Sau mùa sale 9.9. của các sàn Thương mại điện tử vừa qua, Shopee có số lượt truy cập website lên tới hơn 72 triệu người dùng. Điều này có thể thấy, Shopee là một thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ hoạt động trong mùa dịch vừa qua. Hơn hết, sau giãn cách, kinh doanh trên Shopee sẽ còn bùng nổ hơn rất nhiều. Việc tăng traffic trên Shopee sẽ giúp cho nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả hơn. Sau khi gian hàng hoạt động hiệu quả, các sản phẩm đều ra đơn hàng và có lượt đánh giá từ người mua. Điều này sẽ thu hút được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Dưới đây là những bí kíp để tăng traffic trên Shopee cho nhà bán hàng mà Haravan tổng hợp.
1. Traffic trên Shopee là gì?
Tìm hiểu khái niệm Traffic Shopee là gì
Traffic là thuật ngữ trong SEO (Search Engine Optimization) mô tả số lượt người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn. Và traffic hay lưu lượng truy cập cao hơn cũng là tín hiệu giúp chủ shop có kết quả tốt hơn trong quá trình SEO.
Traffic trên Shopee hiểu đơn giản là lượng người dùng tương tác, truy cập vào gian hàng của chủ shop trên Shopee. Nếu gian hàng thu hút được nhiều lượt khách hàng chú ý, quan tâm, bấm vào xem sản phẩm thì sẽ được Shopee đánh giá tốt, từ đó mà lượt tương tác cũng cao lên. Khi gian hàng của bạn có lượt Traffic Shopee cao thì đó sẽ tiền đề tốt giúp phát triển kinh doanh hiệu quả, lâu dài và mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn.
2. Tại sao gian hàng lại cần Traffic trên Shopee
2.1 Lợi ích của việc tăng Traffic Shopee
Như đã đề cập ở trên, Traffic trên Shopee là lượt truy cập của người dùng vào gian hàng của bạn. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp gian hàng của bạn tạo được ấn tượng và độ uy tín cao trong lòng người dùng.
Không chỉ dừng lại ở đó, Traffic Shopee cũng giúp mang lại cho chủ shop những lợi ích như:
- Thúc đẩy doanh số, gia tăng lượng đơn hàng nhờ vào lượng khách hàng đông đảo
- Mang lại hiệu quả cao hơn khi chạy quảng cáo Shopee Ads
- Cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng sản phẩm khi người dùng nhập vào thanh tìm kiếm
- Lượt traffic cao đồng nghĩa với việc nhiều khách hàng sẽ biết đến gian hàng của bạn
- Tăng tần suất phủ sóng của gian hàng trong phần đề xuất sản phẩm liên quan/sản phẩm tương tự/có thể bạn cũng thích của Shopee
- Tạo sự tin tưởng và độ uy tín cao cho chủ shop với khách hàng cũng như với hệ thống AI của Shopee.
Việc tăng traffic mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng mục đích chung của nó vẫn là tăng hiệu quả bán hàng, thức đẩy doanh số và mang đến lợi nhuận cao, ổn định cho nhà kinh doanh.
2.2 Một số nguyên nhân khiến lượt Traffic bị giảm
Một số nguyên nhân khiến Traffic trên Shopee bị giảm
Không chỉ đối với các gian hàng mới, mà gian hàng cũ vẫn phải tiếp tục tăng traffic. Bởi, lượng Traffic Shopee hoàn toàn có thể bị tụt xuống.
Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến khiến cho lượt Traffic Shopee bị tụt nghiêm trọng như:
- Không có kinh nghiệm chạy quảng cáo hoặc chạy nhưng không hiệu quả
- Chạy quảng cáo không đúng từ khóa quan trọng để thu hút người mua, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượt traffic truy cập vào gian hàng
- Sản phẩm bị lỗi thời, không bắt kịp xu hướng hoặc không phù hợp để sử dụng ở thời điểm hiện tại.
- Gian hàng để chịu phạt sao quả tạ do vi phạm tiêu chuẩn hay quy định của Shopee
3. Cách để tăng Traffic trên Shopee, ra đơn hiệu quả
3.1 Tham gia và đẩy mạnh chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Chương trình tiếp thị liên kết là một hình thức tiếp thị bán hàng phổ biến và đang được ứng dụng rộng rãi của các sàn Thương mại điện tử. Trong đó có hai sàn đẩy mạnh chương trình này: Shopee và Lazada. Đối tượng tham gia chương trình bao gồm người bán và cộng tác viên bán hàng (từ 18 tuổi trở lên). Người tham sẽ lấy link của các sản phẩm trên Shopee, sau đó tạo một link liên kết để đi quảng bá trên các kênh xã hội, website… Nếu có đơn hàng thành công từ các link liên kết đó, người bán/ CTV sẽ nhận được hoa hồng từ Shopee. Những chiến thuật tối ưu hóa chương trình Affiliate Marketing:
Hiện nay có nhiều nền tảng trực tuyến để người bán có thể sử dụng làm tiếp thị cho sản phẩm/ gian hàng của mình trong việc tăng lượng truy cập và tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng hiệu quả. Tuy nhiên, trên mỗi nền tảng thì sẽ có những cách để xây dựng nội dung, cách truyền tải đến khách hàng là khác nhau.
Nếu tiếp thị liên kết trên Facebook, Zalo,.... thì nội dung cần tạo sự tương tác, hấp dẫn và tạo ra sự khan hiếm. Chủ shop nên đưa các mã khuyến mãi, ưu đãi với các thông điệp để kêu gọi khách hàng phải mua hàng ngay nếu không sẽ hết thời hạn hoặc mất lượt;
Đối với nội dung trên Youtube: chủ shop nên tập trung vào những tính năng chính của sản phẩm. Bởi khi khách bỏ thời gian để xem các clip dài, mục tiêu của họ nhằm muốn tìm hiểu về những lợi ích, chất lượng và có phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của họ hay không. Chính vì vậy, chủ shop nên tập trung vào việc giới thiệu chi tiết về sản phẩm. Ngoài ra, việc đăng Clip lên Youtube, chủ shop sẽ nhận được một giá trị lâu dài và bền vững, video sẽ được đón nhận lượt xem mãi cho về sau, do đó, bạn không nên tạo clip đăng khuyến mãi hay PR về một chương trình có thời hạn ngắn mà nên tập trung vào cung cấp thông tin, tính năng sản phẩm của gian hàng.
Tham gia các nội dung trên Youtube
- Nếu chủ shop muốn tạo kênh Tik Tok, chủ shop nên để link shop vào phần Bio (giới thiệu) để khách truy cập vào nếu click vào kênh tiktok của bạn. Với các kênh tik tok, nội dung ngắn gọn và tập trung vào mục tiêu cung cấp ‘Review’ cho khách hàng.
Gắn link shop vào phần Bio
- Sử dụng KOLs để truyền bá sản phẩm cho Shop. Một điều cần lưu ý cho chủ shop, khi tìm kiếm KOLs, bạn không nên quá tập trung vào lượt follow hay số lượt view. Bởi có những trường hợp, lượt view lên tới vài triệu nhưng clip đó không tạo ra sự chuyển đổi, nghĩa là không hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, tăng traffic cho gian hàng của bạn. Lý do có thể clip đó chỉ phù hợp với tính chất giải trí cho người xem chứ không mang đến một giá trị cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Vậy nên, chủ shop nên cân nhắc và hãy tìm những bạn KOLs có thể tạo được sự chuyển đổi, nên làm việc với các KOLs không quá nổi tiếng để tối ưu ngân sách nhưng vẫn có traffic và có đơn hàng. Để đánh giá hiệu quả của KOLs có thể mang lại cho gian hàng, chủ shop cần thương lượng với người làm KOLs về việc có trách nhiệm xuất bản báo cáo chương trình tiếp thị liên kết từ Shopee. Với trường hợp KOLs đó chưa tham gia chương trình liên kết của Shopee, chủ shop nên tự tạo link liên kết và đưa cho KOLs.
3.2 Tăng Traffic trên Shopee cùng Shopee Live & Shopee Feed
Shopee Live & Shopee Feed cũng là những công cụ để nhà bán hàng tăng traffic cho gian hàng của mình. Đối với Shopee Feed, người bán có thể đăng hình ảnh hoặc Clip tương tự như nền tảng Instagram. Còn Shopee Live, người bán có thực hiện livestream để giới thiệu sản phẩm của mình tới người mua. Một điểm nổi bật của Shopee Live chính là người mua có thể đặt hàng ngay trong chính Livestream mà không cần phải thoát ra ngoài. Chủ shop nên tận dụng sự tiện lợi về chức năng này cho người mua hàng.
Với Shopee Feed, để tăng tỷ lệ chuyển đổi và có đơn hàng, ngoài đăng hình ảnh review từ khách hàng, chủ shop có thể tận dụng các clip từ KOls đã review trên tiktok để up lên Shopee Feed, điều này sẽ mang đến một sự chuyển đổi rất cao và tối ưu được ngân sách cho người bán.
Với Shopee Live, nhiều nhà bán hàng đang gặp vấn đề về kỹ năng livestream và cách để tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, đây là kỹ năng có thể luyện tập được, bạn có thể bật chế độ only me để tự cải thiện. Chủ shop có thể tận dụng các chương trình Flash Sale để vừa live vừa giới thiệu về sản phẩm đang sale. Bên cạnh đó, khi live bạn nên nói chuyện thoải mái với khách hàng và đừng nói quá nhiều về sản phẩm. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với việc livestream.
Tăng Traffic thông qua Shopee Live & Shopee Feed
Ngoài ra, chủ shop nên đặt tên cho buổi livestream thu hút khách hàng, tuy nhiên chủ đề không nên quá thổi phồng vấn đề mà nên mang đến cho khách hàng trải nghiệm thực tế và đúng với nội dung bạn sẽ live.
Về mặt kỹ thuật thì chủ shop nên chuẩn bị điện thoại có cấu hình tốt, còn nếu live bằng máy tính thì nên có webcam để đảm bảo độ rõ hình ảnh. Ngoài ra thì cần đầu tư thêm background và đèn livestream để mang đến cho khách hàng trải nghiệm chân thực và hình ảnh đẹp mắt hơn.
Thời gian livestream cố định một khung giờ, mình sẽ được đánh giá cao về lượt hiển thị. Về lâu dài thì sẽ có lượng người mua đón chờ chủ shop live vào khung giờ đó. Tuy nhiên, vào những thời điểm có chiến dịch thì nên livestream thường xuyên để đẩy mạnh traffic cho sản phẩm/ gian hàng của mình.
3.3 Tăng traffic trên Shopee với Công cụ quảng cáo
Hiện tại, Shopee đang hỗ trợ nhà bán hàng chạy 2 loại quảng cáo chính: Quảng cáo tìm kiếm (đấu thầu từ khoá) và quảng cáo khám phá. Vậy thì làm sao để chạy quảng cáo hiệu quả để tăng traffic trên Shopee?
Trước tiên, chủ shop cần phải chọn đúng sản phẩm để chạy quảng cáo. Sản phẩm chọn có tỷ lệ đánh giá số bán cao, nhiều lượt mua hàng và có nhiều đánh giá. Có một điều trên Shopee chủ shop cần lưu ý, chính là nếu một sản phẩm bị một sao thì sau đó, giá thầu của sản phẩm đó sẽ tăng vọt. Do đó, ngoài việc am hiểu về kỹ thuật quảng cáo, người bán cần chăm sóc tốt gian hàng và cung cấp sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, cần chăm sóc khách hàng thật chu đáo như gửi thư tay cảm ơn, mang lại thiện cảm cho khách và thu được những đánh giá tốt từ khách hàng.
>> Đọc thêm: Bí quyết tăng doanh thu, ra đơn hiệu quả mùa dịch với Quảng Cáo Trên Shopee
3.4 Sử dụng phần mềm tăng Traffic Shopee có trả phí
Nếu bạn đang có nguồn tài chính dồi dào và có mong muốn phát triển kinh doanh lâu dài trên Shopee thì bạn có thể lựa chọn hình thức kéo Traffic có trả phí. Đây là hoạt động đấu thầu từ khóa và nhà kinh doanh sẽ trả tiền trực tiếp cho Shop Ads để thu hút người dùng truy cập vào gian hàng của mình.
Hiện nay, phương pháp đang được nhiều nhà kinh doanh sử dụng để kéo Traffic trên Shopee. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc và lựa chọn những đơn vị uy tín để tránh mất tiền oan.
3.5 Tham gia các chương trình Flash Sale
Những chương trình Flash Sale là những ngày chủ kinh doanh có được doanh thu tốt nhất, vậy nên đừng ngần ngại sử dụng nó để tăng Traffic Shopee. Hầu như, ít mỗi tháng Shopee đều sẽ có một sự kiện hay chương trình Sale. Bạn có thể đăng ký tham gia chương trình hoặc tham gia các gói khuyến mãi sẽ giúp lượng traffic tăng cao hơn.
Một số chương trình Flash sale giúp kéo traffic Shopee tốt nhất cho các gian hàng mới bạn có thể tham khảo là: App Push Notification, EDM Banner, Brand sales slots, Freeship 50K Shopee mom’s Club, Deal 1K, Deal 99K, Mua kèm 0đ, Shopee mall, Livestream, khuyến mãi phí vận chuyển,…
3.6 Tăng Traffic bằng SEO sản phẩm
Tăng Traffic Shopee thông qua việc SEO sản phẩm
SEO cũng được xem là một trong những giải pháp tối ưu công cụ tìm kiếm để sản phẩm của bạn được hiển thị ở vị trí tốt và cao nhất. Một số hướng dẫn khi tối ưu SEO Shopee để tăng Traffic như:
- Đăng ký một tài khoản trên kênh bán hàng của Shopee. Tên shop được tạo theo cấu trúc “thương hiệu + keywords sản phẩm.
- Bạn cần phân loại sản phẩm chi tiết theo từ khóa với nội dung rõ ràng, đầy đủ hình ảnh, video, số điện thoại, web, địa chỉ liên hệ,... Bạn cũng nên đưa vào các feedback về sản phẩm để tăng độ uy tín và chuyên nghiệp
- Tối ưu mô tả sản phẩm bằng cấu trúc: Giật tít headline + Tên sản phẩm theo từ khóa + công dụng”.
- Miêu tả sản phẩm cần ngắn gọn, đủ ý và đánh trúng vào tâm lý, nhu cầu, mục đích mua sắm của khách hàng, tránh lan man dài dòng khiến người mua cảm thấy nhàm chán.
4. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm giúp nhà bán hàng tăng traffic cho sản phẩm và gian hàng trên Shopee hiệu quả. Hy vọng bài tổng hợp hữu ích và giúp nhà bán hàng tăng nhanh doanh số bán hàng, đặc biệt trong mùa dịch như hiện nay.
----------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Xây dựng thương hiệu trên Shopee, những yếu tố nhà bán hàng cần lưu ý
Bí quyết chinh phục Top Seller khi bán hàng trên Shopee
Khám phá top 6 ngành hàng bán chạy nhất trên Shopee dịp cuối năm 2022