Xây dựng thương hiệu trên Shopee, những yếu tố nhà bán hàng cần lưu ý

Xây dựng thương hiệu trên Shopee là cách thức mà nhà bán hàng giúp người mua nhận ra được shop bán hàng của mình trong hàng nghìn đối thủ kinh doanh trên Shopee. Hơn hết, xây dựng thương hiệu còn mang đến chủ shop nhiều giá trị riêng trong kinh doanh, chẳng hạn như lòng tin khách hàng & bán hàng hiệu quả hơn, phát triển lâu dài, bền vững. Vậy thì, cùng khám phá qua bài tổng hợp dưới đây của Haravan để có thể xây dựng thành công một thương hiệu trên Shopee nhé!

1. Bạn hiểu thế nào về Thương hiệu & Xây dựng thương hiệu?

Một câu nói nổi tiếng của tỷ phú Jeff Bezos từng chia sẻ ‘Thương hiệu là tất cả những thứ mà người nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó’. Thương hiệu (Brand) được ví như thước đo mà khách hàng dùng để đưa ra cảm nhận, đánh giá chung về một doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó. Vậy nên, hiểu một cách đơn giản nhất thì thương hiệu chính là danh tiếng, nét riêng mà các doanh nghiệp tạo dựng được qua quá trình kinh doanh của mình.

Về mặt trải nghiệm, khi nhắc đến thương hiệu, khách hàng sẽ định hình được các dịch vụ và cách mà thương hiệu mang đến trải nghiệm gì trong hành trình mua hàng của khách hàng. Về mặt tâm lý, trong tâm trí khách hàng sẽ tự kiến tạo được về hình ảnh logo, màu sắc, hình ảnh và nhận diện thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu hay còn có tên gọi quen thuộc của người làm tiếp thị là Branding. Là một quá trình xây dựng lâu dài bao gồm nhiều hoạt động như tạo dựng nhận thức, hệ thống các chiến dịch, chiến lược để truyền tải thông điệp, sứ mệnh thương hiệu và hướng đến mục tiêu cuối cùng là Định vị một thương hiệu theo chất riêng, đồng thời tạo một chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

Tương tự, xây dựng thương hiệu trên Shopee nghĩa là nhà bán hàng cần có một quy trình, chiến lược để truyền tải đến khách hàng một nét riêng trong sản phẩm, gian hàng của mình. Làm sao để khách hàng mua hàng của shop vì thương hiệu, vì sự nổi bật và chất lượng dịch vụ, hàng hóa mà bạn mang lại.

2. Tại sao chủ shop nên xây dựng thương hiệu trên Shopee?

2.1 Tạo sự khác biệt cho gian hàng

Hãy thử đặt một câu hỏi ‘Tôi không thể nhớ đến bạn?’, vậy thì tại sao mà khách hàng không thể nhớ đến bạn, bởi bạn không có thương hiệu, bạn không cung cấp cho khách hàng một giá trị nào nổi bật và đáng nhớ. Vậy nên, việc xây dựng và định vị thương hiệu sẽ giúp chủ shop lan tỏa đến tâm trí khách hàng một sự khác biệt và nổi bật trong vô vàn đối thủ xung quanh. Điểm khác biệt ở đây chính là khác biệt về sản phẩm, về màu sắc, cách bạn bài trí gian hàng, tên tuổi và trải nghiệm mà bạn mang lại cho người mua hàng. Lấy một ví dụ cụ thể thời trang thương hiệu GUMAC, khi nhắc đến thương hiệu này, người dùng sẽ định hình ngay các trang phục thời trang nữ có tính chất thanh lịch, đơn giản với mức giá tầm trung, phù hợp cho lứa tuổi từ 25 - 35. Đó là cách mà GUMAC đã xây dựng thương hiệu của mình.

2.2 Nâng cao giá trị cho sản phẩm - khách hàng có lòng tin vào một thương hiệu

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao những món đồ hiệu đắt đỏ như Hermes, Chanel... vẫn luôn là niềm ao ước của mọi tầng lớp? Tại sao các sản phẩm công nghệ của Apple luôn được yêu thích và tin tưởng? Chắc chắn, chất lượng của những sản phẩm cao cấp này thì không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, yếu tố thương hiệu cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm. Một doanh nghiệp thành công khi biết tận dụng chất riêng của mình để đem lại lợi nhuận.

Khi gian hàng của bạn có thương hiệu, nghĩa là trong tâm trí khách hàng sản phẩm của bạn sẽ chất lượng và uy tín hơn các gian hàng bán lẻ khác. Đồng thời, họ tin vào chất lượng dịch vụ mà thương hiệu bạn mang đến cho họ. Bên cạnh đó, hàng có thương hiệu sẽ trở nên có giá trị hơn.

2.3 Tạo sự gắn kết với khách hàng và sản phẩm của shop

Khi bạn có thương hiệu nghĩa là khách hàng sẽ nhớ đến bạn. Theo khảo sát, khách hàng khi mua hàng Online thường có xu hướng tìm kiếm sản phẩm theo thương hiệu. Do đó, nếu bạn tạo dựng thành công thương hiệu của mình, khách hàng đã mua hàng sẽ nhớ đến và lan tỏa thương hiệu của bạn đến những người xung quanh.

3. Cách thức xây dựng thương trên Shopee cho nhà bán hàng

3.1 Cách đặt tên cho thương hiệu trên Shopee

Gian hàng nào cũng cần có một cái tên riêng biệt. Do đó, việc đặt tên cho thương hiệu không chỉ có ý nghĩa gợi nhớ mà còn là nét riêng cho gian hàng của bạn. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu, chủ shop nên chọn một cái tên có ý nghĩa, gắn kết với sứ mệnh kinh doanh. Tên thương hiệu nên có tính mở rộng, không nên chỉ lấy tên ngành hoặc tên sản phẩm để đặt tên thương hiệu, nó sẽ bị hạn chế về sản phẩm mở rộng trong tương lai. Đối với những Shop có định hướng chỉ chuyên cung cấp về một ngành hàng, chủ shop có thể lấy tên Shop là chuyên về ngành hàng đó. Đặc biệt tên không nên quá dài, dễ phát âm để khách có thể nhớ ngay khi lần đầu được tiếp cận.

3.2 Thiết kế Logo và tạo giá trị cốt lõi riêng cho thương hiệu

Chìa khóa để nâng cao giá trị thương hiệu của bạn là tính nhất quán thể hiện ở thông điệp của bạn, ý nghĩa của thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, bản sắc thương hiệu, hoạt động marketing, truyền thông, quảng bá thương hiệu… Tính nhất quán góp phần tăng nhận diện cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Thương hiệu đại diện cho nét riêng, sự khác biệt, vậy nên điều đầu tiên mà nhà bán hàng cần chuẩn bị cho một thương hiệu chính là Logo thương hiệu và sứ mệnh riêng của mình. Bất kỳ cửa hàng nào, dù lớn hay nhỏ đều có thể xây dựng thương hiệu. Xuất phát từ việc thiết lập logo, màu sắc, giá trị cốt lõi cho thương hiệu để ghi dấu ấn riêng của khách đối với thương hiệu của mình.

Để xây dựng giá trị cốt lõi, nhà bán hàng cần xem xét và phân tích các nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thể hiện ngay trên chính sản phẩm của mình. Chẳng hạn như thương hiệu nội y VERA Việt Nam mang giá trị cốt lõi gồm 3 yếu tố: ‘Gợi cảm - Tinh tế - Sức khỏe’. Đây là ba yếu tố chính mà VERA muốn truyền tải đến khách hàng trong từng chính sản phẩm của họ.

Vậy nên, chủ shop muốn xây dựng thương hiệu, trước tiên cần tạo cho gian hàng một cái tên, logo, slogan và mang đến cho khách hàng một giá trị cốt lõi riêng biệt.

>> Tham khảo ngay: Các trang web giúp thiết kế logo trực tuyến miễn phí

3.3 Tạo dựng phòng cách riêng cho gian hàng trên Shopee

Khách hàng thường có xu hướng đánh giá một thương hiệu qua cách trưng bày sản phẩm trên gian hàng. Vậy thì các yếu tố quan trọng mà bạn cần thiết lập ngay để xây dựng một thương hiệu là gì?

  • Hình ảnh của sản phẩm: Nếu bạn để ý sẽ thấy các thương hiệu lớn thường đăng hình ảnh sản phẩm với phông nền rất đơn giản và không cần cầu kỳ, màu phổ biến thương là nền trắng, chụp rõ hình ảnh sản phẩm. Chính sự đơn giản này sẽ tăng sự thu hút với khách hàng hơn là chụp ảnh sản phẩm ở những phông nền đa màu, ngoại cảnh... Bên cạnh đó, hình ảnh sản phẩm nền có đầy đủ logo, tên thương hiệu nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu cho khách hàng, bản quyền hình ảnh của thương hiệu. Đồng thời, hình ảnh sản phẩm nên chụp ở nhiều góc độ khác nhau, rõ nét và đặc biệt không sử dụng hình ảnh trùng lặp, ảnh chuẩn size với giao diện gian hàng Shopee.
  • Tiêu đề sản phẩm: Hãy tạo tên sản phẩm dễ nhớ với công thức như bên dưới
    Tên sản phẩm nên được tuân thủ theo các nguyên tắc trên, vừa cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, vừa có thể tối ưu SEO cho kết quả tìm kiếm trên Shopee và Google. Ngoài ra, chủ shop cũng nên hạn chế để các cụm từ như ‘Bán chạy’, ‘sản phẩm hot’ vì sẽ làm giảm đi sự chuyên nghiệp trong cái tiêu đề sản phẩm. Đồng thời, hạn chế dùng các kí tự trong tên như !, #, @, &...

  • Mô tả sản phẩm: Trong phần mô tả sản phẩm cần tập trung cung cấp thông tin cho các yếu tố chính: Tính năng & thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, Bảo hành & đổi trả… Những thông tin này sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng, tạo lòng tin với khách hàng cho sản phẩm của thương hiệu của bạn.

  • Danh mục sản phẩm: có ít nhất là 3 danh mục sản phẩm và cần phân rõ các loại sản phẩm vào từng danh mục để khách hàng dễ dàng tìm kiếm theo nhu cầu. Khiến cho gian hàng của bạn trở nên ngăn nắp, đúng chuẩn như một cửa hàng offline.

3.4 Chiến lược đưa thương hiệu đến với tâm trí khách hàng

Sau khi Shop hoàn thiện về việc thiết lập về tên, logo và phong cách bày trí gian hàng của mình, chủ shop cần có chiến lược để truyền tải thương hiệu đến với khách hàng.

Đầu tiên, chủ shop nên để tên và logo của thương hiệu trong hết tất cả các hình ảnh của sản phẩm trên gian hàng. Ngoài ra, cần thường xuyên nhắc đến tên thương hiệu với khách hàng khi tư vấn hoặc trong mô tả shop, mô tả sản phẩm.

Cụ thể như, thay vì chủ shop xưng hô shop lúc nhắn tin với khách thì bạn có thể xưng tên của Shop hoặc với những từ như chúng tôi, bạn cũng có thể xưng bằng tên Shop của mình. Với hoạt động này, chủ shop sẽ liên tục đưa cái tên của mình vào trong tâm trí khách hàng.

>> Xem thêm: 5 cách để gây ấn tượng với khách hàng của bạn trước khi họ thực hiện mua hàng

Thứ hai, đối với giá trị cốt lõi, chủ shop cần lan tỏa thông tin này ngay chính trên bao bì sản phẩm hoặc thư cảm ơn. Tăng độ nhận diện thương hiệu, lòng tin và nét riêng biệt của shop. Ngoài ra, phần mô tả shop và sản phẩm bạn cũng cần đề cập đến ý nghĩa giá trị cốt lõi của mình.

3.5 Tạo dựng trải nghiệm mua sắm ấn tượng cho khách hàng

Một thương hiệu còn thu hút khách hàng ở chất lượng dịch vụ, cách họ mang đến các trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt là những chiến dịch chăm sóc khách hàng cũ bằng các ưu đãi giảm giá hàng tháng. Đối với khách hàng theo dõi shop, thương hiệu cũng gửi những voucher về khuyến mãi để kích thích khách mua hàng và nhớ đến thương hiệu mình. Sau khi khách mua hàng, để khách hàng nhớ đến mình, chủ shop nên có thư cảm ơn kèm tên Shop, thương hiệu cùng với quà tặng đi kèm nếu đơn hàng có giá trị lớn.

Một thương hiệu luôn đi kèm với cụm từ chuyên nghiệp, do đó việc xây dựng thương hiệu trên Shopee nghĩa là bạn cần xây dựng mọi thứ thật chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu một cách tận tâm nhất. Ngay cả việc hỗ trợ tư vấn sản phẩm cho khách hàng, hay khi khách có mong muốn đổi trả hoặc không hài lòng về sản phẩm, nhà bán hàng luôn phải hỗ trợ khách nhanh và khéo léo nhất.

3.6 Đăng ký Shopee Mall cho thương hiệu

Xây dựng thương hiệu trên Shopee có hiệu quả hơn khi chủ shop đăng ký thành công Shopee Mall. Shopee Mall là gian hàng đặc biệt của Shopee chỉ bán hàng chính hãng có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng - đảm bảo chất lượng và bảo vệ quyền lợi tối ưu cho cả người mua và người bán. Dưới đây là một số điều kiện để Shop có thể đăng ký bán hàng trên Shopee Mall:

  • Cam kết chất lượng hàng hóa đảm bảo và số lượng hàng hóa cần đủ để cung cấp

  • Chuẩn bị đầy đủ chứng từ Shopee yêu cầu. Theo từng loại hàng hóa và ngành hàng mà cần có những chứng từ khác nhau. Một số chứng từ cần thiết cho ngành thời trang: Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh, Giấy đăng ký thương hiệu, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và giấy công bố sản phẩm.

Lưu ý khi nộp giấy tờ đăng ký Shopee Mall:

  • Cung cấp bản scan của chứng từ gốc, không nhận bản photo

  • Nếu xảy ra tình huống tranh chấp khách hàng khiếu nại hàng giả thì Shop chịu trách nhiệm cung cấp các giấy tờ liên quan đến sản phẩm để trực tiếp kiểm tra.

Tổng kết

Để xây dựng thành công một thương hiệu, chủ shop cần phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như tên, logo… Đặc biệt kinh doanh trên Shopee, người mua hàng thường có một lòng tin lớn vào hàng hóa thuộc Shopee Mall, do đó, Chủ shop nên đầu tư vào sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ để đăng ký thành công Shopee Mall cho gian hàng của mình. Trên đây là những yếu tố mà nhà bán hàng cần thực hiện ngay bây giờ để xây dựng thương hiệu trên Shopee thành công.

-----------------------------------------------------

Nếu chủ shop đã có gian hàng và tạo thương hiệu của mình trên Website, để mở rộng doanh thu và tăng độ diện thương hiệu quả sàn TMĐT tiềm năng Shopee Việt Nam, Haravan hỗ trợ khách hàng kết nối bán hàng với Shopee với các bước cực đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi kết nối bán hàng với Shopee, chủ shop có thể dễ dàng quản lý bán hàng tại một nền tảng duy nhất. Đối với chủ shop chưa có website nhưng muốn kinh doanh đa sàn TMĐT, đa kênh bán hàng và mở rộng thương hiệu của mình, Haravan cũng hỗ trợ bạn kết nối bán hàng đồng bộ đa kênh trên một hệ thống quản trị duy nhất.

>> Tham khảo ngay giải pháp kết nối bán hàng với các sàn TMĐT tại đây.

Đọc thêm:

Bí quyết tăng doanh thu, ra đơn hiệu quả mùa dịch với Quảng Cáo Trên Shopee

Giải pháp bán hàng hiệu quả từ phân tích các chỉ số trên Shopee

Bí quyết chinh phục Top Seller khi bán hàng trên Shopee

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: