những phần mềm vẽ Storyboard sáng tạo và độc đáo mà bạn không nên bỏ qua.

Phần mềm Storyboarder

Đây là phần mềm giúp bạn hình dung ý tưởng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, bạn có thể vẽ bối cảnh câu chuyện một cách dễ dàng và chính xác. Công cụ này có thiết kế giao diện đơn giản bao gồm những công cụ để lên Storyboard nhanh và xóa những thứ không cần thiết.

Bên cạnh đó, Storyboarder đã trang bị thêm bảng để bạn có thể vẽ tranh và nhập liệu lên bảng ở bên phải. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với phần mềm dựng phim như After Effect để cho ra những ý tưởng trực quan, liên quan đến.

Phần mềm Boardfish

Đây là một phần mềm được dùng chuyên thiết kế những phân cảnh rõ ràng và giúp bạn lắp ráp được các đối tượng thành bố cục chuyên nghiệp. Nếu bạn vẽ thường hay tạo dựng mô hình 3D thì phần mềm sẽ giúp bạn lắp ráp bố cục toàn cảnh.

Khi sử dụng phần mềm Boardfish, bạn chỉ cần sử dụng thành thạo những thao tác đơn giản như kéo thả hình ảnh từ Finder để tạo bảng. Các bảng sẽ được sắp xếp lại với nhau, xóa hoặc ẩn với chế độ tự động. Ngoài ra, các phần mềm này chỉ định dạng dưới 1 số tệp tiêu chuẩn như JPG, PNG hoặc PDF. Bên cạnh đó, các bố cục còn được tùy chỉnh để lưu dưới dạng mẫu đặt sẵn.

6. Những lưu ý khi tạo Storyboard mà bạn nên biết

Storyboard là gì

Một số lưu ý để tạo Storyboard nhanh chóng và chính xác

Để tạo Storyboard hiệu quả, bạn nên để ý một số lưu ý cụ thể như sau:

  • Đừng nói gì, chỉ khoe ra thôi bằng cách tưởng tượng câu chuyện bạn kể thông qua video có dễ hình dùng cho người xem không.
  • Nội dung logic, mạch lạc: Bên cạnh nội dung logic và mạch lạc thì hình ảnh và video phải nhất quán, logic và phù hợp.
  • Chọn chủ đề: Nếu bạn đang muốn tạo infographic thì hãy thêm biểu đồ liên quan. Còn nếu bạn muốn chạm tới cảm xúc người xem thì hãy mang một câu chuyện, một nhân vật và dẫn dắt người xem vào. Đây là điều sẽ khiến họ cảm thông với câu chuyện của bạn hơn.
  • Chia kịch bản thành những phần nhỏ và đánh dấu phần quan trọng.

Bên cạnh đó, bạn có thể chia kịch bản thành các phần và ghi chú lại những thông tin quan trọng khi tạo Storyboard cụ thể như:

  • Cảnh này sẽ được quay dựng như thế nào, background cho phân cảnh này ra sao?
  • Nhân vật có xuất hiện không, nếu xuất hiện thì hành động và lời thoại như thế nào?
  • Có sử dụng đạo cụ không, nếu có thì nên sử dụng đạo cụ nào phù hợp với khung cảnh.
  • Trên màn hình có chữ xuất hiện không, kích cỡ, màu sắc, vị trí của chữ
  • Thông đẹp bạn muốn truyền tải.
  • Sử dụng các phần mềm vẽ Storyboard để công việc nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian hơn.

7. Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Storyboard là gì và quy trình sản xuất một Storyboard chuẩn và hiệu quả. Đồng thời, thông qua bài viết bạn cũng đã biết thêm một số công cụ để sản xuất Storyboard một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp một số kiến thức quan trọng để bạn có thể tạo ra những Storyboard hấp dẫn

----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Tagline là gì

Có thể bạn quan tâm:

Tagline là gì? Bí thuật giúp bạn xây dựng Tagline nổi tiếng

Lượt reach là gì? Cách tính lượt reach trong marketing

Key visual là gì và cách để tạo key visual nổi bật, bạn biết hay chưa?

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: