Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao đồng nghĩa với việc hàng loạt các shop kinh doanh mỹ phẩm ra đời. Tuy nhiên, không phải mô hình kinh doanh mỹ phẩm nào cũng thành công và chiếm được niềm tin của khách hàng. Để cửa hàng của mình có thể tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển thì bạn cần nắm được những kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm hiệu quả.
1. Lợi ích và khó khăn khi lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm
Cũng như các lĩnh vực khác, quá trình kinh doanh mỹ phẩm cũng có những lợi ích và khó khăn riêng. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
1.1 Lợi ích khi kinh doanh mỹ phẩm
Nhu cầu mỹ phẩm trên thị trường đang tăng cao: Khi xã hội ngày càng phát triển và văn minh, kinh tế cũng dư dả hơn khiến cả đàn ông và phụ nữ đều có nhu cầu muốn làm đẹp.
Nguồn hàng mỹ phẩm phong phú: Hiện nay, ngoài những mặt hàng mỹ phẩm trong nước thì bạn cũng có thể lựa chọn những thương hiệu uy tín từ nước ngoài để kinh doanh.
Dễ dàng tiếp cận khách hàng: Hiện nay, ngoài lựa chọn mở cửa hàng offline thì chủ cửa hàng có thể tiếp cận khách hàng qua các hình thức online phổ biến như: kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, thông qua website riêng hoặc các nền tảng mạng xã hội để bán hàng và quảng bá thương hiệu.
Kinh doanh mỹ phẩm rất có tiềm năng phát triển trên thị trường hiện nay
1.2 Khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm
Nguồn hàng thiếu đảm bảo: Khi nhu cầu sử dụng tăng lên nhanh chóng dẫn đến tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường. Vì vậy, rất khó để người bán và người mua có thể phân biệt được hàng thật và hàng giả.
Thiếu hiểu biết về mỹ phẩm: Để lấy được niềm tin của khách hàng và nâng cao uy tín cửa hàng, bạn cần nắm rõ các kiến thức liên quan đến mỹ phẩm từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt, bạn cần hiểu rõ thành phần và công dụng của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác.
Chưa có kế hoạch quản lý rõ ràng: Mỗi loại mỹ phẩm sẽ có những đặc điểm riêng. Vì vậy, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi quản lý bán hàng mỹ phẩm mỗi ngày. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là sử dụng phần mềm bán hàng thông minh để nâng cao hiệu quả quản lý.
2. Các mô hình kinh doanh mỹ phẩm thường gặp
Để bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 mô hình phổ biến hiện nay:
2.1 Kinh doanh mỹ phẩm online
Là mô hình kinh doanh được nhiều người ưa chuộng, nhất là các mẹ bỉm, nội trợ hay nhân viên văn phòng, bởi có thể khởi nghiệp mà không cần quá nhiều vốn hay mất thời gian tìm kiếm mặt bằng. Bạn có thể tiếp cận khách hàng nhanh chóng thông qua việc đăng bài trên facebook cá nhân, hội nhóm, tạo trang bán hay “mở cửa hàng” trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada…
Song, để phát triển kinh doanh mỹ phẩm online thuận lợi, đòi hỏi người bán cần xác định đúng đối tượng khách hàng, tìm kiếm nguồn hàng đa dạng, chính hãng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và chú trọng đầu tư marketing online lẫn khâu chăm sóc khách hàng để tăng sức cạnh tranh. Thêm vào đó, nên kết hợp xây dựng trang web để gia tăng uy tín thương hiệu, từ đó dễ dàng mở rộng phân khúc khách hàng hơn.
2.2 Nhà phân phối mỹ phẩm
Thay vì phải chủ động đi tìm kiếm nguồn hàng, bạn có thể trở thành nhà phân phối cho các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thị trường. Nhờ độ phủ sóng rộng rãi của hãng mỹ phẩm có tiếng, mô hình kinh doanh này có thể mang về cho bạn mức lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tuyệt đối các tiêu chí khắt khe để duy trì thương hiệu, có chính sách phân phối rõ ràng, thống nhất giá cả giữa đôi bên… Đồng thời, có nguồn tài chính vững để duy trì vận hành và hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Từ đó gia tăng cơ hội đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng và đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn.
2.3 Nhà bán lẻ mỹ phẩm
Bán lẻ là mô hình kinh doanh mỹ phẩm cũng được áp dụng phổ biến, tiêu biểu như Hasaki, Guardian, Watsons, Thegioiskinfood… Mô hình này cho phép bạn chọn nhiều hơn một thị trường ngách và bán các sản phẩm từ nhiều công ty khác nhau.
Là một nhà bán lẻ mỹ phẩm, bạn có thể bán đa dạng mặt hàng từ nhiều thương hiệu khác nhau.
Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị một nguồn tài chính lớn mạnh, để đảm bảo nhập được số lượng lớn hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bạn cần chọn địa điểm có đối tượng khách hàng thích hợp để mở cửa hàng, đông đúc người và có nhiều chỗ đậu xe. Đừng quên giữ vệ sinh cửa hàng sạch sẽ, ngăn nắp và đào tạo nhân viên tư vấn niềm nở, thân thiện để giữ chân khách hàng trung thành.
3. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Nguồn vốn là yếu tố đầu tiên mà bạn cần xác định trước khi kinh doanh mỹ phẩm. Dưới đây là những khoản phí bạn cần phải bỏ ra:
3.1 Chi phí thuê địa điểm
Là khoản chi phí cố định mà bạn cần chi trả hàng tháng nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm offline, dao động khoảng từ 4-10 triệu mỗi tháng, phụ thuộc vào địa điểm và thành phố mà bạn lựa chọn. Nếu số vốn có hạn thì bạn có thể lựa chọn kinh doanh online để tiết kiệm khoản chi phí thuê địa điểm.
3.2 Chi phí nhập hàng mỹ phẩm
Thông thường, chi phí nhập hàng mỹ phẩm sẽ nằm trong khoảng từ 50 đến 100 triệu đồng, chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư. Khoản chi phí này còn phụ thuộc vào thương hiệu mỹ phẩm mà bạn định kinh doanh.
Chi phí nhập hàng mỹ phẩm thường chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư
3.3 Chi phí thuê nhân viên
Nếu quy mô cửa hàng khá lớn thì bạn có thể tuyển thêm 1-2 nhân viên để hỗ trợ và san sẻ công việc. Nhân viên cửa hàng mỹ phẩm cần đáp ứng các yêu cầu như: ngoại hình ưa nhìn, làn da đẹp và am hiểu về mỹ phẩm càng tốt. Mức lương cơ bản để thuê nhân viên hiện nay khoảng 3-5 triệu/người, phụ thuộc vào kinh nghiệm và thời gian làm việc của mỗi người.
3.4 Chi phí trang trí cửa hàng
Đối với mặt hàng mỹ phẩm, việc trang trí cửa hàng là một bước khá quan trọng giúp khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín cửa hàng. Nếu bạn lựa chọn mô hình kinh doanh mỹ phẩm offline thì bạn cần đầu tư khoảng 8-10 triệu để trang trí cửa hàng mỹ phẩm.
3.5 Chi phí dự trù duy trì hoạt động
Trong 3 tháng đầu kinh doanh, thời gian hoàn vốn sẽ khá chậm. Ngoài những khoản chi phí cần thiết trên, bạn cần bỏ ra một khoản vốn khoảng 50 triệu để dự phòng nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. Khoản tiền này được sử dụng cho các chi phí cố định hàng tháng như: điện, nước, internet, lương nhân viên và nhập thêm hàng hoá bổ sung vào kho hàng.
Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay
4. Bỏ túi 15 kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, đạt doanh số ‘ngàn đơn’
Sau khi có ý định bán hàng, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ lưỡng các kiến thức liên quan. Dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 14 kinh nghiệm để kinh doanh mỹ phẩm đạt hiệu quả cao nhất nhất với doanh số ngàn đơn.
4.1 Đảm bảo uy tín hàng đầu khi kinh doanh mỹ phẩm
Mỹ phẩm là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của con người. Vì vậy, hầu hết khách hàng sẽ chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để sử dụng những mặt hàng mỹ phẩm có chất lượng tốt. Uy tín cửa hàng là yếu tố quan trọng, trực tiếp quyết định nhu cầu mua sắm của khách hàng. Chỉ cần bạn khẳng được uy tín của cửa hàng thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng thì khách hàng sẽ tìm đến bạn mà không quan tâm quá nhiều đến giá thành.
4.2 Có kiến thức và chứng chỉ hành nghề
Đặc thù của kinh doanh mỹ phẩm là khách hàng thường mong muốn được người bán tư vấn về thông tin sản phẩm phù hợp với làn da trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn nên tìm hiểu và trau dồi những kiến thức cần thiết về mỹ phẩm và làn da thông qua các khóa đào tạo về chăm sóc da.
Sau khóa học, bạn có thể nắm vững kiến thức để dễ dàng tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng dựa vào tình trạng làn da của mỗi người. Đồng thời, còn nhận được các chứng chỉ hành nghề uy tín, từ đó tạo dựng niềm tin tưởng cho khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm.
4.3 Xác định đối tượng khách hàng rõ ràng
Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu chính là cách để bạn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh phù hợp. Bạn cần đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Khách hàng là ai? Nam hay nữ? Trẻ hay già? Thu nhập cao hay thấp? Tần suất mua sắm như thế nào?. Dựa vào những thông tin đó, bạn có thể lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với tệp khách hàng của mình nhất.
>> Đọc thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng tiềm năng?
4.4 Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh mỹ phẩm
Tiếp theo, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường tại thời điểm đó để lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Bạn cần tính toán mức độ cạnh tranh, tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm cũng như hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng đối thủ. Đây là bước giúp bạn tìm cách tạo điểm nhấn cho cửa hàng và lựa chọn chiến lược quảng bá đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, giúp cửa hàng mỹ phẩm của bạn tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu.
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn tổng hợp được những ưu điểm và nhược điểm của họ
4.5 Kinh doanh mỹ phẩm trên nhiều nền tảng khác nhau
Hiện nay, ngoài mô hình kinh doanh mỹ phẩm trực tiếp tại cửa hàng thì bạn có thể kết hợp bán mỹ phẩm trên các nền tảng khác nhau trên mạng xã hội. Một số nền tảng phổ biến đang được nhiều shop sử dụng như: Facebook, Zalo, Instagram... Đây là cách giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng thêm doanh thu cho cửa hàng mỹ phẩm. Đồng thời, bạn cũng có thể tiến hành chạy quảng cáo sản phẩm ngay trên các nền tảng này một cách dễ dàng.
>> Xem ngay: Omnichannel, cơ hội và thách thức cho người bán hàng đa kênh?
4.6 Thường xuyên tổ chức chương trình kích thích mua hàng
Đây là một cách kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Một số chương trình kích thích nhu cầu mua hàng mà bạn có thể tham khảo như: thẻ tích điểm, giảm giá khi mua từ 2 sản phẩm trở lên, tặng thẻ mua hàng miễn phí... Tuy nhiên, bạn cần phải tính toán, lựa chọn phù hợp để tránh gây lỗ vốn.
>> Đọc ngay: Loyalty Program là gì? Tại sao phải xây dựng Khách hàng thân thiết
4.7 Kết hợp với beauty blogger để tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Có rất nhiều cửa hàng thường kết hợp với các beauty blogger để quảng bá và nâng cao uy tín cho thương hiệu. Đây là cách làm tăng mức độ tin tưởng của khách hàng về các sản phẩm mỹ phẩm của bạn. Tuy nhiên, sau khi mời beauty blogger dùng thử sản phẩm thì bạn cũng cần trả một khoản phí cho quá trình hợp tác đó.
4.8 Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Tuyển dụng nhân viên bán hàng tại các cửa hàng mỹ phẩm thường khó hơn các cửa hàng kinh doanh lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, bạn cần dành thời gian đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu, đồng thời thắt chặt mối liên hệ giữa nhân viên với cửa hàng tạo nên một môi trường làm việc năng động và thân thiện.
4.9 Cung cấp mỹ phẩm phù hợp theo mùa
Đặc điểm làn da của mỗi người sẽ thay đổi theo từng mùa để thích nghi, phù hợp với độ ẩm trong không khí. Vì vậy, bạn cũng cần cung cấp các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng được tư vấn đúng sản phẩm cần tìm để cải thiện làn da vào thời điểm đó thì mức độ uy tín của cửa hàng sẽ được nâng cao. Điều này sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút được tệp khách hàng lâu năm.
Kinh doanh mỹ phẩm theo mùa để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng
4.10 Giữ chân khách hàng cũ thông qua cửa hàng offline
Mặc dù kinh doanh theo hình thức online sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kết nối lâu dài với khách hàng thì nên mở một cửa hàng offline để giữ chân khách hàng tốt hơn. Nếu được quan sát một cách trực tiếp thì khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng cửa hàng của bạn hơn. Đồng thời, quyết định mua hàng offline cũng sẽ diễn ra nhanh hơn online, giúp tăng doanh thu cho cửa hàng của bạn.
4.11 Kết hợp livestream bán hàng để thu hút khách hàng
Livestream bán hàng là cách được rất nhiều cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm lựa chọn hiện nay. Chỉ cần một chiếc điện thoại rõ nét cùng hệ thống ánh sáng và không gian phù hợp là bạn đã có thể trực tiếp tư vấn sản phẩm cho khách hàng của mình. Phương pháp này vừa tăng doanh thu kinh doanh cho cửa hàng, vừa giúp bạn quảng cáo cửa hàng một cách dễ dàng.
4.12 Điều chỉnh giá thường xuyên
Giá cả của từng sản phẩm sẽ thay đổi liên tục phụ thuộc vào thời điểm và số lượng nhập hàng, đặc biệt là các mặt hàng mỹ phẩm. Đôi khi cùng một thời điểm, cùng sản phẩm nhưng bạn để giá bán quá thấp so với các shop khác lại khiến khách hàng nghi ngờ chất lượng sản phẩm của cửa hàng bạn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên điều chỉnh giá thành sản phẩm để không ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng và lợi nhuận kinh doanh mỹ phẩm.
4.13 Đảm bảo đúng hẹn với khách hàng
Hãy luôn nhớ rằng, khách hàng là thượng đế. Bạn cần tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách giao hàng đúng hẹn, trả lời kịp thời kết hợp với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Thỉnh thoảng bạn cũng nên tổ chức mini game hoặc chương trình khuyến mãi để tri ân khách hàng thân thiết và tìm kiếm tệp khách hàng mới.
4.14 Quảng cáo tiếp thị bán hàng
Khi đã hoàn thiện các bước trên, bạn cần xây dựng các chiến lược quảng bá, tiếp thị bán hàng phù hợp với cửa hàng như: phát tờ rơi, quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội,... Thông qua việc quảng cáo, sản phẩm sẽ tiếp cận được nhiều và đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hơn, bằng cách tăng nhận thức về sản phẩm, lợi ích, độ nhận diện thương hiệu… từ đó họ dễ dàng đưa ra quyết định mua và tăng lợi nhuận hiệu quả.
Quảng cáo tiếp thị mỹ phẩm cho phép doanh nghiệp có được nhiều khách hàng hơn, do đó làm tăng vòng quay kinh doanh.
4.15 Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng, doanh thu hiệu quả
Hiện nay, rất nhiều cửa hàng lựa chọn sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng để giảm thiểu các đầu việc không cần thiết. Các công cụ hỗ trợ đấy sẽ giúp bạn theo dõi đơn hàng, kiểm soát tồn kho từ đó tự động tạo báo cáo doanh thu và lợi nhuận mỗi ngày một cách nhanh chóng. Từ đó, chủ cửa hàng có thể tập trung vào việc phát triển và mở rộng quy mô cửa hàng.
>> Đọc ngay: Phần mềm quản lý bán hàng mỹ phẩm không thể bỏ qua
Với phần mềm bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel, bạn sẽ dễ dàng quản lý tập trung và vận hành marketing nhanh chóng tại một trang: Tra cứu và xử lý đơn hàng rất dễ dàng, đơn hàng sau khi được duyệt sẽ được tự động chuyển sang nhà vận chuyển phù hợp, đồng thời gửi xác nhận đến khách hàng. Quy trình đặt hàng và vận chuyển diễn ra nhanh chóng hơn giúp khách hàng càng hài lòng và tin tưởng lựa chọn cửa hàng của bạn. Quản lý tồn kho hiệu quả, báo cáo số lượng chi tiết, tránh thất thoát không đáng có. Kiểm soát dòng tiền thu chi theo từng kênh đảm bảo chính xác. Mọi giao dịch xử lý qua cổng thanh toán đều được báo cáo trực tiếp ngay trên trang quản trị. Tạo các chương trình khuyến mãi theo từng kênh, nhằm tăng hiệu quả marketing.
Cùng nhiều tính năng nổi bật khác. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY. Đừng chần chừ mà bỏ lỡ giải pháp này, bạn có thể ĐĂNG KÝ trải nghiệm dùng thử ngay hôm nay!
|
Kinh doanh mỹ phẩm đòi hỏi bạn phải là một người am hiểu những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực làm đẹp. Đấy là điều quan trọng nhất giúp bạn có thể thành công trên con đường kinh doanh. Đồng thời, bạn cần nghiên cứu và nắm bắt được những kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả để tránh tổn thất tinh thần và thiệt hại tài chính.
>> Bài viết liên quan: