Nhiều nhà bán hàng trên Shopee chỉ xem mình bán được bao nhiêu doanh thu, đơn hàng trung bình hay tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập bao nhiêu trong phân tích bán hàng mà chưa có giải pháp cụ thể như thế nào từ các chỉ số đó. Bài chia sẻ dưới đây, Haravan nêu ra ý nghĩa của các chỉ số trên Shopee và qua đó, nhà bán hàng cần giải pháp, hành động cụ thể gì để phát triển tốt hơn.
Nhà bán hàng nên xem và phân tích các chỉ số trong 1 tuần, 1 tháng hoặc ngày campaign để có dữ liệu chính xác hơn. Từ đó, so sánh và có những kế hoạch tiếp theo để tăng doanh thu cho shop. Có thể tất cả shop đều biết rằng để tăng doanh thu thì cần phải tăng các chỉ số khác như: tỷ lệ chuyển đổi, đơn hàng trung bình, lượt truy cập, lượt xem. Vậy thì cần tập trung chỉ số nào trước và làm bằng những cách nào?
1. Các chỉ số trên Shopee nhà bán hàng cần tập trung
1.1 Doanh thu trên Shopee
Doanh thu là một khái niệm rất quen thuộc và cũng rất quan trọng với các nhà bán hàng, là tổng toàn bộ số tiền mà chủ shop nhận được từ hoạt động kinh doanh của mình trên sàn. Vậy thì, chủ shop nên làm gì với chỉ số này để kinh doanh hiệu quả hơn?
Shop cần xem mình đã đạt được bao nhiêu % target, từ đó mục tiêu tập trung vào việc tăng trưởng bao nhiêu % doanh thu trong những ngày tới/ tháng tới hoặc chiến dịch tới.
1.2 Chỉ số về đơn hàng
Với chỉ số về đơn hàng, chủ shop nên quan tâm đến số đơn hàng mà shop đã bán được. Shop cần nắm rõ số lượng này để xem xét việc vận hành của Shop đã tốt chưa, khả năng shop xử lý được bao nhiêu đơn hàng/ ngày để có target phù hợp cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn trong những ngày diễn ra các chương trình ưu đãi lớn với lượng đơn lớn hơn.
Đối với các sản phẩm Top (bán chạy), Shop nên phân tích dựa vào 2 chỉ số doanh thu và số đơn hàng, vì các sản phẩm đang có lượt bán tốt, doanh thu cao là những sản phẩm đang hoạt động hiệu quả nhất của shop trong thời gian hiện tại. Và shop nên tập trung tận dụng đẩy mạnh các sản phẩm này để tăng doanh thu hơn nữa.
1.3 Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng được hiểu là tỷ lệ khách đặt hàng trên tổng số khách truy cập. Với chỉ số này, nhà bán cần đo lường tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu. Đặt dấu hỏi, tại sao ngày này tỷ lệ chuyển đổi thấp/ cao để xem vấn đề chính ở đâu để tỷ lệ chuyển đổi sẽ duy trì cao nhất và càng ngày tối ưu cải thiện để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Những lý do tỷ lệ chuyển đổi thấp/ cao?
Hình ảnh sản phẩm: hình ảnh đủ thu hút để khách hàng click vào, đầy đủ các hình ảnh sản phẩm để khách hàng hình dung được sản phẩm đó như thế nào, kích thước khoảng bao nhiêu, tính ứng dụng như thế nào, hình ảnh có tính chuyên nghiệp/ uy tín hay không.
Video sản phẩm: Khách hàng xem video để nhìn sản phẩm thật hơn, thấy rõ tính ứng dụng/ mô tả của sản phẩm trong thực tế như thế nào.
Giá phù hợp với sản phẩm mà khách hàng chấp nhận được. Giá có cạnh tranh (tương đối và tuyệt đối) so với đối thủ có các sản phẩm tương tự.
Mô tả sản phẩm: Đủ thông tin khách hàng mong muốn biết theo trình tự từ thông tin đầu tiên đến thông tin về sau.
Chính sách bán hàng: đổi trả, bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng, ưu đãi đặc biệt…
Voucher: tâm lý khách hàng luôn muốn voucher và thói quen của họ khi mua hàng trên shopee thường có voucher kèm (ít hay nhiều thì cũng phải có), khi đó khách hàng quyết định mua hàng sớm hơn.
Trả lời tin nhắn khách hàng: tùy vào ngành mà trả lời ít hay nhiều, đa số sẽ trả lời tin nhắn không nhiều vì khách hàng mua hàng trên shopee thường sẽ tự tìm hiểu và so sánh các sản phẩm với nhau nên khi khách hàng nhắn tin là khách hàng đang thắc mắc thêm hoặc khách hàng không có nhiều thời gian để tìm hiểu. Việc của shop là nhanh chóng giải đáp thắc mắc cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, chính xác thông tin và giới thiệu voucher thêm cho khách hàng. Các shop kinh doanh lâu thường sẽ xây dựng được cho mình một kịch bản để tư vấn khách hàng, khi đó sẽ rất thuận tiện trong việc tư vấn, giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm, nghĩa là sản phẩm đang được nhiều khách hàng mua hàng nhiều. Vậy thì tăng lượt tiếp cận với khách hàng (lượt xem), từ đó tăng lượt click vào sản phẩm, với cùng tỷ lệ chuyển đổi thì nhiều khách hàng sẽ mua sản phẩm này và doanh thu tăng cao hơn.
1.4 Doanh thu/đơn hàng
Doanh thu trên một đơn hàng gọi dễ hiểu hơn là đơn hàng trung bình của shop, chỉ số này giúp shop biết đa số khách hàng của shop đang tập trung mua hàng trong mức đơn hàng nào. Từ đây, shop đặt câu hỏi là làm sao để tăng giá trị đơn hàng trung bình lên sao cho phù hợp. Cách nhìn nhanh nhất là shop tạo voucher được áp dụng từ giá trị đơn hàng bằng với giá trị đơn hàng trung bình.
Lý do: đơn hàng trung bình sẽ gồm những đơn hàng nhỏ hơn và lớn hơn, nhưng đa số khách hàng tập trung mua hàng tại giá trị trung bình. Khi đó, những khách hàng mua hàng với giá trị đơn hàng nhỏ hơn sẽ dễ dàng hơn trong việc mua hàng thêm để đạt giá trị có thể sử dụng voucher.
Ngoài ra, để trả lời thêm cách nào để tăng giá trị trung bình đơn hàng, shop cần kết hợp với các chỉ số khác nên mình sẽ trả lời câu hỏi này ở dưới.
1.5 Lượt truy cập
Là lượt click vào sản phẩm của shop từ tất cả khách hàng. Vậy điều gì quyết định khách hàng click vào sản phẩm của shop?
Hình bìa sản phẩm thu hút khách hàng: hình sản phẩm, nội dung trên hình bìa (các đặc điểm nổi bật, chính sách, ….) mà khách hàng dễ dàng tiếp cận (thấy rõ ngay)
Giá sản phẩm: giá phù hợp và cạnh tranh
Freeship extra
Shop Mall
1.6 Chỉ số lượt xem
Lượt mà tất cả các khách hàng trên shopee thấy được sản phẩm. Vậy làm sao để tăng lượt xem sản phẩm của khách hàng? Các shop cần tận dụng thực hiện tốt và phát triển những việc sau:
Tối ưu hóa tên sản phẩm, nội dung sản phẩm – SEO Marketing
Tận dụng các công cụ Marketing của shopee: Paid ads, CEM, voucher, Feed, Livestream, Đẩy sản phẩm, Combo khuyến mãi, Mua kèm deal sốc, khuyến mãi phí vận chuyển, xu của shop
Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết là một chương trình phổ biến hiện nay của các sàn Thương mại điện tử, đặc biệt là Shopee. Không cần phải lập gian hàng hay đăng bán, CTV chỉ cần lấy link về rải trên các trang, nhóm mạng xã hội. Khách nào click vào link và mua hàng thì người CTV sẽ được nhận hoa hồng trên đơn hàng.
Với phương thức này, chủ shop cũng đồng thời thu hút được nhiều người xem sản phẩm của mình hơn.
Truyền thông, seeding, media
Các chương trình, gói của shopee
>> Xem thêm: Mẹo để tăng điểm hiển thị trên shopee cho shop và tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Do đó, shop tận dụng các cách để tăng lượt xem của sản phẩm ngay. Đặc biệt, trong những ngày campaign thì shop nên check thường xuyên và tối ưu để đạt hiệu quả tốt nhất. Từ lượt xem này, shop có thể tính lượt truy cập của sản phẩm hiện tại bằng cách nhân Lượt xem với Tỷ lệ chuyển đổi. Shop đánh giá việc truy cập của sản phẩm đang nhiều hay ít so với toàn shop. Nếu truy cập thấp thì xem lại những yếu tố quyết định việc khách hàng click vào sản phẩm đã tốt chưa và tối ưu nó.
Đồng thời, kết hợp với việc thúc đẩy tăng đơn hàng trung bình từ việc tập trung hơn những sản phẩm có giá trị đơn hàng cao, doanh thu cao để tối ưu lượt xem, lượt truy cập, kết hợp với việc tạo voucher với giá trị đơn hàng tương ứng (cao hơn giá trị đơn hàng trung bình của shop). Từ đó, tăng giá trị trung bình đơn hàng của shop lên và tăng doanh thu chung của shop.
Kết
Trên đây là những chỉ số quan trọng mà nhà bán hàng trên Shopee cần theo dõi hàng tuần/ tháng hoặc sau mỗi chiến dịch để có thể đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp kinh doanh hiệu quả hơn.
Bán hàng trên Shopee đang không ngừng thu hút các nhà bán lẻ hiện nay, bởi lượng truy cập ngày càng mở rộng. Ngoài Shopee, bạn có thể kinh doanh trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn khác như Tiki, Lazada. Tuy nhiên, khi kinh doanh đa sàn như vậy, làm sao để nhà bán hàng quản lý sản phẩm, đơn hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn?
Đồng hành với các nhà bán lẻ, Haravan cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh kết nối đa sàn toàn diện cho nhà bán hàng. Chỉ với một trang quản trị duy nhất, bạn có thể quản lý và xử lý mọi quy trình nhanh chóng, kinh doanh tốt hơn.
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.
Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.
Xem thêm:
Các nhà bán hàng đã thực sự hiểu rõ về Flash Sale của Shopee?
Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả cho người mới bắt đầu!