5+ Kinh nghiệm kinh doanh tiệm nail thành công, lợi nhuận cao

5+ Kinh nghiệm kinh doanh tiệm nail thành công, lợi nhuận cao kinh doanh tiệm nail ra đời đầy hứa hẹn. Cùng Haravan tìm hiểu về ngành dịch vụ đầy thú vị này nhé!

1. Ưu thế của kinh doanh tiệm nail hiện nay

kinh-doanh-tiem-nail

Kinh doanh tiệm nail là hướng đi có nhiều ưu thế

Sự phát triển của nền kinh tế, sự lên ngôi của những ngành nghề làm đẹp trên mọi miền tổ quốc đã giúp công việc kinh doanh tiệm nail trở nên quen thuộc. Cùng với đó, nhu cầu làm đẹp được mở rộng trong mọi lứa tuổi: từ những bạn trẻ đến những bà nội trợ, từ người trẻ đến người già,...Nhờ việc yêu thích cái đẹp nên mọi người đều tìm đến làm nail để tô điểm cho vẻ đẹp của bản thân.

Thêm đó, vốn đầu tư để kinh doanh một tiệm nail không quá cao, thời gian học việc để làm nail không dài. Đặc biệt, kinh doanh tiệm nail có thể được kết hợp với các dịch vụ như làm tóc, nối mi, trang điểm, gội đầu,...Nhờ vậy, người kinh doanh có thể thu hồi vốn nhanh.

Đó chính là những lý do giúp việc kinh doanh tiệm nail và làm nail trở nên quen thuộc và hút khách.

2. Các mô hình tiệm nail phổ biến hiện nay

2.1 Mô hình tiệm nail quy mô nhỏ

Tiệm nail nhỏ là tiệm nail có chi phí đầu tư không lớn. Dịch vụ được tập trung chủ yếu là làm nail. Nhân viên của tiệm nail chỉ cần 1 - 2 người là đã đủ. Thường, các tiệm nail nhỏ được mở ở khu vực nông thôn, hoặc tại một số địa điểm dân cư không quá đông.

Chủ kinh doanh cũng sẽ là người trực tiếp làm nail để tiết kiệm chi phí. Phần vì tiệm nail nhỏ nên không gian sẽ có phần hạn chế hơn, nhưng vẫn đủ để tiếp 4 - 5 khách hàng cho dịch vụ làm móng.

kinh-doanh-tiem-nail

Mô hình kinh doanh tiệm nail nhỏ

2.2 Mô hình tiệm nail đa dịch vụ

Tiệm nail đa dịch vụ là tiệm có diện tích rộng, thường mở ở khu vực thành phố, thị trấn, nơi đông dân cư. Nguồn vốn để mở mô hình tiệm nail này cao gấp 3, thậm chí đến 5 lần so với tiệm nail nhỏ ở khu vực nông thôn.

Trong các tiệm nail đa dịch vụ, bên cạnh hoạt động làm nail, tiệm còn cung cấp dịch vụ gội đầu, cắt tóc, matxa, trang điểm,...Vì vậy, nhân viên trong tiệm nail đa dịch vụ sẽ đông và có yêu cầu tay nghề với những nhân viên này cũng tương đối cao.

Đây là mô hình tiệm nail phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

kinh-doanh-tiem-nail

Mô hình kinh doanh tiệm nail đa dịch vụ

3. Mở tiệm nail cần số vốn bao nhiêu và cho những chi phí nào?

Khi kinh doanh tiệm nail, chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là những chi phí chính mà bạn cần xem xét và cân nhắc:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây là một trong những chi phí lớn nhất khi kinh doanh tiệm nail. Việc chọn một vị trí thuận lợi và phù hợp sẽ ảnh hưởng đến giá thuê mặt bằng. Vị trí nằm trong khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng và thuận lợi cho việc tiếp cận là một yếu tố quan trọng để xem xét.
  • Chi phí thuê nhân viên: Nếu bạn quyết định thuê nhân viên, điều này sẽ đòi hỏi một khoản chi phí thêm. Bạn cần tính toán số lượng nhân viên cần thiết và lương phù hợp để đảm bảo hoạt động của tiệm nail được diễn ra trơn tru.
  • Chi phí mua dụng cụ, thiết bị: Để thực hiện các dịch vụ nail chất lượng cao, bạn cần đầu tư vào dụng cụ, thiết bị chuyên nghiệp. Bao gồm bàn làm việc, ghế nail, hệ thống đèn, máy móc và các loại mỹ phẩm cần thiết. Đảm bảo chất lượng và sự an toàn của các thiết bị này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Chi phí marketing: Để thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận thị trường, bạn cần đầu tư vào chiến dịch marketing. Bạn có thể sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, in ấn và các hoạt động quảng cáo khác để tạo sự nhận diện và thu hút khách hàng mới.
  • Chi phí trang trí cửa hàng: Trang trí cửa hàng là yếu tố quan trọng để tạo ra một không gian hấp dẫn và thoải mái cho khách hàng. Điều này bao gồm sơn, trang trí, đèn, nội thất và các phụ kiện khác để tạo nên không gian thu hút và chuyên nghiệp.

Vì thế, vốn mở tiệm nail sẽ nằm trong khoảng vài chục triệu đến vài trăm triệu, phụ thuộc nhiều vào quy mô kinh doanh của cửa hàng. Các tiệm nail nhỏ, chuyên một dịch vụ sẽ tốn ít chi phí đầu tư hơn so với tiệm nail đa dịch vụ.

Mức chênh lệch giữa mặt bằng, khu vực mở tiệm cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí ban đầu. Do đó, bạn cần cân nhắc về vốn để có thể xoay vòng khi kinh doanh tiệm nail.

kinh-doanh-tiem-nail

Chi phí kinh doanh tiệm nail

3. Những yếu tố để kinh doanh tiệm nail thành công

Để kinh doanh tiệm nail thành công, có một số yếu tố quan trọng mà bạn nên xem xét:

  • Vị trí mở quán và môi trường xung quanh:
    Chọn vị trí tiệm nail ở một khu vực có nhu cầu cao về dịch vụ làm móng tay và móng chân. Đảm bảo tiệm có không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái để thu hút khách hàng. Tạo một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp để khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến tiệm của bạn.
  • Chất lượng dịch vụ, chuyên môn nhân viên:
    Cung cấp dịch vụ chất lượng cao là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Đào tạo nhân viên với kỹ năng chuyên môn tốt và sử dụng các sản phẩm chất lượng cao để đảm bảo khách hàng hài lòng với kết quả làm móng. Đặt mục tiêu cao về sự chăm sóc và thẩm mỹ để khách hàng cảm thấy đáng giá và trở thành khách hàng trung thành.
  • Tiếp thị và quảng cáo:
    Đầu tư vào hoạt động tiếp thị và quảng bá để giới thiệu tiệm nail của bạn đến khách hàng tiềm năng. Xây dựng một trang web chuyên nghiệp, sử dụng mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến để tăng khả năng tìm thấy và thu hút khách hàng mới. Đồng thời, có thể sử dụng các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi hoặc chương trình thẻ thành viên để khuyến khích khách hàng quay lại.
  • Quản lý tài chính:
    Quản lý tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọng để tiệm nail hoạt động thành công. Đảm bảo rằng bạn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, theo dõi thu chi, và tối ưu hóa lợi nhuận. Nắm bắt các chi phí, giữ sự cân đối giữa giá cả hợp lý và lợi nhuận để duy trì sự bền vững và phát triển kinh doanh.
  • Dịch vụ khách hàng:
    Tạo một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt và tận tâm là cách để xây dựng lòng tin và thu hút khách hàng trung thành. Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc và xử lý phản hồi một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Khách hàng hài lòng có thể trở thành nguồn giới thiệu và quảng cáo miễn phí cho tiệm nail của bạn.

4. Lập kế hoạch kinh doanh tiệm nail có lãi

4.1 Giấy phép kinh doanh khi mở tiệm nail

Khi hoạt động kinh doanh, việc xin giấy phép là quan trọng và cần thiết. Bạn cần đơn các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh cá thể. Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ gồm căn cước công dân, hợp đồng thuê cửa hàng, đơn xin giấy phép kinh doanh.

Trong đó, giấy tờ cần phải có các thông tin như:

  • Thông tin đầy đủ của chủ sở hữu tiệm nai. Gồm tên, địa chỉ, các thông tin về căn cước công dân, cách thức liên lạc.
  • Thông tin tiệm nail: Gồm tên tiệm nail, địa chỉ trên giấy tờ (chú ý tên cửa tiệm không được quá dài, không viết tắt, không chứa từ ngữ thiếu văn hóa,...)
  • Vốn: Đơn vị nhà nước sẽ xem xét số vốn của bạn để duyệt và cấp phép kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh: Bạn cần đăng ký mã ngành nghề lĩnh vực hoạt động và mục tiêu kinh doanh.

Khi đã hoàn thành đăng ký giấy tờ, bạn đăng ký và nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

kinh-doanh-tiem-nail

Giấy phép kinh doanh tiệm nail

4.2 Tìm nhân công tiệm nail

Nếu bạn kinh doanh tiệm nail tại khu vực nông thôn, bạn có thể tự là chủ và cũng là nhân viên của chính mình. Tuy nhiên, lý tưởng nhất, bạn cũng cần đến một người nhân viên có tay nghề để phụ việc và giúp bạn làm việc.

Còn tại các cửa hàng nail lớn, đông khách, số lượng nhân viên có thể lên đến 3 hoặc 5 người và luân phiên theo ca. Trong những dịp lễ Tết, con số này có thể lên đến 6 hoặc 7 người, thậm chí là chục nhân viên.

Thuê nhân viên tiệm nail, bạn có thể tìm đến nhân viên có tay nghề. Lương cho những nhân viên này sẽ cao hơn so với mặt bằng chung. Nhưng đồng thời, họ cũng sẽ giúp tạo thương hiệu của cửa hàng nail. Họ ít khi phạm lỗi, họ biết cách làm hài lòng khách hàng và sẽ là nhân tố quan trọng giúp cửa hàng hoạt động hiệu quả.

Còn nếu bạn chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp và chưa có nhiều vốn cho nhân viên kinh nghiệm, tay nghề, bạn có thể đào tạo học viên. Bạn đào tạo học viên và thuê học viên đó là nhân viên tập sự cho cửa hàng của bạn.

kinh-doanh-tiem-nail

Tìm nhân công cho tiệm nail

4.3 Mở tiệm nail cần chuẩn bị những gì?

Để có thể giúp một tiệm nail có thể đi vào hoạt động, bạn cần chuẩn bị nhiều dụng cụ, đồ nghề. Bạn không thể bớt dụng cụ hay đồ đạc, vì kinh doanh tiệm nail cần phải có đầy đủ những vật dụng thì mới có thể thao tác được. Có thể kể đến là:

  • Kệ sơn móng tay: kệ phải rộng rãi, chứa nhiều loại sơn, vừa làm vật trang trí, vừa là bảo chứng nguyên liệu của tiệm
  • Dụng cụ để làm nail: dũa, máy mài, kéo cắt da, nước tẩy, tăm bông, đèn led,...
  • Ghế cho khách hàng: Loại ghế được khuyến khích sử dụng là ghế có đệm, êm và dễ dàng dọn dẹp
  • Xe đẩy đồ nghề làm nail chuyên dụng: Xe đẩy giúp bạn dễ dàng di chuyển đồ đạc khi cửa hàng đông khách. Đồng thời, cũng sẽ giúp việc sắp xếp dụng cụ trong cửa hàng dễ dàng, nhanh chóng.
  • Các thiết bị vệ sinh như bồn rửa tay, nước rửa tay, khăn lau,...
  • Tủ đựng đồ cá nhân của khách: Nếu là tiệm nail lớn, bạn nên chuẩn bị một tủ đựng đồ cá nhân để khách yên tâm, thư giãn trong quá trình hưởng thụ dịch vụ làm nail.

kinh-doanh-tiem-nail

Thiết bị, vật dụng cần khi kinh doanh tiệm nail

4.4 Kế hoạch marketing tiệm nail hiệu quả

Việc marketing tiệm nail hiện nay không hề khó khăn. Trong thời đại Internet, marketing được thực hiện qua website, qua Facebook, qua Instagram, qua Tik Tok,....

Bạn có thể đăng tải khai trương cửa hàng, chia sẻ những mẫu móng tay đẹp, chia sẻ các bí kíp làm nail hiệu quả,...để khách hàng biết đến cửa hàng của bạn.

Ngoài ra, các hoạt động khuyến mãi, tri ân khách hàng cũng rất cần thiết giúp nâng tầm thương hiệu nail của bạn.

Cửa hàng nail của bạn cũng có thể mở các thẻ dành cho hội viên để có thể giữ chân khách hàng. Thẻ hội viên cũng là cách giúp bạn quảng cáo thương hiệu của tiệm nail.

kinh-doanh-tiem-nail

Kế hoạch marketing tiệm nail

4.5 Setup cơ sở vật chất khi mở tiệm nail

Dù cửa hàng nail của bạn lớn hay nhỏ bạn thì việc thiết kế cửa hàng sang trọng, thanh lịch là rất cần thiết. Một không gian làm đẹp cần có sự nhẹ nhàng, tinh tế lại sang trọng. Bởi, khách hàng đến là để làm đẹp. Họ không thể yên tâm nếu cửa hàng của bạn bừa bộn và không thuận mắt.

Đặc biệt, bạn nên chú ý vào thiết kế nội thất tiệm nail, vì đây chính là nơi khách hàng thư giãn, nghỉ ngơi. Các tủ đồ cần đựng được đóng cố định trên tường để tối ưu không gian. Ngoài ra, các vật dụng cần được sắp xếp khoa học, gọn gàng. Bạn có thể chú ý đến yếu tố mùi hương khi kinh doanh tiệm nail.

Hãy cho khách hàng những cảm nhận thoải mái nhất để họ luôn muốn đến cửa hàng của bạn.

kinh-doanh-tiem-nail

Setup cơ sở vật chất khi mở tiệm nail

4.6 Mặt bằng khi mở tiệm nail

Chi phí mặt bằng là chi phí lớn nhất mà người kinh doanh tiệm nail cần quan tâm. Khi bạn chọn kinh doanh tiệm nail tại khu vực trung tâm, đông người, giá thành thuê mặt bằng sẽ rất cao, có thể lên đến vài chục triệu đồng trên tháng.

Còn với những khu vực kinh doanh trong ngõ, trong hẻm, giá của tiệm nail có thể sẽ mềm hơn. Nhưng để có thể kinh doanh trong khu vực khuất người, bạn cần phải biết cách marketing cửa hàng để khách hàng biết đến và tìm đến cửa hàng nail của bạn. Giá của việc thuê cửa hàng trong khu vực ngõ sẽ được giảm đi khoảng 15 - 20% so với mặt đường. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí cho việc đầu tư các trang thiết bị của tiệm.

Bạn cũng có thể tham khảo các địa điểm gần chợ, gần trường học, gần chung cư,...chứ không chỉ là mặt đường. Ngoài ra, còn cần tránh không chọn kinh doanh tiệm nail tại các con đường đã có những cửa hàng nail nổi tiếng.

Một bí kíp khác giúp cửa hàng của bạn hoạt động hiệu quả đó là hãy tìm kiếm mặt bằng gần các cửa hàng quần áo, mỹ phẩm và các tiệm liên quan đến làm đẹp. Bởi, tâm lý của khách hàng là đi mua sắm một lượt. Và chắc chắn, họ sẽ rất hài lòng với việc có thể làm nail trong một lượt di chuyển.

kinh-doanh-tiem-nail

Chọn mặt bằng khi mở tiệm nail

4.7 Chuẩn bị bảng giá, card visit, đồng phục nhân viên

Việc kinh doanh cần phải có sự rõ ràng. Vì thế, việc bạn đã có sẵn bảng giá khi làm nail sẽ giúp khách hàng thấy an tâm và không bị hớ. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp khách hàng lần đầu đến làm nail chủ động hơn trong chi phí làm đẹp của mình.

Card visit chính là hình thức marketing mà bạn có thể áp dụng. Vì card visit là cách mà thương hiệu nail của bạn trở nên quen thuộc hơn với khách hàng.

Một cửa hàng nail mà nhân viên đồng đều sẽ giúp khách hàng không thấy bị “lộn xộn” khi ở trong tiệm nail. Và nếu khách hàng có nhu cầu, thắc mắc, họ cũng sẽ nhanh chóng được giải đáp bởi nhân viên.

kinh-doanh-tiem-nail

Bảng giá khi kinh doanh tiệm nail

5. Những lưu ý vàng khi mở tiệm nail giúp bạn nhanh chóng thu lợi nhuận

5.1 Luôn học hỏi, cập nhật và sáng tạo những mẫu nail mới, thu hút khách hàng

Làm nail là một công việc sáng tạo. Vì thế, bạn phải thường xuyên đổi mới sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, đối thủ trong kinh doanh tiệm nail ngày càng nhiều, nếu không tạo được dấu ấn, cửa hàng của bạn khó có thể trụ vững giữa sự cạnh tranh trên thị trường.

Bạn cần tham khảo những mẫu nail thu hút, mới mẻ. Đặc biệt, phải chú ý đến thị hiếu của khách, bắt trend và luôn khảo sát về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

kinh-doanh-tiem-nail

Cập nhật những mẫu nail mới khi kinh doanh tiệm nail

5.2 Luôn có ý thức trau dồi trình độ, chuyên môn

Dù là chủ hay là nhân viên thì khi kinh doanh tiệm nai, việc trau dồi trình độ chuyên môn là vô cùng cần thiết.

Bạn có thể tham gia các khóa học hướng dẫn làm nail mới mẻ, hiện đại. Ngoài ra, có thể tham gia các cuộc thi uy tín để có thể tăng độ nhận diện cho cửa hàng của bạn. Bạn cũng có thể cho nhân viên tham gia vào các khóa học trau dồi trình độ để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất trong khả năng.

kinh-doanh-tiem-nail

Trau dồi trình độ khi kinh doanh tiệm nail

5.3 Quản lý tiệm nail hiệu quả với Haravan Omnichannel

Tiệm nail luôn tấp nập người ra, người vào. Số lượng khách hàng đông đúc đôi khi sẽ là thách thức cho công việc quản lý của bạn. Nhưng đừng lo lắng, vì Haravan Omnichannel sẽ giải quyết những thách thức, khó khăn của bạn.

Phần mềm quản lý bán hàng của Haravan giúp bạn dễ dàng:

  • Lưu thông tin, chân dung khách hàng: Những dịch vụ khách hàng đã sử dụng, ngày khách đến, lưu ý về khách. Từ đó, bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của cửa hàng nail.
  • Thống kê doanh số, hiệu suất: Với Haravan, bạn sẽ biết thời điểm nào cửa hàng đông khách, thời điểm nào khách ít đến hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có kế hoạch điều chỉnh nhân sự phù hợp.
  • Thanh toán trực tuyến: Haravan hỗ trợ thanh toán trực tuyến cho mọi khách hàng. Từ thẻ ngân hàng, QR code, đến chuyển khoản, Paypal,...Do đó, khách hàng đến cửa hàng nail không cần lo lắng hay quan ngại về việc thanh toán.

kinh-doanh-tiem-nail

Quản lý tiệm nail hiệu quả với Haravan Omnichannel

6. Kết luận

Kinh doanh tiệm nail là một hướng kinh doanh tiềm năng. Khi nhu cầu làm đẹp của các chị em lên ngôi, việc phát triển kinh doanh tiệm nail sẽ giúp bạn có được những nguồn lợi khổng lồ. Tin rằng, các gợi ý từ chúng tôi sẽ giúp việc kinh doanh tiệm nail của bạn trở nên dễ dàng, đơn giản hơn và sớm đạt được những thành tựu lớn!

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: