Mô hình quán nhậu bình dân là sự lựa chọn ưu tiên cho những bạn thích kinh doanh quán ăn với số vốn vừa phải, hướng đến với những khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn bí quyết kinh doanh quán nhậu bình dân ít vốn nhưng vẫn đảm bảo đông khách có lợi nhuận tốt.
1. Nhận diện mô hình quán nhậu bình dân
Các mô hình quán nhậu bình dân hiện nay khá đa dạng và dễ thấy ở các con đường tập trung ăn uống, gần các khu dân cư, trường học, khu công nghiệp,… Thực đơn của các quán nhậu vô cùng phong phú như: các quán nướng, quán lẩu hải sản, lẩu dê, lẩu bò, quán ốc,… Tùy vào nhu cầu của bạn mà có thể lựa chọn kinh doanh quán nhậu phục vụ một món đặc sản hoặc kết hợp menu đa dạng nhiều món để đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Quán nhậu bình dân là sự lựa chọn cho những bạn thích kinh doanh vốn ít
2. Điều kiện để mở quán nhậu bình dân
Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Cách mở quán nhậu thành công đầu tiên là bạn phải nắm được các điều kiện cần thiết khi kinh doanh, để tránh được những vấn đề rủi ro phát sinh không đáng có về vốn cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bạn nên chọn những địa điểm có những đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến như gần khu công nghiệp, khu dân cư,… Buôn có bạn bán có phường, đừng chọn những nơi quá heo hút, không có ai buôn bán giống bạn. Điều này sẽ không thể tạo nên hiệu ứng ăn uống đông đúc nhộn nhịp, khách hàng cũng sẽ ngại đến những khu quá vắng vẻ.
Nếu bạn chỉ muốn mở quán nhậu vỉa hè thì sẽ đơn giản hơn vì không cần mặt bằng quá rộng. Để kinh doanh hợp lệ và không bị đóng phạt, bạn cần liên hệ quản lý khu vực ở nơi đó để xin thuê địa điểm mở bán.
Lựa chọn địa điểm có nhiều người qua lại thuận lợi kinh doanh quán nhậu
2.2 Đăng ký giấy phép kinh doanh
Mở quán nhậu cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Bất kể bạn mở nhà hàng quán nhậu vỉa hè, bình dân hay có địa điểm mặt bằng rộng lớn bạn cũng cần phải có giấy phép kinh doanh theo quy định. Tùy vào quy mô kinh doanh, bạn có thể đăng ký theo hộ kinh doanh nếu chỉ mở một quán duy nhất, hoặc pháp nhân công ty nếu bạn muốn mở rộng hệ thống ở khu vực khác trong tương lai. Khi đó, bạn sẽ được phép mở quán nhậu hợp pháp, không lo bị phạt trong quá trình kinh doanh.
2.3 Chứng nhận ATTP vệ sinh an toàn thực phẩm
Bên cạnh giấy phép kinh doanh, chứng nhận ATTP vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy phép bắt buộc bạn phải có trong kế hoạch kinh doanh quán nhậu. Mỗi giấy chứng nhận được cấp sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm tính từ ngày cấp. Sau thời gian đó, bạn có thể xin được cấp chứng nhận mới. Nếu cơ sở của bạn không tuân thủ theo quy định sẽ bị phạt với mức phạt lên đến 200 triệu đồng.
Chứng nhận ATTP còn giúp bạn khẳng định uy tín và chất lượng quán với khách hàng. Bạn có thể dán, treo chứng nhận ở trước quán khách dễ nhìn thấy hơn khi vào quán ăn.
Mẫu giấy chứng nhận ATTP
3. Mở quán nhậu bình dân cần bao nhiêu vốn?
Chi phí mở 1 quán nhậu bình dân là bao nhiêu chắc là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm nhất khi muốn kinh doanh mô hình quán nhậu bình dân. Thực tế sẽ không có một con số cụ thể bởi vốn mở quán nhậu còn phụ thuộc vào mong muốn của bạn, quy mô của quán cũng như nhiều yếu tố liên quan đến việc vận hành quán, như:
- Chi phí cố định: phí thuê mặt bằng, phí nhân viên, chi phí điện nước, chi phí thu mua nguyên liệu,…
- Chi phí theo nhu cầu: biển hiệu quảng cáo, bàn ghế, cây xanh trang trí,…
- Chi phí phát sinh: chi phí hao hụt nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo – giảm giá cho khách hàng,...
4. Những điều cần biết khi mở quán nhậu
Cung như những ngành hàng khác, để kinh doanh quán nhậu hiệu quả, bạn cần phải chuẩn bị trước rất nhiều thứ. Bao gồm vốn, nhân viên, khách hàng tiềm năng, quy trình vận hành và quản lý kinh doanh, quản lý thu chi của quán, quản lý tài sản,… Lập kế hoạch kinh doanh quán nhậu là bước cần thiết để bạn chuẩn bị chu đáo tất cả mọi thứ trước khi bắt tay vào mở quán thật hiệu quả.
4.1 Chuẩn bị vốn
Theo khảo sát kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu hiện nay, chi phí mở quán nhậu bình dân có thể dao động từ 100 – 300 triệu. Do đó, bạn cần chuẩn bị số vốn tối thiểu vài trăm triệu khi quyết định kinh doanh mô hình quán nhậu.
4.2 Chuẩn bị mặt bằng mở quán nhậu
Việc kinh doanh quán nhậu bình dân có đông khách hay không, chi phí cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào vị trí mở quán. Do vậy, để chọn được mặt bằng kinh doanh phù hợp bạn cần tìm hiểu kỹ. Những mặt bằng càng ở mặt bằng lớn hoặc các ngã tư, ngã ba, người đi lại nhiều thì chi phí thuê càng đắt. Ngược lại, mặt bằng ở gần các khu dân cư bình dân, mức thu nhập trung bình hoặc thấp, các khu công dân ở nhiều chi phí sẽ rẻ hơn.
4.3 Chuẩn bị thiết kế xây dựng quán
Mặc dù kinh doanh quán nhậu nhỏ nhưng bạn cũng đừng bỏ qua việc thiết kế xây dựng quán một cách bắt mắt để thu hút khách hàng. Setup quán nhậu với không gian thông thoáng thoải mái, gần gũi sẽ giúp mọi người có thiện cảm với quán của bạn hơn. Vì quán nhậu thường sẽ có mùi bia, mùi thức ăn hay cả mùi thuốc lá, nên phần đông mọi người sẽ không thích những quán có không gian quá bí bách, ngột ngạt.
Setup quán nhậu với không gian thông thoáng thoải mái
4.4 Chuẩn bị thực đơn quán đặc sắc
Một trong những bí quyết kinh doanh quán nhậu thành công đó là chuẩn bị một thực đơn đặc sắc. Khách hàng sẽ có thói quen tìm đến quán có một hoặc một vài món đặc sản và trở thành khách quen. Vậy nên, dù bạn kinh doanh quán một món hoặc menu đa dạng thì hãy chuẩn bị một món “best seller” để làm yếu tố thu hút khách nhé.
Chuẩn bị một món “best seller” để làm yếu tố thu hút khách
4.5 Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Để đảm bảo quán nhậu mở cửa ổn định, thực đơn đầy đủ các món mỗi ngày, bạn chắc chắn phải đảm bảo được số lượng và chất lượng nguyên liệu. Bạn có thể lấy hàng từ các chợ đầu mối lớn của thành phố, hoặc những đại lý cung cấp hàng sỉ.
Tuy nhiên, dù lấy ở đâu bạn nên ưu tiên nguồn hàng tươi, sạch đảm bảo vệ sinh. Đừng vì quá ham lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu quá rẻ, không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến những rắc rối ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng và tổn thất kinh doanh cho quán nhậu của bạn.
4.6 Thủ tục xin chứng nhận ATTP
Đây là thủ tục phải có khi bạn kinh doanh mô hình quán nhậu bình dân. Bạn có thể tìm hiểu và tự chuẩn bị hồ sơ hoặc có thể liên hệ đến những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký xin chứng nhận ATTP vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Có giấy chứng nhận ATTP để an tâm kinh doanh
4.7 Chuẩn bị đội ngũ nhân viên
Dù kinh doanh quán nhậu vỉa hè hoặc quán nhậu lớn thì bạn đều cần chuẩn bị số lượng nhân viên nhất định cho các vị trí như: nhân viên phục vụ, đầu bếp, tạp vụ, thu ngân,… Thời gian khai trương ban đầu, quán chưa quá đông khách bạn có thể chỉ cần mỗi vị trí 1 người. Nhưng khi quán đã đi vào hoạt động ổn định, bạn cần chuẩn bị thêm nhân viên để đáp ứng đủ với nhu cầu và số lượng khách.
4.8 Xây dựng quy trình hoạt động và kiểm soát quán
Một trong những ý tưởng kinh doanh quán nhậu hiệu quả nhất đó là có quy trình hoạt động và kiểm soát quán bài bản. Một số quán khi kinh doanh thường rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ rằng quán nhỏ nên không cần phải làm quy trình quản lý cửa hàng phức tạp. Tuy nhiên, về lâu dài, khi chi phí và các vấn đề phát sinh ngày càng nhiều, chủ quán rất dễ rơi vào tình trạng rối, không tìm được lý do thất thoát ở đâu.
Quy trình quản lý mô hình quán nhậu bình dân bao gồm: quản lý bill, quản lý nhân viên, quản lý doanh thu, quản lý chi tiêu của quán,…
Xây dựng quy trình hoạt động và kiểm soát quán
4.9 Xây dựng kế hoạch quảng cáo quán
Quảng cáo là cách kinh doanh quán nhậu thông minh mà bạn nên lưu ý. Một hàng quán mở ra không tự nhiên đông khách mà chắc chắn phải có hoạt động marketing, quảng cáo thu hút khách hàng.
Các hoạt động quảng cáo ít chi phí như đem lại hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như: phát tờ rơi, dựng standee hoặc treo băng rôn trước quán gây chú ý, đăng bài trên các group hội nhóm ăn uống hay review ẩm thực, nhờ bạn bè giới thiệu cho người thân, đồng nghiệp nhận giảm giá,…
5. Làm sao để quản lý quán nhậu hoạt động hiệu quả?
Hiện nay, đối với mô hình kinh doanh quán nhậu, rất nhiều người áp dụng phần mềm quản lý vào trong công tác vận hành quán. Thay vì việc bạn phải dành hết thời gian có mặt tại quán, thu thập và báo cáo thủ công mỗi ngày, phần mềm quản lý sẽ giúp bạn theo dõi mọi việc một cách khoa học và tự động hơn.
Không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, quản lý được cửa hàng ngay cả khi ở xa, phần mềm quản lý tự động còn giúp cho nhân viên dễ dàng order món và công tác tính bill diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó, bạn sẽ giảm bớt gánh nặng lo lắng về thất thoáng bill mỗi ngày.
6. Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm mở mô hình quán nhậu bình dân từ Haravan. Hi vọng bài viết giúp bạn tự tin hơn trong việc quản lý và vận hành cho quán nhậu sắp khai trương của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ về giải pháp sử dụng phần mềm trong quản lý quán nhậu, hãy liên hệ Haravan – nơi cung cấp các giải pháp quản lý bán hàng đa kênh để được hỗ trợ tư vấn chi tiết. Chúc bạn thành công với ý tưởng kinh doanh quán nhậu của mình.
>> Xem thêm bài viết liên quan: