Client là gì? Bật mí các tố chất cần có khi làm việc tại Client

Nên làm ở Client hay Agency luôn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường. Tuy Client và Agency là hai môi trường hoạt động có đặc thù công việc khác nhau, nhưng chúng cũng sẽ bổ trợ cho nhau để đạt được mục đích cuối cùng. Vậy Client là gì? Hãy cùng Haravan tìm ra câu trả lời qua bài viết sau!

1. Client là gì?

Client là gì?

Tìm hiểu về Client trong Marketing

Client là gì? Client trong Marketing là gì? Trong tiếng Anh, Client có nghĩa là khách hàng. Cụ thể, Client là những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ (Unilever, P&G, Uber,...) nhưng không trực tiếp làm Marketing cho nó. Các Client sẽ đi thuê các công ty Agency thực hiện các dịch vụ Marketing cho mình và đưa ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ và kiểm soát tiến độ công việc của Agency.

Thông thường, các Client chỉ làm việc cho một người hoặc một công ty. Những người làm Client có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty mà họ đang làm việc. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp cần lên các chiến dịch Marketing có quy mô lớn thì đội ngũ nhân sự nội bộ chưa đủ để đáp ứng các công việc ấy. Lúc này, Client sẽ đi thuê dịch vụ Marketing ở các công ty Agency.

Những người làm Client là những người có khả năng làm việc độc lập và có nhiều kinh nghiệm, họ biết rất nhiều hoạt động như: trade marketing, sale, quảng cáo PR,... Do Client phải làm việc với áp lực business khá cao nên họ luôn đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho Agency.

2. Công việc của Client tại công ty marketing là gì?

2.1 Quản trị thương hiệu - Brand Manager

Client là gì?

Quản trị thương hiệu (Brand Manager)

Một trong những yếu tố quyết định để đánh giá xem doanh nghiệp đó có thể đứng vị trí cao trong lòng khách hàng và thể hiện được uy tín của mình trên thị trường hay không chính là dựa vào quản trị thương hiệu.

Khi đảm nhiệm vị trí quản trị thương hiệu, bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn cũng như cần phải có khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng và am hiểu sâu sắc thị trường cùng kinh nghiệm “tham chiến” thực tế qua thời gian.

Không những vậy, một brand manager sẽ phải làm việc cùng với các phòng ban khác để đưa sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp tới khách hàng của mình, sau đó là thống nhất lên kế hoạch chiến dịch Marketing hiệu quả.

2.2 Quản trị truyền thông - Media Manager

Client là gì?

Quản trị truyền thông (Media Manager)

Media manager là người sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông hiệu quả và phù hợp, nhằm đưa thương hiệu quảng bá xa hơn và khẳng định được uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Họ cũng là những người sẽ lựa chọn kênh truyền thông và các truyền thông hợp lý, hiệu quả nhất cho chiến dịch của doanh nghiệp. Các kênh truyền thông ấy có thể là các kênh mạng xã hội, truyền hình,...

2.3 Trade Marketing Manager

Client là gì?

Trade Marketing Manager

Trade Marketing Manager sẽ là người chịu trách nhiệm trong quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Công việc của Trade Marketing Manager bao gồm xây dựng chi tiết chiến lược kinh doanh, từ việc lên ý tưởng cho đến việc triển khai nó. Với mô hình 4P chủ yếu của thị trường Marketing gồm Product – Price – Place – Promotion. Trọng tâm của họ đặt ở 2 yếu tố Product và Place.

Đặc biệt, Trade Marketing Manager và Brand Manager luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Brand Manager thu hút số lượng khách hàng trong khi Trade Marketing Manager sẽ đảm nhiệm phần gia tăng doanh số.

Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng tính năng báo cáo kinh doanh của phần mềm bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel.

Client là gì?

Tính năng báo cáo kinh doanh Haravan

Tính năng báo cáo kinh doanh của phần mềm bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel có những ưu điểm vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng tính năng này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng tính năng báo cáo kinh doanh của phần mềm bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của tính năng báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là tính năng báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

3. Tố chất cần có khi làm việc tại Client

Client là gì?

Tố chất cần có khi làm việc tại Client

Kiến thức chuyên môn: Đây được coi là điều kiện để bạn có thể làm việc tại Client, không phải chỉ riêng vị trí Marketing mà các vị trí khác đều cần phải có kiến thức chuyên môn khi làm việc. Trong Client bạn sẽ phải làm rất nhiều công việc, vậy nên bạn cần có đủ kiến thức chuyên môn để làm tốt và hoàn thành các công việc đó.

Am hiểu về công ty: Tuy là nhiều việc nhưng bạn sẽ chỉ làm cho một doanh nghiệp. Do đó, việc am hiểu doanh nghiệp mình sẽ giúp bạn biết được mục tiêu khi thực hiện công việc là gì. Bên cạnh đó, am hiểu về công ty cũng sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ và dễ dàng làm việc ăn nhập với quy trình của công ty.

Kỹ năng giao tiếp khéo léo: Bạn sẽ phải làm việc cùng với rất nhiều phòng ban khác nhau trong công ty khách hàng. Việc giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn dễ dàng kết hợp với các phòng ban. Ngoài ra, người có kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ dễ dàng thuyết phục các đồng nghiệp khác cùng hợp tác tốt hơn thay vì một người chỉ biết chỉ tay ra lệnh.

Khả năng tư duy sáng tạo: Công việc của một Marketer trong Client là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo để có thể cho ra đời những kế hoạch, chiến lược hiệu quả cho tới những sản phẩm thu hút. Khả năng tư duy sáng tạo cũng được biết đến như là một kỹ năng mà một người làm Marketing nào cũng phải có.

Khả năng đàm phán: Khi làm việc với các phòng ban khác, bạn cần có kỹ năng đàm phán tốt để thỏa thuận được kết quả đem lại tốt nhất cho doanh nghiệp. Không những vậy, nếu biết cách sử dụng kỹ năng đàm phán, bạn không chỉ đem lại kết quả như mong đợi mà còn duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác của mình.

Khả năng phản biện: Bên cạnh kỹ năng đàm phán thì kỹ năng phản biện đối với một người làm việc tại Client cũng rất quan trọng. Phản biện sẽ giúp các bên thấu hiểu công việc của nhau hơn và các công ty Client sẽ không bị thiệt khi hợp tác.

Khả năng lãnh đạo: Bộ phận Marketing của Client có thể thường xuyên phải làm việc với các công ty Agency rất nhiều. Và nếu sở hữu khả năng lãnh đạo sẽ giúp bạn đưa ra các yêu cầu, mong muốn, theo dõi và giám sát tiến độ công việc từ Agency tốt hơn.

4. Client trong một số lĩnh vực khác

4.1 Client trong khoa học máy tính

Client là gì?

Client trong khoa học máy tính

Trong khoa học máy tính, Client có nghĩa là khách, chỉ những thiết bị trong mô hình Client - Server (Khách - Chủ). Các thiết bị Client ở đây có thể là người dùng hoặc phần cứng.

Client trong khoa học máy tính mang đến những ưu điểm vượt trội cho người dùng như hạn chế tối đa sự cố, tình trạng quá tải mạng hay dễ dàng mở rộng hệ thống để kết nối mạng. Bên cạnh đó, khi cần truy cập và xử lý dữ liệu mạng từ xa đơn giản dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Client - Server cũng có nhược điểm là cần thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì. Đặc biệt, trong quá trình trao đổi dữ liệu, các thông tin có thể dễ bị rò rỉ ra bên ngoài.

Client và Server đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong lĩnh vực khoa học máy tính. Nếu công việc của Client là tìm kiếm thông tin để thực hiện các công việc tốt nhất thì Server sẽ lưu trữ các thông tin mà Client tìm kiếm được. Bên cạnh đó, thiết bị Client chỉ cần có khả năng tra cứu dữ liệu, nhưng Server sẽ yêu cấu hình cao để có đủ khả năng xử lý thông tin từ nhiều thiết bị Client cùng lúc truy xuất các dữ liệu.

4.2 Client trong game

Client là gì?

Client trong game

Khác với lĩnh vực khoa học máy tính, Client trong game được xem là giao diện, hình ảnh, âm thanh trong game. Client trong game được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi nó sẽ chứa tất cả các tệp dữ liệu để chạy được game đó.

Game – Client được xem là một mạng lưới chơi game kết nối rất nhiều người dùng cá nhân. Mạng lưới này sẽ thu thập điểm số, trạng thái, vị trí người chơi, từ đó, chuyển động từ máy khách đến máy chủ. Không chỉ có ở những giải đấu game lớn, mà ngay cả những giải có quy mô nhỏ cũng dễ dàng bắt gặp mạng lưới Game - Client.

5. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Client là gì?”, đồng thời cũng đã bật mí cho bạn những tố chất cần có khi làm việc tại Client. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn và Client và đưa ra được quyết định xem bản thân phù hợp với môi trường làm việc nào. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: