Hiệu ứng cánh bướm là gì? Cách ứng dụng vào kinh doanh và marketing

Thuật ngữ "hiệu ứng cánh bướm"cõ lẽ là một cụm từ quen thuộc với nhiều người miêu tả một hiệu ứng tâm lý khá phổ biến. Hiệu ứng này là một công thức chứa đựng các triết lý thú vị, không chỉ có thể xoay chuyển mọi sự vật, hiện tượng mà còn có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề, lĩch vực cuộc sống. Bài viết sau sẽ giải mã chi tiết hiệu ứng cánh bướm là gì, và ứng dụng thực tế của lý thuyết ấn tượng này. Cùng Haravan khám phá ngay nhé!

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

hieuungcanhbuom_HRV

Thuật ngữ cánh bướm là một hiệu ứng tâm lý khá phổ biến diễn tả sự thay đổi lớn

Cụm từ Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) được dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý, là phép ẩn dụ với ý nghĩa: trong cuộc sống, một hành động hoặc quyết định nhỏ tưởng chừng vô nghĩa nhưng có thể sẽ đem tới kết quả không thể tưởng, mang lại kết quả rất lớn thậm chí thay đổi cả lịch sử, tạo nên số phận của một con người hoặc của cả doanh nghiệp.

Khái niệm này được hình thành bởi nhà toán học và khí tượng học về lý thuyết hỗn loạn Edward Lorenz. Vào những năm 1960, Lorenz triển khai mô hình toán học giúp dự báo thời tiết trên máy tính. Trong quá trình nhập dữ liệu, để tính toán nhanh hơn ông đã làm tròn các con số. Thay vì nhập 0,506127, ông đã làm tròn thành 0,506. Mặc dù con số làm tròn rất nhỏ, tuy nhiên kết quả sau khi làm tròn dữ liệu lại khác xa so với kết quả của giá trị gốc ban đầu, ảnh hưởng tới kết quả dự báo thời tiết cuối cùng. Điều này cho thấy một sự thay đổi nhỏ có thể thay đổi một kết quả lớn.

Từ sai lầm này, Lorenz đã nhấn mạnh về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài diễn thuyết của mình.

Và từ đây, Edward Lorenz đã đưa ra khái niệm về hiệu ứng cánh bướm với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể gây ra sự biến đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem qua một vài ví dụ về hiệu ứng cánh bướm dưới đây:

Năm 1907, một nhà môi giới chứng khoán tên là Thomas Lawson đã viết một cuốn sách có tên Thứ Sáu ngày 13, trong đó sử dụng sự mê tín của ngày này nhằm gây ra sự hoảng loạn giữa các nhà môi giới chứng khoán ở Phố Wall. Cuốn sách có tác động đến nỗi lúc bấy giờ, nền kinh tế Mỹ mất khoảng 900 triệu đô la vào ngày này bởi thay vì đi làm, đi nghỉ mát, ra ngoài mua sắm, mọi người lại ở nhà.

Dịch bệnh Covid 19 ban đầu chỉ xuất phát ở một khu vực nhỏ trong thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã coi nhẹ và che giấu thông tin về căn bệnh này. Không ai có thể ngờ rằng Covid-19 đã bùng phát mạnh mẽ và trở thành đại dịch trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn về con người và kinh tế trong suốt thời gian vừa qua.

Có thể thấy, hiệu ứng cánh bướm này chỉ ra những điều tưởng chừng nhỏ bé nhưng biết đâu lại có có thể làm nên lịch sử, thay đổi số phận của nhiều người. Ngày nay hiệu ứng cánh bướm đã được vận dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau.

2. Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

2.1 Tác động của hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

hieuungcanhbuom_HRV

Hiệu ứng cánh bướm mang lại nhiều giá trị cũng như ảnh hưởng rất nhiều đối với doanh nghiệp

Tương tự giống như chú bướm nhỏ tung cánh đập mạnh bay lên cao và tạo ra lốc xoáy, hiệu ứng cánh bướm được áp dụng nhiều trong kinh doanh và mang lại nhiều hiệu quả đáng mong đợi.

Thị trường kinh doanh hiện nay là một môi trường vô cùng phức tạp, không một ai có thể kiểm soát hay dự đoán được tất cả mọi thứ. Chính vì vậy, hiệu ứng cánh bướm lại mang đến những ý nghĩa rất khác nhau. Về tích cực, các doanh nghiệp có thể tận dụng những hành động nhỏ tích cực để tạo nên giá trị lớn trong tương lai. Nhưng về mặt tiêu cực, những động thái nhỏ nếu không thể kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ quả quá nghiêm trọng mà bạn không ngờ đến.

Trong đó, hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh tác động mạnh mẽ đối với 3 đối tượng sau:

  • Đối với người lao động:

Nếu doanh nghiệp đối xử công bằng và tích cực với người lao động của mình, họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn, không ngần ngại đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đối xử không tốt, khiến nhân viên bất mãn, họ sẽ có những hành động gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp như: giảm năng suất lao động, làm việc không chất lượng, phá hoại danh tiếng, gia tăng tỉ lệ nghỉ việc,…

  • Đối với khách hàng:

Khách hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp không thể lường trước được những thiệt hại khôn lường mà khách hàng có thể gây ra. Ví dụ, khi khách hàng có trải nghiệm không tốt về sản phẩm dịch vụ, họ sẽ phản hồi hoặc khiếu nại. Nếu công ty không chịu trách nhiệm và giải quyết hợp lý, khách hàng sẽ có ấn tượng xấu về thương hiệu, thậm chí đưa lên mạng “bóc phốt”, ảnh hưởng tới hình ảnh cũng hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp.

  • Các bên liên quan:

Một trong những “mảnh ghép” không thể thiếu để tạo nên một doanh nghiệp hoàn chỉnh chính là các đối tác, cổ đông. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại đang không nhận định đúng vai trò của các đối tác, cổ đông của mình. Sự không rõ ràng, minh bạch hay sự “phân cấp” trong vai về luôn tạo ra những luồng tiêu cực và lâu dần dẫn đến sự rời đi của các đối tác.

2.2 Ứng dụng thực tế của hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Trong cuốn sách “The Butterfly Effect in Competitive Markets” - Hiệu ứng cánh bướm trong thị trường cạnh tranh, Tiến sĩ Rajagopal viết rằng hầu hết các công ty toàn cầu đang thâm nhập vào các phân khúc thị trường dưới cùng của kim tự tháp bằng cách đưa ra những thay đổi nhỏ về công nghệ, nhận thức về giá trị, chiến lược marketing mix và đồng thời thúc đẩy sản xuất trên quy mô lớn đến mức không thể tưởng tượng được để tạo ra tác động lớn trên thị trường.

Những doanh nghiệp toàn cầu như Procter & Gamble, Kellogg’s, Unilever, NestleNestlé, Apple và Samsung đã thực hiện hiệu ứng này xuyên suốt trong quá trình tăng trưởng kinh doanh của họ. Bằng cách nắm bắt nhịp đập của người tiêu dùng, các công ty này đã thúc đẩy những thay đổi nhỏ trong chiến lược kinh doanh của họ, từ đó tạo ra những thay đổi lớn.

hieuungcanhbuom_HRV

Hiệu ứng cánh bướm được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng phổ biến từ trước đến nay

Những hiệu ứng nhỏ đó được thể hiện trong các chiến lược của họ quan đến sản xuất, giá cả, địa điểm, khuyến mãi, sự phổ biến để giành được thị phần và lợi nhuận cao hơn trong một thời gian ngắn. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, những thay đổi nhỏ không ngừng là cách hiệu quả nhất để tạo ra cơn bão cánh bướm. Những lần lặp lại này giúp người tiêu dùng tương tác trong khi vẫn giữ được bản sắc thương hiệu.

3. Những ví dụ cụ thể về hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Nhật Bản – Toyota được xem là một ví dụ điển hình nhất. Có thể bạn chưa biết thì người “khai sinh” ra thương hiệu này thực tế lại là một người thợ mộc. Trong một chuyến công tác đến Mỹ, Sakichi Toyoda đã nhận thấy rằng đất nước cờ hoa có rất nhiều ô tô trong khi đó quê hương của ông thì lại không. Với lòng tự tôn của một người Nhật, khi trở về ông đã quyết tâm tự sản xuất ra những chiếc xe “Made in Japan”. Tất nhiên, khởi nguồn ban đầu cũng không dễ dàng chút nào. Nhất là khi lúc bấy giờ “Made in Japan” cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm chất lượng kém, không thể sánh bằng các sản phẩm đến từ thị trường Mỹ hay Châu âu.

Nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ thì có đến nay Toyota đã trở thành một thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới và là niềm tự hào của người dân Nhật Bản.

hieuungcanhbuom_HRV

Với những nổ lực mạnh mẽ, cha đẻ của hãng xe Toyota - ông Sakichi Toyoda đã tạo ra thành công thương hiệu ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới

Hay tại Hàn Quốc, ông chủ hãng xe hơi Huyndai – Chung Ju Yung cũng mang đến một nguồn cảm hứng bất tận cho những chủ đề được thảo luận về ý chí, kinh doanh, sự thay đổi của mọi người. Đây được coi là “cánh bướm” đã giúp thay đổi cả nền kinh tế của Hàn Quốc, trở thành động lực để biết bao doanh nhân phấn đấu.

hieuungcanhbuom_HRV

Ông Chung Ju Yung - cố chủ tịch tập đoàn Huyndai cũng mang là nguồn cảm hứng to lớn cho quốc tế về ý chí kinh doanh của ông

Còn tại Mỹ, một thương hiệu nổi tiếng cũng được bắt đầu một ý tưởng được mọi người coi là “điên rồ” của Steve Job – Apple cũng đã trở thành một thương hiệu đang đứng trên đỉnh cao của sự thành công.

hieuungcanhbuom_HRV

Steve Job - cha đẻ của Apple, người biến một ý tưởng tưởng chừng điên rồ thành phát minh vĩ đại.

4. Bài học rút ra từ hiệu ứng cánh bướm khi ứng dụng vào kinh doanh

Chúng ta có thể bắt gặp được rất mô hình thành công từ những câu chuyện về hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh. Tuy nhiên, như đã đề cập, hiệu ứng cánh bướm có thể mang lại cả những điều tích cực và tiêu cực. Vì vậy, sau đây là những lưu ý được rút ra từ lý thuyết này

4.1 Một hành động nhỏ có thể mang lại kết quả lớn

hieuungcanhbuom_HRV

Những hành động nhỏ mỗi ngày có thể giúp doanh nghiệp bạn trở nên thành công hơn.

Đây chính là bài học đầy ý nghĩa mà bạn có thể vận dụng được từ chính hiệu ứng cánh bướm của Edward Lorenz. Hiệu ứng cho ta thấy rằng từ hành động nhỏ lại có thể mang đến kết quả lớn, vì vậy đừng chăm chăm vào những mục tiêu lớn mà bỏ qua những giá trị nhỏ đem lại lợi ích quan trọng. Trong kinh doanh, cơ hội có thể đến bất kỳ lúc nào và bất kỳ đâu. Điển hình như việc bạn chăm chỉ ngày ngày tương tác với khách hàng qua Facebook, cập nhận thông tin sản phẩm của mình một cách chi tiết nhất. Dần dần sau đó thương hiệu của bạn trong nhận diện của khách hàng sẽ được rất rõ ràng, họ sẽ sẽ nghĩ ngay hình ảnh thương hiệu của bạn thông qua những thông điệp quen thuộc.

4.2 Con người luôn đóng vai trò cốt lõi

hieuungcanhbuom_HRV

Con người là chìa khoá quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Như đã đề cập đến ở phần trên, hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh tác động mạnh mẽ ở 3 đối tượng là người lao động, khách hàng và các bên liên quan. Có thể thấy rằng, con người luôn là khía cạnh quan trọng nhất đối với học thuyết này. Vì vậy, bạn cần phải đánh giá đúng vai trò của họ trong từng khía cạnh, vấn đề.

Con người mới là giá trị mà chúng ta khai thác đến cuối cùng, nhân viên tài giỏi, gắn bó với công ty – khách hàng thân thiết, mang đến nhiều lợi ích – đối tác, các bên liên quan xây dựng được mối quan hệ hợp tác hướng đến lợi ích chung, cùng nhau phát triển. Tóm lại, sự ảnh hưởng của các chủ thể này là rất lớn đối với doanh nghiệp.

4.3 Thái độ tích cực, không bỏ cuộc chính là chìa khóa thành công

hieuungcanhbuom_HRV

Một thái độ tích cực sẽ dẫn đến sự thịnh vượng của cả doanh nghiệp

Thái độ tích cực và không ngại thất bại được coi là cốt lõi mang đến sự thành công đối với hiệu ứng tâm lý này. Nếu như ông chủ của hãng Toyota không giữ cho mình một thái độ tích cực, cùng sự quyết tâm mang đến những chiếc xe hơi của riêng người Nhật có lẽ sẽ không có sự ra đời của một thương hiệu có tầm ảnh hưởng đến ngày hôm nay.

Dù là người lãnh đạo hay một nhân viên cấp dưới, tất cả đều cần theo đuổi thành một tấm gương cho thái độ tích cực. Khi mọi người đều mang đến điều này, cùng hướng đến mục tiêu chúng thì những kết quả tốt đẹp sẽ luôn đợi chờ ở phía dưới. Hay đơn giản, nhân viên luôn giữ thái độ tích cực, vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng thì họ cũng sẽ mang đến một thái độ thoải mái và dễ chịu nhất và điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp

5. Những “cánh bướm” tạo nên làn gió ấn tượng cho nền kinh tế Việt

Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam, không khó để chúng ta tìm thấy những “cánh bướm” mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thành công vang dội, có thể kể đến:

Điển hình có thể đến Nguyễn Hà Đông – cha đẻ của trò chơi Flappy Bird đã gây sốt không chỉ tại riêng Việt Nam và trở thành niềm tự hào của chúng ta. Chính từ “cánh bướm” này đã tạo thành động lực rất lớn, thôi thức được các bạn trẻ theo đuổi ngành lập trình, tự tạo ra những “sản phẩm” đỉnh cao cho thị trường Việt.

hieuungcanhbuom_HRV

Nguyễn Hà Đông và trò chơi Flappy Bird do anh thiết kế

Vinasoy, thương hiệu này được khởi thành khi đậu nành vẫn là một loại thực phẩm bình dân, không có nhiều giá trị. Nhưng cho đến nay kết quả mà doanh nghiệp này đạt được chính là ước mơ của biết bao doanh nhân, TOP 5 công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất trên thế giới. Chỉ tính riêng về mức độ nhận diện tại thị trường Việt thì đây luôn là cái tên xếp TOP 1, từ những sản phẩm có nguồn gốc rất bình dân trở thành một thương hiệu có giá trị tầm cỡ quốc tế.

hieuungcanhbuom_HRV

Vinasoy - thương hiệu sữa đến từ Việt Nam

Hay có thể kể đến Vinfast - câu chuyện về kỳ tích của ngành ô tô Việt. Vinfast đã thực hiện thành công cho giấc mơ xe của người Việt sau hơn 30 mươi năm. Được xây dựng từ những khát khao đưa thương hiệu xe đầu tiên của người Việt Nam vươn tầm thế giới, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã thành công cho ra mắt những dòng xe ô tô được sản xuất và lắp ráprắp hoàn toàn tại Việt Nam. Hơn nữa, doanh nghiệp đã thành công xuất khẩu lô xe ô tô điện đầu tiên sang Mỹ. Đây được coi là một chỉ dấu quan trọng của ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam.

hieuungcanhbuom_HRV

Ông Phạm Nhật Vượng và những nỗ lực không ngừng đưa xe ô tô Việt Nam ra với thế giới

6. Hiệu ứng cánh bướm trong Marketing

Hiệu ứng cánh bướm cũng được xem là một trong bảy hiệu ứng tâm lý thường được áp dụng trong Marketing. Hiện nay, các phương tiện truyền thông chính là công cụ giúp hiệu ứng cánh bướm trong Marketing hoạt động hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh này, thực hiện tạo những nội dung độc đáo để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.

Một yếu tố quan trọng là sự tương tác giữa người tiêu dùng và nội dung tiếp thị. Hiệu ứng cánh bướm có thể tăng cường nếu người tiêu dùng tìm thấy nội dung thú vị, hấp dẫn và có liên quan đến sở thích, nhu cầu của họ. Khi người tiêu dùng cảm thấy kết nối và tương tác tích cực với nội dung, khả năng chia sẻ và lan truyền thông điệp tăng cao.
Ngoài ra, mạng xã hội không chỉ đơn thuần là một phương tiện truyền thông, mà còn là một cộng đồng trực tuyến. Hiệu ứng cánh bướm trong Marketing cũng có thể được kích hoạt thông qua sự tương tác và kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng. Khi người dùng chia sẻ, bình luận, hoặc tương tác với nội dung tiếp thị trên mạng xã hội, họ có thể tạo ra một sự lan truyền dạng chuỗi và tác động đến các thành viên khác.

Tuy nhiên, khi áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong Marketing, bạn không thể đoán trước hay kiểm soát kết quả. Vì vậy, hãy đảm bảo mọi hoạt động tiếp thị, quảng cáo của bạn có chủ đích tốt, phù hợp với các giá trị thương hiệu và được thực hiện đúng cách để phát huy tối đa sức mạnh từ hiệu ứng tâm lý này.

hieuungcanhbuom_HRV

Hiệu ứng cánh bướm được áp dụng rộng rãi qua các chiến dịch Marketing

7. Kết luận

Hiệu ứng cánh bướm thực sự chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc, cùng với những giá trị ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, marketing và cả đời sống. Vì thế, việc hiểu được ý nghĩa và kiến thức cơ bản về Hiệu ứng cánh bướm là gì là điều rất cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn và có thể áp dụng thành công hiệu ứng tâm lý này!

---------------------------------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Quảng cáo ngoài trời OOH là gì? Các mẫu biển quảng cáo đẹp hiện nay

26/12/2022 MKT Nhi

Cách mua hàng nội địa Trung Quốc về bán chất lượng, nhanh chóng

26/12/2022 MKT Nhi

Internet marketing là gì? Các kiến thức về Internet marketing mới nhất

26/12/2022 MKT Nhi