Những ý tưởng kinh doanh nông sản giúp thu về lợi nhuận cao

Kinh doanh nông sản đang là lĩnh vực khá thu hút và được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên để có thể phát triển được trong ngành này thì phải nắm bắt được những nguyên tắc và kiến thức nhất định. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về quy trình kinh doanh nông sản và một số mô hình hiệu quả nhé.

1. Các bước để lập ra kế hoạch kinh doanh nông sản

Những mặt hàng trong lĩnh vực nông sản

Những mặt hàng trong lĩnh vực nông sản

1.1. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng chủ đạo

Khi kinh doanh tại bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng nên tìm hiểu về thị trường và đối tượng khách hàng bạn đang muốn hướng đến là ai? Loại sản phẩm nông sản nào bạn sẽ kinh doanh?... Nếu làm tốt bước này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tệp khách hàng và nhu cầu của họ. Từ đó bạn có thể đưa ra những quyết định thích hợp hơn trong việc tạo lập kế hoạch kinh doanh nông sản sạch.

Nếu không bạn sẽ có thể rơi vào trường hợp ôm quá nhiều hàng, dẫn đến bị chôn vốn hoặc tồn kho quá lâu. Khó có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số cách để tìm hiểu thị trường như:

  • Đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh mặt hàng nông sản nào? (Ngoài cửa hàng truyền thống và các trang thương mại điện tử)

  • Các xu hướng tìm kiếm và mua sắm trên mạng xã hội.

1.2. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá thành ổn

Nếu bước đầu tiên bạn đã xác định thành công đối tượng khách hàng mục tiêu thì điều cần làm tiếp theo là tìm kiếm nguồn hàng chất lượng để nhập về. Một số địa điểm nhập hàng bạn có thể cân nhắc như: các khu chợ nông sản, vườn, trang trại, hoặc có thể liên kết với các cơ sở thu mua nông sản tại khu vực của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể nhập hàng tại nước ngoài, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh nông sản sạch của bạn.

1.3. Xây dựng quy trình nhập hàng, xuất kho, vận chuyển và bảo quản

Bước tiếp theo là đến xây dựng quy trình nhập hàng, xuất kho và vận chuyển. Đến bước này, bạn nên tính toán kỹ để có thể đảm bảo được nguồn hàng của bạn có thể vận hành trơn tru, không bị gián đoạn. Những trường hợp có thể tính đến trước như thời điểm thu hoạch nông sản hợp lý, nguồn hàng dự trữ nếu nơi nhập hàng chính có vấn đề, cách vận chuyển từ kho hàng về địa điểm kinh doanh của bạn và bảo quản như thế nào.

1.4. Đăng ký kinh doanh

Nếu bạn mở một cửa hàng thì đăng ký kinh doanh là điều bắt buộc. Dưới đây là một số loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị để làm thủ tục:

  • Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh ( hộ gia đình hoặc doanh nghiệp) tùy theo mô hình kinh doanh của bạn.

  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Giấy chứng minh nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn, phiếu xuất hàng, hóa đơn mua bán hàng hóa.

1.5. Xây dựng thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh nông sản

Xây dựng thương hiệu cá nhân là việc nên làm khi bạn có ý định kinh doanh bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào. Một thương hiệu, một cái tên được mọi người luôn nhớ đến khi có nhu cầu là điều rất tuyệt vời phải không.

Vì thế khi đặt tên cho cửa hàng, bạn nên lựa chọn những cái tên dễ ghi nhớ, độc đáo so với đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó còn phải gắn liền với lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Khi khách hàng thấy thương hiệu của bạn có thể đoán được là bạn đang kinh doanh dịch vụ gì thì đã thành công rồi.

Một số ví dụ về tên cửa hàng nông sản như: Cửa hàng ORFARM, Cầu Đất Farm, V – Organic, Đồng Xanh Foods Mart...

