Hiện nay, kinh doanh nhà thuốc là lựa chọn của nhiều người. Và các kinh nghiệm mở nhà thuốc được chia sẻ từ chính những người trong nghề sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi bắt đầu.
Bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhà thuốc nhưng chưa biết nên làm gì. Tất cả trước mắt bạn là một mớ hỗn độn những loại thuốc, những chứng chỉ, giấy tờ. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng đó, thì hãy bình tĩnh ngồi xuống đây để đọc những chia sẻ về kinh nghiệm mở nhà thuốc và tìm ra giải pháp gỡ rối cho bản thân nhé.
1. Điều kiện, tiêu chuẩn mở quầy thuốc tây
1.1 Chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy tờ
Thủ tục mở quầy thuốc khiến nhiều người lo lắng vì giấy tờ này liên quan đến pháp luật.
Giấy tờ, thủ tục bao gồm:
Giấy phép kinh doanh: Bạn cần đến Ủy ban nhân dân xã, phường để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh. Các cán bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể và bạn làm theo hướng dẫn để đảm bảo kinh doanh hợp pháp. Và vấn đề giấy phép kinh doanh còn liên quan đến thuế, đến các khâu kiểm tra nên bạn cần chú ý kĩ.
Trình độ người bán: Người bán cần là dược sĩ và có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi cơ quan Y tế. Bạn phải tốt nghiệp đại học trình độ dược và đã có ít nhất hai năm thực hành chuyên môn tại một cơ sở dược nào đó. Nếu kinh doanh quầy thuốc tây mà không có giấy phép hành nghề, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giấy tờ chứng minh tiệm thuốc tây của bạn đáp ứng tiêu chuẩn nhà thuốc: Tiệm thuốc cần đạt chuẩn GPP thì mới được phép hoạt động.
Giấy phép kinh doanh để mở cửa hàng thuốc tây
Chứng chỉ hành nghề dược để mở cửa hàng thuốc tây
1.2 Chi phí mở nhà thuốc tây
Vấn đề vốn mở nhà thuốc là yếu tố khiến nhiều người mới bắt đầu thấy lo lắng. Để không rơi vào trạng thái hoang mang, trước tiên, bạn cần lập kế hoạch các khoản chi phí kinh doanh:
Mặt bằng: Nếu mở quầy thuốc ở nông thôn, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mặt bằng; còn ở thành phố, chi phí này sẽ khá lớn.
Nhập hàng
Cơ sở vật chất: quầy thuốc, gói đựng thuốc, đèn, camera, máy vi tính, biển hiệu,...
Thuê nhân viên (nếu có)
Kế hoạch marketing
Do tính chất khác nhau của địa điểm kinh doanh mà vốn để bắt đầu mở nhà thuốc có thể là vài chục triệu đồng, thậm chí lên đến vài trăm triệu đồng. Tùy điều kiện kinh tế mà bạn sẽ có lựa chọn phù hợp.
Mặt bằng nhà thuốc tây tại địa điểm đông dân cư
1.3 Quầy bán thuốc và trang thiết bị đạt chuẩn
Nhà thuốc đạt chuẩn cần đảm bảo những tiêu chí sau thì mới được cấp phép:
Diện tích của hàng: Tối thiểu là 15m2. Người bán nên thuê mặt bằng ở nơi đông dân cư và thu hút lượng người qua lại lớn.
Không khí: Vì cần bảo quản thuốc nên cửa hàng phải thoáng đãng, sạch sẽ, không ẩm thấp hay có mùi hôi thối. Trần nhà phải được bê tông hóa, tránh nóng để nhiệt độ phòng luôn phù hợp bảo quản thuốc.
Trang thiết bị: Quầy thuốc, khay đếm thuốc, túi đựng cần được đầu tư. Ngoài ra, người bán cần có tủ riêng để cất thuốc gây nghiện hoặc thuốc đặc trị theo quy định.
Công cụ lưu trữ thông tin: Có thể là sổ sách hoặc máy vi tính để người bán nắm rõ vấn đề nhập, xuất hàng. Đặc biệt, khi bán một số loại thuốc đặc biệt, người bán phải ghi chép tên tuổi rõ ràng.
Quầy bán thuốc tây đạt chuẩn
2. Khó khăn khi mở nhà thuốc
2.1 Chi phí để bắt đầu mở quầy thuốc tây
Có rất nhiều đầu mục cần chuẩn bị để mở nhà thuốc. Số tiền tối thiểu, theo khảo sát trung bình rơi vào 100 triệu đồng khi mới bắt đầu. Đây là số tiền không nhỏ nên người bán cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng khi mở quầy thuốc.
Để tiết kiệm chi phí, người bán có thể chọn lựa hình thức góp vốn kinh doanh với bạn bè người thân.
2.2 Nhân sự
Người bán có thể không cán đáng được toàn bộ công việc của nhà thuốc. Và bản thân bạn cũng cần nghỉ ngơi. Việc tìm nhân sự giai đoạn đầu có thể đỡ đần phần nào công việc trong nhà thuốc.
Tuy vậy, việc tìm được một cộng sự tốt để thuê chưa hẳn đã dễ dàng. Phải là người tin tưởng, nhiệt tình, trung thực, không khai khống, không táy máy thì việc kinh doanh của bạn mới có thể đạt hiệu quả tốt.
Nhân sự tại cửa hàng thuốc tây
2.3 Lựa chọn mua hàng của khách
Khách hàng có xu thế chọn hiệu quen. Do đó, thời gian đầu kinh doanh, nhiều khả năng bạn sẽ chưa thể đạt được KPI đề ra. Chưa kể cạnh tranh giá cũng khiến khách hàng lo ngại, nghi ngờ với những “lính mới”.
Điều bạn cần làm đó là chân thành, nhiệt tình và cung cấp cho khách hàng những loại thuốc thật sự giá trị, chất lượng, đúng bệnh. Đừng vì chút lợi nhỏ mà kê thêm quá nhiều thuốc bổ khiến giá thuốc cao hơn thực tế.
Bạn có thể khảo sát giá trong khu vực để biết được lựa chọn của khách hàng. Hãy đánh trúng tâm lí khách hàng để quen hơn với họ.
Khách hàng chọn mua thuốc tại cửa hàng thuốc tây
3. Kinh nghiệm mở nhà thuốc có lời
3.1 Các cách kinh doanh nhà thuốc hiệu quả
Thay vì thuê nhân viên, bạn có thể bán thuốc trong giai đoạn đầu cho đến khi ổn định hơn. Thêm vào đó, không nhập hàng với số lượng lớn để lấy chiết khấu cao ngay từ đầu mà cần nhập hàng chừng mực để nắm bắt tâm lí mua hàng tại khu vực bạn bán hàng.
Nếu mở cửa hàng tại khu vực đông dân thì nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc thông thường như cảm, sốt, tiêu hóa,..Còn nếu mở cửa hàng tại gần bệnh viện, bạn cần chú ý về chuyên môn của viện đó để nhập hàng mang tính tập trung.
Đừng vội nhập quá nhiều thuốc không cần thiết. Bạn cần phải nhập những loại thuốc phổ thông để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh danh mục thuốc phổ thông, hãy bổ sung thuốc tư vấn theo yêu cầu của khách.
Bạn có thể ghi chú lại những loại thuốc mà khách hỏi để có thể bổ sung thuốc đầy đủ nhất. Đừng vội “ôm” thuốc, vừa không bảo quản được, lại không đạt được mục tiêu kinh doanh.
Cần xác định xem cửa hàng thuốc khác đang có những hoạt động gì và họ làm cách nào để thu hút khách. Bạn hãy xem họ đang làm tốt điều gì và điều gì chưa tốt. Nhờ vậy, bạn rút kinh nghiệm cho nhà thuốc của mình trong ngày đầu tập kinh doanh.
Nếu đối thủ thu hút khách hàng bằng việc quen mặt, lâu năm thì bạn cần phải tăng độ nhận diện thương hiệu qua trò chuyện, tiếp xúc với khách hàng xung quanh.
Nghiên cứu đối thủ - hoạt động sinh lời khi mở cửa hàng thuốc tây
3.3 Marketing nhà thuốc qua mạng xã hội
Bạn có thể tổ chức những hoạt động như khuyến mãi, hoặc tư vấn sức khỏe miễn phí cho các khách hàng đến mua thuốc. Đừng chỉ chăm chăm bán hàng mà hãy quan tâm đến người mua và vấn đề của họ. Đặc biệt, tùy theo điều kiện kinh tế của khách, hãy giúp họ tiếp cận với nguồn thuốc phù hợp trong khả năng.
Ngoài ra, bạn có thể marketing nhà thuốc bằng việc tạo lập fanpage, tạo website để tăng uy tín thương hiệu.
Marketing nhà thuốc qua fanpage Facebook
3.4 Quảng bá nhà thuốc qua bên trung gian
Nếu bạn không có chuyên môn quảng bá nhà thuốc nhưng lại mong muốn đạt được hiệu quả kinh doanh thì marketing qua một bên thứ ba sẽ giúp đỡ nhiều cho bạn. Bạn có thể tham khảo hoạt động, chiến lược marketing tại Haravan - Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả nhất.
Tại Haravan, bạn có thể tìm kiếm những dịch vụ marketing phù hợp với thương hiệu nhà thuốc của bạn: Từ việc đăng bài quảng cáo đến việc duy trì hoạt động kết nối với khách hàng. Với những định hình cụ thể từ các chuyên gia, hoạt động của nhà thuốc có thể dễ dàng tiếp cận và tạo thành thương hiệu riêng, đặc biệt.
4. Kết luận
Hy vọng những kinh nghiệm mở nhà thuốc trên đã giúp bạn có được hình dung về hành trình kinh doanh nhiều khó khăn này. Việc mở nhà thuốc chắc chắn sẽ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, nhưng hãy cứ nỗ lực để đạt được mong muốn của bản thân bạn nhé!
>> Xem thêm bài viết liên quan: