Shopee là gì? Ebook Kinh nghiệm kinh doanh Shopee hiệu quả từ A-Z

Shopee là gì? Chắc hẳn còn rất nhiều người chưa hiểu hết về khái niệm này. Bên cạnh đó, những thông tin chi tiết như mô hình kinh doanh của Shopee và ưu, nhược điểm của nó là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra trong bài viết này, Haravan có biên soạn Ebook: Cẩm năng xây dựng và bán hàng trên Shopee từ con số 0 cho người mới bắt đầu miễn phí dành tặng cho quý khách hàng. TẢI MIỄN PHÍ NGAY ở bên dưới nhé!

1. Shopee là gì? Giới thiệu về công ty Shopee

Sàn thương mại điện tử Shopee

Sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử hot nhất hiện nay. Đây cũng được xem như một trung tâm mua sắm lớn với đa dạng những sản phẩm, là nơi kết nối giữa nhà bán hàng và người mua. Khi dùng Shopee, người bán chỉ cần tạo cửa hàng và đăng tải các thông tin về sản phẩm mà họ bán để người mua có thể lựa chọn online mà không cần trực tiếp phải xem qua cửa hàng.

Ebook bán hàng trên Shopee

TẢI MIỄN PHÍ EBOOK NGAY

2. Shopee của nước nào?

Được thành lập bởi tập đoàn SEA của Forrest Li ở Singapore vào năm 2015. Shopee là một đối thủ đáng gờm đối với các sàn thương mại điện tử khác với hơn 160 triệu người sử dụng dịch vụ, 6 triệu nhà bán hàng và 7000 thương hiệu lớn nhỏ. Shopee đã có mặt ở 7 quốc gia khu vực Châu Á như Singapore, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Shopee đã đạt danh hiệu top 3 sàn thương mại điện tử có “Thương hiệu tốt nhất tại Việt Nam” vào năm 2021 và đứng thứ 5 trên toàn thế giới.

3. Ai là người sở hữu Shopee?

Hình ảnh logo Shopee

Hình ảnh logo Shopee

Nhà sáng lập Shopee chính là tỷ phú Forrest Li, ông sáng lập nên Shopee vào năm 2015. Tên thật của ông là Lý Tiểu Đông, ông sinh năm 1977 tại Trung Quốc. Tên Forrest Li được ông chủ của tập đoàn SEA chọn theo tên nhân vật chính trong bộ phim kinh điển của Mỹ là Forrest Gump.

4. Shopee gia nhập vào thị trường Việt Nam khi nào?

Sau 1 năm thành lập, Shopee chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam vào 8/2016. Hiện tại, ông Pine Kyaw là CEO của Shopee Việt Nam. Với mục tiêu ban đầu là mở rộng mạng lưới tại thị trường Việt Nam và chưa hướng đến thu phí người dùng, Shopee đã dần đạt được thành công như mong đợi. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu đã tạo ra những đột phá trên nền tảng này, nhà phát triển đã cố gắng tạo ra những thay đổi trên nền tảng và hoàn thiện những phiên bản cũ. Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 và đầu tư vào các chương trình hỗ trợ bán hàng để nâng cao hiệu quả cho các nhà bán hàng trên Shopee.

5. Mô hình kinh doanh của Shopee là gì?

Mô hình thương mại điện tử của Shopee

Mô hình thương mại điện tử của Shopee

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Shopee ban đầu là C2C - Consumer to Consumer, mô hình C2C của Shopee là mô hình kinh doanh giữa cá nhân với cá nhân. Tuy nhiên, mô hình B2C của Shopee đã được mở rộng - Business to Consumer, mô hình này mua bán giữa doanh nghiệp và cá nhân, tại đây Shopee đứng ra với vai trò trung gian.
Shopee luôn có chính sách giám sát chặt chẽ các nhà bán hàng trên sàn để luôn đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm. Bên cạnh đó những thương hiệu chính hãng còn được lên chế độ Shopee Mall để nâng cao độ uy tín và chất lượng sản phẩm được đánh giá cao.

6. Các mặt hàng được bán trên Shopee là gì?

Nếu là người tiêu dùng thường xuyên trên Shopee chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với câu nói “Gì cũng có - Mua hết ở Shopee”. Danh sách sản phẩm được bán trên Shopee rất đa dạng. Tất cả những gì bạn cần đều có thể được tìm thấy trên Shopee, từ Giày dép, quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử, mỹ phẩm, hay đến cả phương tiện,... cũng có nhà bán hàng trên Shopee. Với mức giá đa dạng theo từng phân khúc, phù hợp với mọi người, mọi độ tuổi và tầng lớp.
Một điểm giúp người dùng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm trên sàn đó là nếu xuất hiện có vấn đề về hàng hóa và bị người dùng báo cáo lên Shopee, cửa hàng và sản phẩm đó sẽ được Shopee xem xét kỹ lưỡng xem có đủ tiêu chuẩn để tiếp tục buôn bán trên sàn hay không. Nếu thông tin báo cáo là chính xác, shop này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn.

7. Shopee cung cấp những hình thức thanh toán nào?

Hình ảnh giao diện ví Shopee Pay

Hình ảnh giao diện ví Shopee Pay

Các hình thức thanh toán trên Shopee có thể kể đến như:

Bất kỳ phương thức thanh toán nào cũng đều được Shopee bảo vệ quyền lợi khi sử dụng. Ví dụ như nếu bạn gặp một sản phẩm kém chất lượng và muốn đổi trả hàng, sau khi đổi trả thành công, tiền sản phẩm sẽ được hoàn lại vào Ví Shopee Pay, hay bạn vừa đặt một đơn đã thanh toán bằng thẻ nhưng muốn hủy cũng sẽ được hoàn tiền ngay vào ví.

8. Ưu/ Nhược điểm của Shopee gồm những gì?

Ưu điểm:

  • Giao diện được thiết kế thân thiện với người dùng, dễ sử dụng kể cả đối với người mới.
  • Shopee luôn có các chính sách bảo vệ quyền lợi của cả người bán và người mua.
  • Hỗ trợ phí vận chuyển cho người dùng, dễ dàng theo dõi hành trình đơn hàng.
  • Nhiều voucher giảm giá, chương trình khuyến mãi hàng tháng.
  • Thời gian giao hàng nhanh 1-3 ngày đối với trong nước và 5-7 ngày đối với quốc tế.
  • Sản phẩm, dịch vụ đều có giá cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử khác.
  • Phương thức thanh toán tiện lợi

Nhược điểm:

  • Vẫn xảy ra các vấn đề như thất lạc hàng hóa
  • Hình thức đổi trả còn phức tạp, người mua tự thanh toán phí vận chuyển
  • Nhiều sản phẩm trên Shopee chưa được thông qua xử lý nên không có nguồn gốc rõ ràng
  • Khi mua hàng, người mua cần xem độ uy tín của Shop, xem đánh giá sản phẩm của người trước đó nên cần có kinh nghiệm mua hàng

9. Tổng kết

Trên đây là bài viết giải thích về Shopee là gì và những thông tin chi tiết về nó như mô hình thương mại điện tử của Shopee. Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin hữu ích này lại để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và bắt đầu yên tâm mua sắm hoặc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee.

---------------------------------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Quảng cáo Shopee

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Các cách lên xu hướng TikTok hiệu quả cho người kinh doanh online

14/11/2022 MKT Nhi

|Ebook| Tổng quan về xu hướng, thách thức, chiến lược đo lường SEO 2023

28/11/2022 Trần Hoàng Ngọc Tâm

Ebook Cẩm nang tăng trưởng bán hàng trên Lazada hiệu quả từ A-Z

07/12/2022 Trần Hoàng Ngọc Tâm