Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn với hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Kinh doanh khách sạn đã và đang là xu thế của thị trường, cũng hoạt động mang đến nhiều lợi nhuận. Song song đó là vô vàn rủi ro nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy kinh doanh khách sạn thế nào cho hiệu quả để mang về lợi nhuận tối đa? Cùng Haravan giải đáp trăn trở đó qua bài viết sau bạn nhé!

1. Kinh doanh khách sạn là gì?

kinh-doanh-khach-san

Hoạt động và dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là dịch vụ cung cấp nơi ở, ăn uống cùng các dịch vụ bổ sung cho khách hàng như đưa đón sân bay, vui chơi giải trí,...

Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi tài nguyên du lịch của địa phương, vốn đầu tư và nguồn lao động trực tiếp.

Kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ với hai mùa là mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Vì vậy, phải rất vững vàng và có kế hoạch kinh doanh hiệu quả thì mới mang về lợi nhuận cao.

2. Điều kiện cần để kinh doanh khách sạn

2.1 Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể

Kế hoạch là bản đồ chỉ dẫn đường đi, nước bước của mọi công việc. Kinh doanh khách sạn có tính rủi ro cao với vốn đầu tư lớn. Vì vậy, việc lên kế hoạch càng thêm phần quan trọng.

Bởi, nếu không lên kế hoạch kinh doanh với các vấn đề như vốn đầu tư, nhân lực, vật lực, kế hoạch dự phòng, quảng cáo dịch vụ,...thì rất khó để duy trì hoạt động của khách sạn.

Đặc biệt, khi mô hình kinh doanh khách sạn hiện nay chủ yếu gắn liền với hoạt động góp vốn. Nếu không có sự cụ thể về kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và theo mùa, thì rất khó để tính toán công việc kinh doanh và lên kế hoạch dự bị trong trường hợp bất ngờ.

kinh-doanh-khach-san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn

2.2 Nghiên cứu thị trường

Kinh doanh khách sạn buộc phải đầu tư nguồn vốn lớn. Nghiên cứu thị trường đòi hỏi người kinh doanh phải nhạy cảm trước sự thay đổi của thị trường. Đặc biệt là xu thế du lịch chuyển dịch hiện nay.

Trong quá trình lên kế hoạch nghiên cứu thị trường, bạn cần có kế hoạch cụ thể giải quyết các vấn đề sau:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu của khách sạn là những ai? Công việc của họ là gì?
  • Khách hàng có thường xuyên sống trong khách sạn hay không? Tần suất sống tại khách sạn của họ là bao nhiêu?
  • Loại hình khách sạn bạn hướng tới là loại hình nào?
  • Cơ sở vật chất thuộc dạng mấy sao?
  • Giá cả của khách sạn ở khoảng nào? Đắt, rẻ, hay trung bình so với các đối thủ cạnh tranh?

Bạn có thể xây dựng chân dung một khách hàng chi tiết thông qua khảo sát, đánh giá, tìm hiểu, thống kê trên các kênh truyền thông. Nhờ vậy, việc lên kế hoạch sẽ cụ thể, chi tiết và thêm phần rõ ràng.

kinh-doanh-khach-san

Nghiên cứu thị trường khi kinh doanh khách sạn

2.3 Vốn mở khách sạn

Mở khách sạn đòi hỏi nguồn vốn lớn. Vốn kinh doanh khách sạn đòi hỏi người kinh doanh phải đầu tư cho các vấn đề như:

  • Chi phí thuê, xây dựng cơ sở hạ tầng
  • Tiện nghi mua sắm, du lịch
  • Trả lương cho nhân viên
  • Chi phí duy trì hoạt động khách sạn
  • Chi phí cho hoạt động marketing
  • Chi phí cho hoạt động phối, kết hợp các dịch vụ
  • Chi phí phòng rủi ro

Số vốn có thể từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Phải có tiềm lực kinh tế lớn thì mới đảm bảo hoạt động kinh doanh khách sạn thuận lợi. Kinh doanh khách sạn tùy thuộc vào quy mô khách sạn và đối tượng khách hàng.

kinh-doanh-khach-san

Vốn kinh doanh khách sạn

2.4 Yêu cầu về địa điểm và cơ sở vật chất

Khách sạn phải thỏa mãn các yêu cầu:

  • Có ít nhất 10 buồng ngủ trở lên
  • Được xây dựng tại khu vực an toàn, đảm bảo, có kết nối với khu vực sống
  • Không nằm trong khu vực liền kề khu vực quốc phòng an ninh

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của khách sạn đảm bảo:

  • Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo cung cấp 24/24 và có nguồn điện dự phòng khi xảy ra sự cố mất điện
  • Hệ thống nước sạch, đảm bảo vận hàng trơn chu
  • Có nước dự phòng cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và hệ thống thoát nước đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường
  • Hệ thống thông gió 100% hoạt động hiệu quả
  • Hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động
  • Có sẵn tủ thuốc cùng các loại thuốc sơ cứu
  • Cung cấp đầy đủ biển chỉ dẫn thoát hiểm

kinh-doanh-khach-san

Lựa chọn địa điểm kinh doanh khách sạn

2.5 Giấy tờ kinh doanh khách sạn

Giấy tờ khách sạn gây rối cho nhiều người, nhất là người mới kinh doanh khách sạn. Dưới đây là các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ này cần nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư với:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện An ninh trật tự trong khu vực
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy, chữa cháy
  • Giấy cam kết hoạt động bảo vệ môi trường
  • Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi hoàn thành hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh khách sạn.

kinh-doanh-khach-san

Giấy tờ kinh doanh khách sạn

3. 5 mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến nhất hiện nay

3.1 Khách sạn thương mại

Khách sạn thương mại còn được biết đến là business hotel/ city hotel hoặc commercial hotel.

Đối tượng chủ yếu của loại hình khách sạn thương mại là doanh nhân đi công tác. Ngày nay, đối tượng khách còn mở rộng là những đoàn, khách đến tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng.

Địa điểm của khách sạn thương mại là trung tâm của những thành phố lớn, phù hợp với hoạt động di chuyển của khách hàng. Khách sạn thương mại sẽ cung cấp dịch vụ ăn uống, dịch vụ tiệc ngoài trời, tiệc cưới, hội nghị, vui chơi giải trí đi kèm….

Tuy nhiên, vì nằm tại trung tâm thành phố nên khách sạn thương mại sẽ có diện tích phòng ở vừa đủ chứ không phải không gian rộng lớn như khách sạn nghỉ dưỡng.

Khi kinh doanh khách sạn thương mại, bạn cần phải cân nhắc nhiều về chi phí. Bởi, vị trí địa lí cũng như dịch vụ đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ.

kinh-doanh-khach-san

Khách sạn thương mại

3.2 Khách sạn nghỉ dưỡng

Khách sạn nghỉ dưỡng thường được biết đến với tên gọi resort. Nói đến mô hình khách sạn nghỉ dưỡng là nói đến sự sang trọng, đẳng cấp.

Đây là khu vực lưu trú được xây thành khối, hoặc quần thể với biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ với cảnh quan đẹp, không khí trong lành, yên tĩnh, gần biển, gần sông, núi và rộng rãi, thoải mái. Khách sạn nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, thư giãn của khách hàng và gần với các khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.

Khách sạn nghỉ dưỡng được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao. Do đó, tùy theo nhu cầu và vốn kinh doanh, bạn có thể cân nhắc và chọn lựa xây dựng.

kinh-doanh-khach-san

Khách sạn nghỉ dưỡng

3.3 Khách sạn sân bay

Khách sạn sân bay được biết đến là Airport Hotel. Đây là mô hình khách sạn có mặt trên toàn thế giới.

Khách sạn sân bay là những khách sạn được xây dựng gần sân bay, thậm chí có thể liền kề sân bay, cách khoảng vài km. Và khách sạn này có xe đưa đón từ nhà ga với khách hàng phần lớn là phi công, tiếp viên, nhân viên sân bay hoặc số ít là hành khách quá cảnh chờ chuyến bay.

Khách sạn sân bay tính phí theo giờ và chủ yếu chú trọng đến tính năng của khách sạn chứ không tập trung vào việc ngắm cảnh.

Thiết kế của các căn phòng trong khách sạn sân bay bị hạn chế về chiều cao và không có sự tự do về thiết kế. Song, các dịch vụ tiện ích của khách sạn sân bay đủ để khách hàng quên đi những hạn chế về diện tích phòng.

kinh-doanh-khach-san

Khách sạn sân bay

3.4 Khách sạn bình dân

Khách sạn bình dân là khách sạn có chi phí thấp, phù hợp với những khách dừng chân lưu trú trong đêm, hoặc trong thời gian ngắn.

Khách hàng chủ yếu của khách sạn bình dân có thể là khách vãng lai, tài xế ô tô, hoặc các đối tượng có kinh tế hạn chế.

Dịch vụ của khách sạn bình dân đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cơ bản. Không quá sang trọng, đẳng cấp. Thế nhưng, khách sạn bình dân chính là lựa chọn của nhiều người do tiện lợi và chi phí rẻ.

Khách sạn bình dân nằm cạnh các nhà ga, bến xe,...nên thuận tiện cho người lưu trú đến, đi trong thời gian nhanh.

kinh-doanh-khach-san

Khách sạn bình dân

3.5 Khách sạn căn hộ

Khách sạn căn hộ là khách sạn đầy đủ tiện nghi với không gian sinh hoạt như một gia đình với phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp…

Khách sạn căn hộ sẽ giống như một căn chung cư nhưng được cho thuê và kinh doanh. Khách hàng chủ yếu của loại hình khách sạn này nhóm bạn bè, gia đình hoặc những khách hàng có nhu cầu lưu trú dài hạn.

Không chỉ vậy, với mô hình khách sạn này, bạn được đảm bảo về vấn đề riêng tư. Đồng thời, khách hàng được cung cấp những dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp với bể bơi, nhà hàng, dịch vụ dọn phòng,...

Khách sạn căn hộ có thể nằm tại trung tâm hoặc vùng ngoại ô. Song, tiêu chí hàng đầu của khách sạn căn hộ là đảm bảo thuận lợi về giao thông để khách hàng thuận tiện nhất trong di chuyển.

kinh-doanh-khach-san

Khách sạn căn hộ

4. Bí quyết kinh doanh khách sạn thành công

4.1 Nâng cao, đổi mới chất lượng dịch vụ

Để kinh doanh khách sạn thành công, bạn cần phải không ngừng nâng cao dịch vụ: từ cơ sở vật chất đến chất lượng phục vụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Ngân sách có thể không lớn, nhưng những chi tiết nhỏ như chăn ga, gối đệm, khăn tắm, không bụi bặm,...rất cần quan tâm. Nhiều khách hàng thường làm việc trong phòng khách sạn. Do đó, hãy đảm bảo nâng cấp đường truyền wifi để khách hàng có thể kết hợp làm việc, nghỉ ngơi cũng như check in sống ảo.

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, bạn có thể cung cấp, giới thiệu cho khách hàng những dịch vụ như tổ chức tiệc, hội họp, spa, tập thể dục, thuê xe, đưa đón sân bay,...Càng nhiều hoạt động thì khách sạn càng dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

kinh-doanh-khach-san

Nâng cao chất lượng dịch vụ

4.2 Thúc đẩy quảng cáo online

Quảng cáo online ngày một được ưa chuộng. Một số kênh quảng cáo hiệu quả dành cho kinh doanh khách sạn là Facebook, Google, Tik Tok, website,...Mục đích của quảng cáo trên các nền tảng này chính là hướng đến việc tăng độ nhận diện của khách sạn với những khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, khách sạn có thể đặt banner tại sân bay, tại trung tâm thương mại nhằm hướng đến cung cấp, giới thiệu trải nghiệm tới khách hàng.

Ngoài ra, hãy kết hợp với các KOL, KOC để họ review trải nghiệm chân thực về dịch vụ khách sạn. Đây cũng là kênh quảng cáo đang được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường. Những hình thức quảng cáo này chủ yếu phù hợp với mô hình khách sạn có giá cả phải chăng.

kinh-doanh-khach-san

Tăng cường quảng cáo online

4.3 Ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng công nghệ để quản lý khách sạn sẽ giúp hoạt động quản lý diễn ra tối ưu và hiệu quả.

Công nghệ có thể được sử dụng trong một số hoạt động của khách sạn để tăng tính chuyên nghiệp cho khách sạn. Bao gồm các hoạt động:

  • Hỗ trợ khách hàng đặt phòng online
  • Giải quyết thắc mắc của khách hàng
  • Hỗ trợ quá trình khách lưu trú của khách

Công nghệ quản lý sẽ giúp hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng và tối ưu nhất quy trình kinh doanh khách sạn.

kinh-doanh-khach-san

Ứng dụng công nghệ trong quản lý khách sạn

5. Kết luận

Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi người kinh doanh phải thật tinh tế trong quá trình quan sát thị trường. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để bắt đầu hành trình kinh doanh khách sạn và mang về lợi nhuận cao nhất.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: