Quản lý siêu thị mini là hoạt động quản lý hệ thống kinh doanh của siêu thị nhằm đảm bảo quy trình vận hành siêu thị được diễn ra hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro, giúp chủ doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh cửa siêu thị để có chiến lược giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Một siêu thị mini thông thường sẽ kinh doanh 2000-3000 mặt hàng, mỗi mặt hàng sẽ có số lượng khác nhau, được đặt tại nhiều vị trí khác nhau. Bên cạnh đó mỗi siêu thị mini sẽ có khoảng 3-5 nhân viên bao gồm nhân viên thanh toán, nhân viên kho,... đối với những doanh nghiệp kinh doanh chuỗi siêu thị mini thì số lượng này lại nhân lên gấp nhiều lần. Do đó kinh doanh siêu thị mini sẽ có những khăn như sau:
Kinh doanh minimart đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên nhập hàng để đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng do đó việc kiểm kê hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn nêu không kiểm soát tốt. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi chất lượng và hạn sử dụng của sản phẩm để tách riêng và có cách xử lý nhanh chóng.
Khó khăn khi quản lý sản phẩm, tồn kho
3.2. Quản lý nhân viên
Một cửa hàng cần có 3-5 nhân viên để đảm bảo hoạt động của cửa hàng được diễn ra suôn sẻ và phục vụ nhanh chóng khách hàng vào những giờ cao điểm. Vấn đề các chủ doanh nghiệp băn khoăn là làm sao đảm bảo được sự minh bạch giữa các nhân viên và thông tin truyền tải đến mình là chính xác. Vì bạn không thể thường xuyên có mặt tại cửa hàng nên nhân viên sẽ là người thay bạn làm việc đó, do đó quản lý nhân viên cũng là vấn đề mà người chủ phải chú trọng.
3.3. Quản lý doanh thu, lợi nhuận
Đây cũng là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất mà doanh nghiệp hướng tới. Hoạt động này cần phải cập nhật chính xác và thường xuyên để người chủ có thể nắm được hiệu suất hoạt động kinh doanh của siêu thị để có những giải pháp kịp thời.
4. Cách quản lý siêu thị mini hiệu quả
Nếu doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt những khó khăn kể thì hoạt động kinh doanh siêu thị mini sẽ không còn là vấn đề với bạn. Với giải pháp
quản lý bán hàng của Haravan hoàn toàn có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề này không chỉ với một cửa hàng mà ngay cả chuỗi những cửa hàng.
Nếu bạn đang gặp khó khăn ở vấn đề
quản lý hàng tồn kho thì giải pháp quản lý tồn kho của Haravan sẽ giúp bạn giải quyết nhờ các tính năng như:
- Tính năng tự động đồng bộ tồn kho đa kênh sẽ giúp đồng bộ tồn kho từ tất cả các kênh, tất cả chi nhánh trên một nền tảng duy nhất và tự động cập nhật liên lục khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào.
- Nhân viên dễ dàng xác định sản phẩm sắp nhập kho, sản phẩm mới về, nhập kho theo lô hàng, trả hàng lỗi. Mọi thông tin được quản lý chặt chẽ nhờ tính năng chuẩn hóa nghiệp vụ đặt hàng và nhập kho. Bên cạnh đó hệ thống sẽ hỗ trợ bạn nghiệp vụ chuyển tồn kho linh hoạt nếu bạn có ý định chuyển hàng giữa các chi nhánh, hoặc các trường hợp hoàn, hủy, hàng bị lỗi, mẫu thử.
- Với giải pháp quản lý bán hàng sẽ giúp bạn quản lý tồn kho theo lô - hạn sử dụng, khi thực hiện đơn hàng, hệ thống tự động đề xuất lô sản phẩm phù hợp theo hạn sử dụng gần nhất giúp tối ưu tồn kho.
Quản lý tồn kho bằng hệ thống quản lý bán hàng Haravan
Vấn đề quản lý nhân viên sẽ không còn khó khăn khi bạn sử dụng hệ thống quản lý bán hàng. Thông qua hệ thống bạn có thể chia ca và chốt ca cho nhân viên rõ ràng, quản lý tiền mặt thu chi theo ca chính xác và dễ dàng hơn, tránh nhầm lẫn và thất thoát.
Ngoài ra, giải pháp quản lý bán hàng của Haravan sẽ hỗ trợ nhiều loại báo cáo kinh doanh với nhiều nhu cầu khác nhau, bạn có thể dễ dàng tạo và theo dõi các báo cáo thường xuyên để hiểu rõ tình hình kinh doanh của siêu thị mini, giúp tối ưu hiệu quả vận hành, thúc đẩy tăng doanh thu.
Xem báo cáo định kỳ trên hệ thống quản lý bán hàng Haravan
5. Quy trình quản lý siêu thị mini
Nhìn chung những công việc chính trong quy trình quản lý siêu thị mini bao gồm:
5.1. Thiết lập chính sách bán hàng, tuyển dụng, chính sách phân phối
Những chính sách này sẽ giúp các bộ phận vận hành rõ ràng theo chính sách riêng của bộ phận đó. Dựa vào chính sách rõ ràng bạn có thể đánh giá được nhân viên có đang làm theo chính sách hay không, dễ dàng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
5.2. Lập kế hoạch bán hàng chi tiết
Là một lộ trình các bước trong hoạt động bán hàng, giúp bạn có thể tiếp thị và bán sản phẩm hiệu quả. Kế hoạch bán hàng có thể được thiết lập theo từng tuần, tháng, quý hoặc năm và cần được trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm, thể hiện được tầm nhìn chiến lược giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
Lập kế hoạch bán hàng chi tiết
5.3. Quản lý đội ngũ nhân sự
Là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của siêu thị. Quản lý nhân sự bao gồm những việc như phân chia công việc rõ ràng cho từng vị trí, giám sát hoạt động của nhân sự, đào tạo kỹ năng chuyên môn cho nhân sự,...
5.4 Đánh giá hiệu quả bán hàng
Để biết được doanh nghiệp mình kinh doanh hiệu quả hay không bạn cần phải thường xuyên đánh giá hiệu quả bán hàng dựa vào các báo cáo bán hàng theo tuần, tháng, quý,... Từ đó có những chiến lược kịp thời khắc phục vấn đề, thúc đẩy hoạt động bán hàng, tăng doanh thu.
6. Kinh nghiệm khi quản lý siêu thị mini
Với thị trường kinh doanh đầy tiềm năng như siêu thị mini chắc hẳn sẽ có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ khác nhau, vậy làm sao để có thể kinh doanh thành công và tồn tại bền vững trên thị trường khắc nghiệt này, bạn có thể tham khảo những tiêu chi dưới đây để có thể đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp mình.
6.1. Có quy trình vận hành cụ thể rõ ràng
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần xây dựng cho mình một quy trình vận hành và quản lý cụ thể để đảm bảo các thành viên nắm rõ các đầu công việc và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó nhà quản trị có thể nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện ra những điểm chưa tốt trong quy trình vận hành để có giải pháp giúp tối ưu hơn, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả.
6.2. Đặt quy định chung cho cửa hàng
Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có những quy định chung để doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Các quy định này sẽ được đưa ra dựa trên những đặc điểm trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể đưa ra những quy định chung cho toàn doanh nghiệp và những quy định riêng theo từng bộ phận, tùy theo tính chất công việc của bộ phận đó.
Đặt quy định chung cho cửa hàng
6.3. Đào tạo nhân sự chất lượng
Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc và đưa sản phẩm đến với khách hàng, bên cạnh đó nhân viên cũng là yếu tố mà khách hàng dựa vào để đánh giá doanh nghiệp bạn. Vì vậy việc đào tạo từ kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng giao tiếp, đời sống là hoạt động doanh nghiệp cần chú trọng để tạo nên môi trường với phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
6.4. Phân tích dữ liệu định kỳ
Việc phân tích dữ liệu định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp thống kê được hiệu quả kinh doanh thông qua số lượng hàng bán được, số lượng sản phẩm tồn kho, sản phẩm bán chạy, doanh thu,... từ đó có thể đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả và hạn chế những rủi ro ngay khi phát sinh.
6.5. Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Để quản lý siêu thị mini hiệu quả cần phải sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu chi phí, tối ưu quy trình vận hành mang lại hiệu quả cao và tránh những sai sót khi tính toán và quản lý bằng tay.
7. Kết luận
Bởi những tiềm năng của mô hình kinh doanh siêu thị mini như vậy nên được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp lâu năm và những doanh nghiệp mới liên tục ra đời, bạn cần có những kế hoạch và chiến lược rõ ràng để quản lý siêu thị mini hiệu quả.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và có hiệu quả kinh doanh tốt, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng của Haravan, nhờ những tính năng như quản lý sản phẩm, quản lý nhân viên và báo cáo doanh thu lợi nhuận,...
Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn TMĐT (shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: