Setup là gì? Chia sẻ quy trình setup nhà hàng chuẩn

Chắc hẳn trong chúng ta khi mới tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng sẽ luôn thắc mắc với các thuật ngữ trong nghề, ví dụ như setup là gì? Không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc này và quy trình setup nhà hàng chuẩn sẽ như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Setup là gì?

Các tiêu chuẩn setup nhà hàng chuẩn

Setup là một thuật ngữ mang ý nghĩa là sắp đặt và chuẩn bị, bố trí một thứ gì đó. Nó là từ đã khá quen thuộc trong lĩnh vực Nhà hàng - khách sạn, tại đây nó mang nghĩa thiết lập và sắp xếp công việc từ tìm địa điểm đến các bố trí cửa hàng, lên món ở bàn ăn…

2. Tầm quan trọng của việc setup nhà hàng?

Setup nhà hàng được xem là khâu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng để có thể đưa nhà hàng vào quy trình vận hành và kinh doanh một cách bài bản, hạn chế các rủi ro và vấn đề phát sinh.

Ví dụ khi xây dựng sẽ cần trải qua các công đoạn như: Nghiên cứu thị trường, thuê mặt bằng kinh doanh, mua đồ dùng, lên thực đơn,...Vì thế, nếu không có khâu setup thì sẽ không bao quát được quá trình và kế hoạch, dự kiến cụ thể, không may có thể gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh và mất nhiều chi phí. Bạn có thể tham khảo người đi trước hoặc các dịch vụ tư vấn setup nhà hàng để thực hiện.

3. Quy trình setup nhà hàng hiệu quả từ đầu

Chuẩn bị kỹ kế hoạch trước khi setup nhà hàng

3.1 Trang bị kiến thức

Bất kể khi bạn bắt đầu một công việc nào đó thì việc trang bị kiến thức cho bản thân là điều rất quan trọng, để có thể thực hiện quy trình setup nhà hàng thì bạn cần các kiến thức chuyên môn như:

  • Quản lý tài chính, tính toán lợi nhuận
  • Kiến thức về ẩm thực
  • Kỹ năng quản lý, đào tạo cho nhân viên
  • Kỹ năng truyền thông

Nếu có thể thì hãy tích lũy cho mình những kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc thực tế thì sẽ tốt hơn nhiều, nó còn giúp bạn có được nền tảng để xử lý công việc. Vì thế hãy luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức để luôn đổi mới và bắt kịp xu hướng thị trường.

3.2 Xác định thị trường mục tiêu

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống và nhu cầu của mọi người đều tăng cao, họ luôn hướng đến những món ăn ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng. Điều này đòi hỏi những nhà hàng phải thay đổi liên tục để đáp ứng được khách hàng một cách tốt nhất.

Mỗi người đều có một khẩu vị và sở thích riêng nên bạn cần xác định rõ được nhóm khách hàng tiềm năng chính của mình, từ đó sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh và cách setup nhà hàng. Bạn hãy phân nhóm khách hàng để lên chiến lược, tất nhiên một nhà hàng dành cho học sinh, sinh viên không thể phát triển giống như nhà hàng dành cho những người trung tuổi.

Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây để phân loại:

  • Khu vực: Hãy phân chia khách hàng theo từng vùng miền, khu vực sống, tỉnh thành,... để xác định được mô hình kinh doanh phù hợp
  • Tâm lý khách hàng: Phân chia khách hàng thành các nhóm khác nhau như hành vi mua sắm, thói quen, sở thích,... để suy ra được họ thích những món ăn như thế nào và làm hài lòng họ.
  • Nhân chủng học: Phân chia các đối tượng khách hàng dựa trên các yếu tố như tuổi tác, giới tính, công việc và thu nhập,...
  • Bước này sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch cụ thể và chắc chắn nhằm phát triển và cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường.

3.3 Lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn và thuê địa điểm cần phụ thuộc vào bạn đang có số vốn là bao nhiêu và loại hình nhà hàng mà bạn dự định mở là gì. Nếu lựa chọn địa điểm đẹp và rộng thì giá thuê sẽ cao, bên cạnh đó nhà hàng của bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng với thu nhập cao hơn.

Đây bước nên cân nhắc kỹ trong quy trình setup nhà hàng vì nó có liên quan đến việc kinh doanh sau này. Bạn có thể dựa vào các câu hỏi sau để đưa ra quyết định:

  • Tình hình dân cư và giao thông ở địa điểm đó thế nào?
  • Những người dân xung quanh khu vực đó có phù hợp với tệp khách hàng của bạn không?
  • Giá tiền thuê mặt bằng kinh doanh có phù hợp với ngân sách của bạn không?
  • Xung quanh khu vực đó có nhiều đối thủ cạnh tranh khiến bạn bất lợi không?

3.4 Bố trí không gian và thiết kế nhà hàng

Một nhà hàng có không gian rộng và bố trí gọn gàng, sạch đẹp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Hãy phân chia từng khu vực riêng biệt như khu chế biến, khu bếp, khu dự trữ, khu phòng ăn,...

Bạn có thể thuê người có chuyên môn để thiết kế một không gian phù hợp và lựa chọn đồ nội thất cho cửa hàng sao cho thật bắt mắt và sang trọng. Thông thường thì khu vực dành cho khách ăn uống sẽ chiếm khoảng 50 - 60% diện tích cửa hàng, 30% dành cho khu vực chế biến và nấu ăn, phần còn lại sẽ là khu dự trữ hàng hóa.

Hãy trang trí và lựa chọn thêm đèn chiếu sáng để khiến nhà hàng có một không gian ấm cúng hơn. Phong cách nhà hàng mà bạn lựa chọn sẽ phải phù hợp với đối tượng khách hàng bạn đang hướng tới. Ví dụ như nhà hàng bình dân sẽ có phong cách khác với nhà hàng sang trọng.

Điều bạn cần làm là lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp với phong cách của nhà hàng cũng như làm cho khách hàng cảm thấy thư thái, dễ chịu khi dùng bữa. Bên cạnh đó hãy kết hợp thêm chút âm nhạc để giúp khách hàng khi thưởng thức bữa ăn có cảm giác thư thái, dễ chịu hơn

3.5 Lên thực đơn

Thực đơn chính là chìa khóa giúp bạn phát triển trong lĩnh vực nhà hàng. Sở hữu những món ăn độc đáo, ngon và mang hương vị đặc trưng với giá cả phù hợp với đối tượng khách hàng sẽ là lợi thế giúp bạn vượt xa hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đối tượng khách hàng chính và loại hình nhà hàng để lên một thực đơn chuẩn chỉnh như menu các món Pháp, món Việt, món Hàn,...Hãy tìm hiểu và thu thập những ý kiến từng người xung quanh và nhờ họ đánh giá các mẫu món ăn trước khi thực hiện.

Ngoài ra hãy chú ý đến các chi phí lấy nguyên liệu để đảm bảo nguyên liệu. Nếu bạn các món ăn của nhà hàng là 100% thì chi phí nguyên liệu chỉ nên ở khoảng 35% là phù hợp nhất. Vì ngoài khoản phí này, bạn còn cần các khoản chi khác như tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, hóa đơn điện nước…

3.6 Tuyển nhân viên

Tùy thuộc vào mô hình nhà hàng để thuê số lượng nhân viên phù hợp, nhưng ở mức cơ bản sẽ là nhân viên phục vụ, lễ tân, phụ bếp, bếp trưởng, kế toán,...Hãy lên kế hoạch và đăng tin tuyển dụng, nhớ ghi đầy đủ mô tả công việc và phúc lợi dành cho nhân viên.

3.7 Chiến lược marketing và quảng bá

Bên cạnh việc tập trung phát triển chất lượng món ăn và dịch vụ chăm sóc khách hàng thì chiến lược quảng bá, marketing cũng không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Hãy xây dựng chiến lược truyền thông để thu hút được lượng lớn khách hàng và giúp họ biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Đi kèm theo đó là những thông điệp của nhà hàng để truyền tải tới khách hàng và lấy được sự trung thành của họ.

4. Setup bàn tiệc trong nhà hàng

Theo các xu hướng gần đây thì phong cách nhà hàng ăn uống được chia thành 2 loại: đó là Châu Âu hoặc Châu Á. Mỗi phong cách sẽ có cách setup khác nhau, tạo nên từng điểm nhấn riêng.

4.1 Cách setup bàn tiệc kiểu Châu Âu

Cách setup bàn tiệc kiểu Châu Âu rất linh hoạt, nó có thể thay đổi theo thời gian (trưa hoặc tối) để có kiểu setup khác nhau. Những nguyên tắc cơ bản để setup bàn tiệc chuẩn Âu đó là:

  • Đĩa ăn đặt chính giữa từng vị trí ngồi, đĩa salad được đặt trên đĩa ăn, đĩa bánh mì sẽ đặt ở góc bên trái.
  • Khăn ăn đặt phía trên đĩa, được gấp gọn gàng hoặc gấp theo kiểu.
  • Bên trái đĩa ăn chính: Đặt nĩa ăn, nĩa ăn tráng miệng, nĩa ăn salad
  • Bên phải đĩa ăn chính: Thìa ăn, thìa ăn súp, lưỡi dao (quay về phía đĩa).
  • Ly đặt ở góc bên phải, thứ tự sắp xếp sẽ là ly uống nước, ly rượu vang, ly champagne theo thứ tự từ trong ra ngoài.

4.2 Cách setup bàn tiệc kiểu Á

Bàn tiệc kiểu châu Á

Bàn tiệc kiểu Châu Á thường dùng loại bàn tròn và các lưu ý như:

  • Chén: Đặt 5 chén theo cụm hình vòng cung
  • Đĩa kê: Đường kính khoảng 18 – 20cm, đặt chính diện với ghế ngồi của khách.
  • Đĩa ăn: Đường kính khoảng 12 – 15cm, đặt trên đĩa kê.
  • Ly: Đặt phía trước đĩa kê, hướng về bên phải.
  • Khăn: Đặt lên đĩa ăn hoặc trên miệng ly, có thể gấp gọn gàng, hoặc theo đặc trưng của nhà hàng.
  • Đũa: Cách đĩa kê khoảng 2cm, đặt trên đồ gác đũa.
  • Thìa: Đặt cách đũa khoảng 2cm về bên phải.
  • Lọ gia vị (muối, tiêu), lọ tăm, lọ hoa trang trí: đặt ở giữa bàn.

4.3 Cách setup tiệc buffet

Bàn tiệc Buffet

Mô hình nhà hàng buffet đã khá quen thuộc với rất nhiều người, cách setup bàn tiệc này cũng rất đặc biệt.

  • Tùy thuộc từng nhà hàng sẽ có các đặt bàn đồ ăn khác nhau, có thể đặt giữa phòng hoặc sát tường để khách có thể dễ dàng lấy đồ ăn, lối đi cũng rộng rãi hơn và dòng người sẽ dễ dàng di chuyển.
  • Bàn đồ uống nên được đặt riêng, tách biệt với khu để đồ ăn. Cách sắp xếp này giúp cho khách hàng có không gian đặt đĩa đồ ăn và lựa chọn đồ uống.
  • Đặt đĩa ăn ở đầu bàn tiệc hoặc gầm bàn ăn để khách dễ dàng nhìn thấy. Lưu ý, bạn không nên chồng đĩa quá cao, tránh tình trạng bị đổ và rơi vỡ
  • Dọn các món ăn theo trình tự món nguội trước và đến món nóng, để món ăn chính (thường là món nóng) không bị nguội trước khi khách kịp thưởng thức.
  • Dụng cụ ăn uống và khăn lau nên đặt ở một góc riêng..

4.4 Cách setup bàn tiệc cưới

Bàn tiệc dành cho lễ cưới

Tiệc cưới sẽ tiếp đón một lượng lớn khách đến ăn và tổ chức chỉ trong khoảng 1 buổi đến 1 ngày nên phải chuẩn bị nhanh chóng và hợp lý:

Dọn nhà hàng và trang trí hội trường, sắp xếp bàn ăn

  • Phủ 2 lớp khăn lên bàn, đầu tiên là một tấm khăn lót, tiếp đến là lớp khăn phủ. Khi trải lên bàn cần căn đều các góc và ủi phẳng.
  • Bày dụng cụ ăn uống, chén dĩa lên bàn ăn theo tiêu chuẩn của nhà hàng và có thể theo yêu cầu của khách hàng ( kiểu Á hoặc kiểu u)/
  • Tùy lượng khách mà bạn nên cân nhắc sử dụng loại bàn ăn gì: kiểu bàn tròn hoặc bàn vuông, bàn chữ nhật. Mỗi kiểu bàn sẽ phù hợp với không gian và phong cách của bữa tiệc.

5. Tổng kết

Trên đây là chia sẻ về khái niệm setup là gì và những kinh nghiệm quy trình setup nhà hàng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định mở nhà hàng và học hỏi thêm về lĩnh vực này để thành công hơn trong công việc.
---------------------------------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Cách thu thập, xử lý và trả lời phản hồi của khách hàng

22/12/2022 MKT Nhi

Triết lý kinh doanh là gì? 3 cách thức xây dựng triết lý kinh doanh

23/12/2022 MKT Nhi

Các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay tại Việt Nam

30/12/2022 MKT Ngoc Anh