Sau khi đã lựa chọn cho mình một cái tên đặc biệt thì hãy bắt đầu thiết kế logo cho cửa hàng. Một chiếc logo cửa hàng sẽ xuất hiện xuyên suốt thời gian kinh doanh, trên các bao bì sản phẩm, biển hiệu cửa hàng... sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

1.6. Phát triển các kênh kinh doanh nông sản sạch online

Thương mại điện tử lên ngôi, bạn nên biết tận dụng điều này để phát triển các kênh marketing giúp cửa hàng của bạn kinh doanh nông sản online hiệu quả hơn. Một số kênh có thể kể đến như:

  • Website: Thiết kế một website cho cửa hàng với bố cục bắt mắt, trình bày khoa học các sản phẩm bạn đang kinh doanh, tích hợp các phương thức thanh toán online và giao hàng nhanh chóng sẽ giúp người dùng sử dụng dễ dàng và dễ tiếp cận hơn với thương hiệu của bạn.
  • Social Media (như Facebook, Tiktok, Youtube...): Lượng người dùng càng ngày càng tăng cao với đa dạng độ tuổi. Bạn có thể edit những video giới thiệu sản phẩm hay chụp những hình ảnh thật bắt mắt để tiếp cận tới khách hàng một cách thú vị và đẹp mắt nhất.
  • Các trang thương mại điện tử (như Shopee, Lazada...): Rất nhiều cửa hàng cũng đã phát triển kinh doanh trên các trang này và đạt được kết quả rất đáng mong đợi, với lượng người mua sắm online tăng mạnh như hiện nay, bạn nên tìm hiểu và bắt đầu xây dựng cửa hàng của mình. Ngoài ra còn có các kênh bán hàng khác khá nổi như: Now Fresh, GrabMart, BaeminMart...

1.7. Quảng bá sản phẩm và cửa hàng

Xây dựng thành công cửa hàng truyền thống và các kênh online, tiếp đến là bước truyền thông và quảng bá sản phẩm tới khách hàng.

Đối với website bạn có thể tận dụng chiến lược SEO từ khóa để đưa website của bạn lên top Google, xây dựng nội dung và sản phẩm một cách chặt chẽ để có thể tối ưu hơn và gia tăng khả năng xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên các trang thương mại điện tử. Tạo các bài viết và hình ảnh thu hút khách hàng trên các trang mạng như Facebook, Instagram để họ biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn nữa.

2. Một số ý tưởng kinh doanh nông sản hiệu quả

2.1. Kinh doanh nông sản sạch

Rau củ sạch được mọi người tin dùng

Rau củ sạch được mọi người tin dùng

Ngày nay mọi người đều rất chú trọng đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, từ đó nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng ngày càng tăng. Tận dụng cơ hội này, nhiều người đã mở cửa hàng nông sản sạch để kinh doanh. Nếu bạn đi theo mô hình này, điều cần thiết nhất là tạo lòng tin tới khách hàng với những sản phẩm đầy đủ giấy tờ, chứng minh nguồn gốc, không chứa chất gây hại cho cơ thể, để có có thể yên tâm và tin tưởng sử dụng.

2.2. Kinh doanh hạt giống

Cửa hàng kinh doanh hạt giống

Cửa hàng kinh doanh hạt giống

Bạn nên phân loại các đối tượng khách hàng của bạn để xem nhu cầu của họ là gì để lựa chọn được các loại hạt giống thích hợp. Ví dụ khi bạn bán cho những khách hàng sinh sống ở chung cư, không gian chật hẹp thì họ sẽ muốn mua những loại hạt giống cây nhỏ để phù hợp với căn nhà của họ.

Một số loại hạt giống như:

  • Hạt giống các nhóm rau củ quả

  • Hạt giống các loại cây đặc biệt

  • Hạt giống các loại hoa, cây cảnh

  • Hạt giống rau gia vị

  • Hạt giống cây thuốc...

2.3. Dụng cụ trồng rau, hoa

Bên cạnh bán hạt giống, bạn có thể kinh doanh thêm các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực này như dụng cụ trồng rau, chậu đất, phân bón... Vì đa số khách hàng họ có nhu cầu mua hạt giống sẽ muốn mua cả những vật dụng cần thiết, nếu có thể cung cấp đầy đủ cho họ thì cửa hàng của bạn sẽ kinh doanh hàng nông sản hiệu quả hơn.

2.4. Phân phối phân bón, thức ăn chăn nuôi

Trưng bày các sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi ở cửa hàng

Trưng bày các sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi ở cửa hàng

Phân bón và thức ăn chăn nuôi là một trong những sản phẩm thiết yếu ở vùng quê nông thôn. Thức ăn chăn nuôi được chia thành nhiều loại tùy theo từng nhu cầu của mỗi đối tượng:

  • Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn: Ngô, thóc, gạo, lúa mì, gluten các loại, đậu tương và sản phẩm đậu tương, khô dầu, sắn khô, nguyên liệu nguồn gốc thủy sản,...

  • Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn: Trong đó có thức ăn chăn nuôi không phân biệt nguồn gốc xuất xứ như ngũ cốc, vitamin, và thức ăn chăn nuôi có phân biệt nguồn gốc xuất xứ như các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, men, hóa chất vô cơ, hóa chất hữu cơ,...

2.5. Trồng cây gia vị

Vườn cây gia vị

Vườn cây gia vị

Bên cạnh các loại rau quen thuộc, các cây gia vị cũng là thứ không thể thiếu trong các món ăn của người Việt Nam. Vì thế đây cũng có thể được xem là thị trường tiềm năng cho bạn bắt đầu kinh doanh. Ưu điểm của các loại rau gia vị này là chi phí thấp và không cần bỏ quá nhiều công sức, chủ yếu chỉ cần phân hữu cơ để chăm bón và trồng quanh năm

3. Những mô hình kinh doanh nông sản sạch

Một số mô hình cho bạn tham khảo

Một số mô hình cho bạn tham khảo

3.1. Thu mua nông sản

Mô hình kinh doanh này sẽ bắt đầu từ việc thu gom hàng hóa từ các người nông dân và vận chuyển chúng đến các cửa hàng, các xưởng chế biến nông sản hoặc có thể đến chợ đầu mối để bán lại cho người ở đó. Bạn sẽ đóng vai trò trung gian trong việc mua bán này, lợi nhuận thu được từ giá chênh lệch đó.

  • Ưu điểm: Bạn là người thu mua và lấy hàng trực tiếp nên sẽ có nhiều nguồn hàng để lựa chọn và giá thành sẽ có thể điều chỉnh hợp lý hơn
  • Nhược điểm: Vì thu mua số lượng lớn mặt hàng nên việc vận chuyển đến các chợ sẽ rất khó khăn. Bạn phải biết cách vận chuyển, bảo quản và đưa đến nơi giao hàng ít hỏng hóc nhất có thể.

3.2. Xuất nhập khẩu nông sản

Quy trình xử lý hàng hóa trước khi xuất khẩu

Quy trình xử lý hàng hóa trước khi xuất khẩu

Hiện nay việc lưu thông hàng hóa qua lại giữa các quốc gia không phải là quá xa lạ. Hơn nữa Việt Nam còn là nước nông nghiệp sở hữu lượng nông sản lớn, luôn xuất khẩu qua các nước khác, vậy nên bạn có thể lựa chọn phương án này để phát triển kinh doanh.

  • Ưu điểm: Ít cạnh tranh, vì để có thể xuất khẩu nông sản sẽ rất khó và tốn nhiều nguồn lực. Nếu bạn có thể đáp ứng đủ các nhu cầu trên và học hỏi thêm kiến thức thì có thể thành công trong lĩnh vực này.
  • Nhược điểm: Chi phí cao, đối thủ cạnh tranh tuy không nhiều nhưng sẽ toàn là các doanh nghiệp lớn. Thủ tục giấy tờ rất phức tạp, nguồn hàng trước khi xuất khẩu cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn kiểm định, liên kết với các đầu mối nước ngoài để phát triển.

3.3. Kinh doanh mô hình chế biến nông sản

Dây chuyền chế biến nông sản

Dây chuyền chế biến nông sản

Nếu quyết định kinh doanh nông sản theo mô hình này, bạn nên chú trọng vào chất lượng sản phẩm từ nguồn hàng của bạn. Bên cạnh đó cũng phải đầu tư các thiết bị, máy móc để chế biến nông sản. Lên kế hoạch tối ưu quy trình vận hành và sản xuất để có thể đạt được hiệu quả tối đa. Làm được những điều này sẽ được khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

  • Ưu điểm: Sản phẩm đã qua chế biến sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn so với ban đầu, dễ dàng hơn cho khâu bản quản.
  • Nhược điểm: Ảnh hưởng giá thành, số lượng bởi các thương lái vì mình là họ là người trung gian. Vậy nên bạn nên lựa chọn sản phẩm cẩn thận tránh ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và chi phí

Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh nông sản chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn có thể tham khảo để phát triển cho mình một cửa hàng kinh doanh và đặt được hiệu quả tốt nhất. Nếu trong quá trình xây dựng và kinh doanh gặp khó khăn bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng Hararetail, với khả năng kiểm soát và vận hành linh hoạt cửa hàng offline và online của bạn bất kể bạn ở đâu.

> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: