GTM là gì? Hướng dẫn chi tiết cài đặt, sử dụng GTM

Website bán hàng ngày càng được ưa chuộng và lựa chọn bởi nhiều doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc cần phải quản lý các hoạt động trên trang web một cách hiệu quả hơn. Trong quá trình quản lý website, việc thống kê và theo dõi lượt truy cập là vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng và từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Quản lý website, thống kê người dùng, quan sát truy cập vì thế mà cũng nhận về nhiều quan tâm đặc biệt. Vậy thì bạn đừng nên bỏ qua GTM - một công cụ đặc biệt giúp nâng tầm quản lí web. Cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi GTM là gì trong bài viết sau nhé!

1. GTM là gì?

gtmlagi_HRV

GTM - công cụ quản lý website hiệu quả của Google

GTM, hay Google Tag Manager là công cụ của Google cho phép người dùng truy cập, quản lý tất cả các website và các tag. Hoạt động quản lý đó của GTM bao gồm Google Analytics - theo dõi website, hoặc thẻ tiếp thị như Google Ads, Facebook Pixel, và những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),…

Với Google Tag Manager, người dùng sẽ chủ động cài đặt và quản lý tất cả các thẻ trong công cụ GTM.

2. Sự khác biệt giữa Google Analytics và Google Tag Manager

Google Analytics hướng đến tạo báo cáo thống kê về trang web của bạn. Báo cáo trang web của Google Analytics gồm:

  • Số lượng người đã truy cập trang web của bạn
  • Người truy cập đến từ địa điểm nào
  • Người truy cập đã khám phá những thông tin nào trong trang web của bạn
  • Nội dung nào trên trang web của bạn đã được xem nhiều nhất?
  • Có bao nhiêu người đã rời khỏi trang web của bạn mà không thực hiện hành động điều hướng trên web
  • Người truy cập thường truy cập web của bạn vào khung thời gian nào?

Trong khi đó, GTM sẽ được sử dụng để quản lý tất cả các thẻ, bao gồm cả Google Analytics. Do đó, sử dụng GTM đã và đang trở thành xu hướng, xu thế trong quản lý website hiện tại.

gtmlagi_HRV

Sự khác biệt giữa Google Tag Manager và Google Analytics

3. Những lợi ích của Google Tag Manager mang lại

3.1 Không cần chỉnh sửa code trên website nhiều lần

GTM đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý tất cả các thẻ Tag. Do đó, chỉ cần một click chuột, bạn đã có thể dễ dàng chỉnh sửa code trên website mà không cần nhờ đến hỗ trợ của IT chuyên nghiệp.

3.2 Giúp theo dõi, quản lý nâng cao

Với GTM, bạn dễ dàng gắn số thẻ tùy ý trên website để theo dõi về hành động của khách hàng khi truy cập website.

Bạn sẽ không gặp bất kì hạn chế nào khi muốn theo dõi và hiểu hơn về hành động của khách hàng. Đó chính là tiền đề giúp cho hoạt động bán hàng, kinh doanh của bạn thêm hiệu quả.

3.3 Quản lý thẻ hiệu quả

GTM cho phép chủ sở hữu dễ dàng thêm, chỉnh sửa, hoặc xóa,...các thẻ trên web một cách dễ dàng chỉ với cú click chuột.
Nhờ vậy, người dùng, dù không thành thạo mạng hay công nghệ, họ vẫn có thể bình tĩnh hơn trong quá trình quản lý website.

3.4 Tăng, cải thiện tốc độ của website

Việc sử dụng các công cụ phân tích, đo lường phần lớn sẽ khiến tốc độ truy cập web bị khống chế. Thế nhưng, với GTM, nỗi lo này hoàn toàn bị xóa bỏ.

Các thẻ được triển khai riêng lẻ nên sẽ đảm bảo được tốc độ tải của website.

gtmlagi_HRV

Ưu thế khi sử dụng Google Tag Manager

4. Cài đặt Google Tag mManager nhanh chóng

4.1 Các bước cài đặt mã google tag manager

gtmlagi_HRV

Truy cập web và thiết lập tài khoản Google Tag Manager

  • Sau đó, bạn Điền thông tin đăng kí với: tên tài khoản (điền tên công ty hoặc tên website) , tên quốc gia (chọn Việt Nam)
  • Chọn vùng chứa: Nhập tên vùng chứa và nơi sử dụng vùng chứa.

gtmlagi_HRV

Chọn vùng chứa và nhập nội dung web trong Google Tag Manager

  • Chọn “Tạo” và chọn vào “Tôi đồng ý”, chọn “Có”

gtmlagi_HRV

Kích hoạt Google Tag Manager

  • Sau khi chọn “Có”, GTM cung cấp đoạn mã, bạn copy đoạn mã và dán vào website

gtmlagi_HRV

Dán mã vào website để hoàn thành Google Tag Manager

4.2 Cách kiểm tra mã GTM đã cài đặt thành công

Trong lần đầu cài đặt Google Tag Manager, bạn có thể lúng túng vì không chắc chắn mình đã cài đặt thành công hay chưa. Dưới đây là các gợi ý giúp bạn không còn lúng túng khi kiểm tra:

  • Bạn cài đặt Tag Assistant của Google vào Chrome
  • Truy cập vào website bạn vừa cài vào Google Tag Manager. Trên màn hình của máy tính, bạn sẽ thấy góc bên phải Chrome xuất hiện icon GTM, hãy click vào đó.
  • Truy cập vào Enable, load lại trang. Click lại vào icon ở góc phải màn hình, GTM sẽ hiện ra với thống kê cụ thể.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng xác nhận hoàn tất cài đặt GTM.

4.3 GTM hoạt động như thế nào?

Tại 1 website, bạn sẽ có đến 5 - 6 đoạn mã tag được cài. Sử dụng GTM giúp bạn dễ dàng quản lý các thống kê hoạt động trên website.

GTM sử dụng AI đo lường hành vi người truy cập: Thời gian truy cập, vị trí truy cập, hành động trên trang, giới tính,...

Khi bạn đã có GTM, tất cả các đoạn mã đều đã được bạn cài thẳng lên GTM chứ không cần cài lên website. Nhờ vậy, bạn dễ dàng quản lý thẻ.

gtmlagi_HRV

Hoạt động của Google Tag Manager

5. Cách phân quyền truy cập vào tài khoản GTM

Việc quản lý một tài khoản GTM sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là cách giúp bạn phân quyền quản lý tài khoản GTM.

  • Tại góc phải màn hình, chọn Admin, chọn Account, chọn User Management
  • Chọn mục “New” để add email của user bạn muốn cấp quyền
  • Chọn một trong các lựa chọn sau: Read (chỉ review tài khoản), Publish (Edit web)

gtmlagi_HRV

Phân quyền truy cập trên Google Tag Manager

6. Sự ảnh hưởng của Google Tag Manager lên SEO

6.1 Tối ưu các chỉ số

GTM tối ưu hóa việc đo lường hành vi người dùng. Nhờ vậy, với GTM, bạn dễ dàng sử dụng các element, banner, content,..dựa trên hành vi của user.

Thông qua đó, người dùng có thể cải thiện chất lượng content, tạo các CTA hiệu quả hơn.

gtmlagi_HRV

Ảnh hưởng của Google Tag Manager lên SEO

6.2 Code các mã chạy Automation

Với các mã trên GTM, bạn dễ dàng sắp xếp các mã code chạy tự động để tối ưu thời gian làm web. Đồng thời, GTM còn cung cấp cho hoạt động SEO sự trơn tru hơn trong hoạt động chạy website.

7. Kết luận

Google Tag Manager - GTM đã và đang khẳng định vai trò quan trong việc quản lý, phát triển web. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có những hình dung cụ thể và có thể trả lời câu hỏi GTM là gì. Từ đó, bạn có thể dễ dàng chủ động, linh hoạt trong việc quản lý web và đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện SEO web, bán hàng.

--------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Paid Owned Earned là gì

>> Xem thêm bài viết:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: