Mở một cửa hàng bán lẻ tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng. Có nhiều vấn đề rất phức tạp nếu muốn triển khai kênh bán lẻ tại cửa hàng. Vậy các yếu tố liên quan đến chất lượng bán hàng, cách giúp kinh doanh phát triển và hạn chế những rủi ro là gì? Cùng Học viện Haravan tìm hiểu những vấn đề này nếu bạn có dự định mở cửa hàng bán lẻ hoặc củng cố lại cửa hàng của mình nhé.
1. Tuyển chọn nhân viên
Bạn có thể có giá tốt, sản phẩm tốt, tính tiện lợi tốt hấp dẫn đối với mọi người, và bạn cũng có một chính sách dịch vụ khách hàng tốt trên giấy, nhưng nếu bạn không có sự giúp đỡ của những nhân viên bán hàng tốt, bạn vẫn khó có thể thành công.
Vậy thì nên thuê những nhân viên bán hàng như thế nào? Không dễ tí nào, ngay cả những người quản lí kinh nghiệm cũng thú nhận họ đã từng thể thuê nhầm người. Chưa kể đến vòng đời của một nhân viên bán hàng thường rất ngắn, cao lắm khoảng 1,5 -2 năm hoặc có thể lâu hơn tùy vào chế độ chăm sóc nhân viên và...nhiều yếu tố khác nữa. Việc thuê nhầm người là không tránh khỏi, tuy nhiên có thể hạn chế nếu bạn phân tích nhu cầu của mình và tìm người đáp ứng tốt những nhu cầu ấy.
>> Xem ngay: 6 cách khen thưởng nhân viên mà không phải trả thêm tiền
Thường trong lĩnh vực bán lẻ, bạn cần thuê người theo những tiêu chí sau đây:
Người thích bán hàng và tự hào khi chốt được một giao dịch bán hàng.
Người có tính tự chủ mà bạn có thể tin tưởng rằng người ấy sẽ đến nơi làm việc đều đặn hàng ngày.
Người thông minh, học nhanh và thích mở rộng kiến thức.
Người có diện mạo tươi, vui vẻ thể hiện hình ảnh cửa hàng một cách tích cực
Người thích tiếp xúc và quan hệ được với những người khác.
Người không tỏ ra mình quan trọng, nhưng cũng không bị choáng ngợp quá mức bởi sự quan trọng của khách hàng thuộc dạng VIP.
Người ân cần với khách hàng, với đồng nghiệp và với cấp quản lý.
Người có tham vọng sẽ trở thành như bạn, hay muốn một ngày nào đó sẽ … có cửa hàng riêng.
Tức nhiên là còn có một số tiêu chí khác mà bạn cũng muốn xem xét như hình thức, cách ăn nói, tố chất, kinh nghiệm trong công việc…
2. Rèn luyện nhân viên bán hàng
Tuyển được một người bán hàng vừa ý là không phải dễ. Do vậy bạn phải dành thời gian kèm cặp để người mới nầy có thể hội nhập với môi trường làm việc mới, và trở thành nhân viên hữu ích gắn bó lâu dài với bạn.
Bạn phải cử một người nhân viên kỳ cựu kềm cặp người mới nầy, hoặc chính bạn lãnh trách nhiệm này. Đặc biệt là trong thời gian hai tuần đầu làm quen với công việc, làm quen với các mặt hàng và các qui trình công việc trong cửa hàng.
Bạn phải bố trí người bán hàng mới làm việc bên cạnh một người cũ mẫu mực để người mới có thể nghe được cách mà người cũ tiếp chuyện với khách hàng, điều nầy giúp cho người mới cảm nhận được mọi việc được thực hiện như thế nào trong cửa hàng. Người nhân viên cũ được phân công huấn luyện người mới cũng phải ở gần bên người mới sao cho anh ta có thể nghe được người mới tiếp chuyện khách hàng. Điều nầy giúp anh ta đưa ra những nhận xét và những lời khuyên đối với người mới vào mỗi cuối ngày.
Cuối hai tuần làm quen công việc, bạn phải ngồi lại với người mới để đưa ra những đánh giá chung về hiệu quả công việc cũng như là những đề nghị về những điều cần cải thiện, khắc phục.
Định kỳ bạn cũng cần gặp gở trực tiếp với từng nhân viên trong cửa hàng (kể cả người làm tốt) để đánh giá hiệu quả công việc, và lắng nghe những đề nghị của họ về cách làm thế nào cải thiện hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn.
>> Xem ngay 6 cách cạnh tranh lành mạnh giúp xây dựng đội ngũ và cải thiện năng suất
3. Thu thập thông tin khách hàng
Bạn khó có thể tổ chức được những chương trình marketing hiệu quả cho cửa hàng của mình nếu bạn không đầy đủ thông tin về khách hàng hiện hữu của bạn và khách hàng tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là khách hàng của bạn, họ muốn điều gì, làm thế nào để tiếp cận họ, làm thế nào để phát triển thêm… Bạn cần nắm được thông tin thống kê chung về những người sống ở khu vực gần cửa hàng của bạn và những người thường xuyên đi ngang qua khu vực cửa hàng.
Bạn cũng cần biết những thông tin rất cụ thể về khách hàng như sở thích và thói quen mua sắm của họ. Thông thường những nhà bán lẻ nhỏ thường bỏ qua điều quan trọng nầy bởi vì họ cho rằng thu thập thông tin nhân chủng học và những thông tin cần thiết khác thường mất nhiều thời gian và quá tốn kém. Sự thật không hẳn là như vậy. Đa số những thông tin nhân chủng học đều có sẵn từ chính quyền địa phương, khu phố, phường.
Bạn cũng có thể tự tổ chức những chương trình điều tra nhỏ nhằm thu thập thông tin với một ngân sách vừa phải. Bạn có thể mướn một vài học sinh, sinh viên làm thêm giờ đi vào các khu phố chung quanh khu vực điểm bán lẻ của bạn để thu thập thông tin trong vài ngày. Những chương trình điều tra như thế nầy sẽ không tốn của bạn quá nhiều tiền.
Hoặc nếu có khá tiền hơn, ban có thể thực hiện qui mô điều tra lớn hơn như việc các công ty sửa tài trợ tổ chức chương trình hè cho học sinh và qua đó thu thập thông tin về học sinh và phụ huynh là một ví dụ.
>> Tìm hiểu ngay Đòn bẫy để thu thập data khách hàng
4. Chọn sản phẩm phù hợp
Bạn phải có những dòng sản phẩm có chất lượng tốt để khách hàng cảm nhận rằng những sản phẩm ấy xứng đáng với cái giá mà họ trả.Nếu có thể được, dòng sản phẩm của bạn phải khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh chính của bạn, trừ phi bạn muốn cạnh tranh đối đầu với những đối thủ đó. Nếu bạn bán áo quần thì bạn nên bán đủ tất cả các size. Điều quan trọng hơn cả là bạn muốn định vị cửa hàng của mình là một cửa hàng có những điểm khác biệt, hơn hẳn những cửa hàng cùng lọai khác.
>> Tham khảo ngay 12 ý tưởng kinh doanh hiệu quả, tiềm năng cho người mới khởi nghiệp
5. Cần cung cấp dịch vụ khách hàng
Khách hàng xem dịch vụ là một phần rất quan trọng trong quá trình phục vụ bán lẻ. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ làm cho khách hàng quay lại, trong khi dịch vụ kém có thể có nghĩa là quan hệ với cửa hàng ấy xem như chấm dứt. Thêm vào đó, nhờ vào quảng cáo truyền miệng danh tiếng của một cửa hàng có dịch vụ khách hàng tốt có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh khác. Nhưng trên tất cả, dịch vụ khách hàng tốt còn có nghĩa lợi nhuận cao hơn. Một khi đã hài lòng, khách hàng thường chấp nhận trả cao hơn để có được dịch vụ cộng thêm ấy.
Vậy dịch vụ khách hàng tốt có ý nghĩa gì?
Mọi người trong cửa hàng hiểu rằng chỉ khi một khách hàng hài lòng, khách hàng ấy mới có thể trở thành khách hàng thường xuyên. Ngược lại, một khách hàng thường xuyên có thể nhanh chóng trở thành khách hàng cũ nếu kỳ vọng của khách hàng ấy không đựơc đáp ứng.
Mọi người ý thức được rằng dịch vụ khách hàng là trách nhiệm của tất cả mọi người, không thể có một mắc xích yếu trong tòan bộ dây chuyền.
Khả năng dự đóan nhu cầu của khách hàng và đáp ứng những nhu cầu ấy.
Giải pháp dự phòng cho một vấn đề có thể xãy ra trước khi vấn đề đó trở nên nghiêm trọng.
Truyền thông hai chiều với khách hàng. Lắng nghe ý kiến của khách hàng, và thực hiện những đề xuất của khách họ.
Mọi người ý thức rằng khách hàng là luôn luôn đúng, và nên nhớ rằng bạn cần khách hàng hơn là khách hàng cần bạn.
>> Cùng Haraloyalty gia tăng lượng khách trung thành của bạn
5.1 Một số dịch vụ phổ biến
Để khỏi phải cạnh tranh bằng giá chiến lược bán lẻ tốt nhất có lẽ là kêt hợp sản phẩm tốt với dịch vụ làm hài lòng khách hàng. Xin giới thiệu một số dịch vụ khách hàng để các bạn tham khảo. Dịch vụ khách hàng tốt có thể bao gồm:
Dịch vụ gói quà biết miễn phí hoặc với phí phải chăng.
Dịch vụ đóng gói và giao hàng tận nơi miễn phí
Chính sách rõ ràng về đổi hàng hỏng hay trả lại tiền nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm.
Dịch vụ lắp đặt miễn phí hay với mức phí phải chăng đối với sản phẩm cần lắp đặt.
Gọi cho khách hàng đã mua số lượng hàng lớn để hỏi xem khách hàng có gì không hài lòng.
Nếu bạn bán áo quần, dịch vụ đơm lại nút bất kỳ lúc nào nút áo quần bị rơi ra. (khách hàng chỉ việc mang áo, quần đến cửa hàng).
Lưu giữ những lọai nút tại cửa hàng để dự phòng trường hợp khách hàng bị rơi nút.
Dịch vụ đánh xi miễn phí đối với khách hàng mua giầy mới.
Nhận đặt hàng đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Dịch vụ đặt hàng để khách hàng có thể gọi đến yêu cầu giữ lại một món hàng mà họ muốn mua nhưng chưa có thời gian.
Cung cấp nước uống, cà phê, trà miễn phí.
Có nhân viên mang hàng ra tận xe cho khách hàng.
Tổ chức dịch vụ trông trẻ, hay góc chơi của trẻ để bố mẹ có thể gởi trẻ trong khi đi mua sắm.
Nếu cửa hàng bán sản phẩm kỹ thuật, tổ chức seminar để giới thiệu về sản phẩm và công nghệ mới.
Khuyến khích khách hàng gọi đến nếu họ có thắc mắc về sản phẩm (sản phẩm kỹ thuật).
5.2 Mang lại sự tiện lợi
Mọi doanh nghiệp bán lẻ đều phải truyền tải ý nghĩa của một cửa hàng tiện lợi. Nó có nghĩa tiện lợi về mặt vị trí, thời gian mở cửa đối với đối tượng khách hàng mà cửa hàng đó nhắm đến. Chính vì lý do đó cửa hàng tiện lợi có thể bán giá cao hơn so với các cửa hàng thông thường khác. Điều đó không có nghĩa rằng tất cả các cửa hàng đều phải nằm ở góc đường kế bên khu dân cư là đối tượng mà cửa hàng đó nhắm đến, và phải luôn luôn mở cửa đến quá nữa đêm.
Vị trí và thời gian mở cửa của cửa hàng phải phù hợp với thực tế và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trọng tâm và khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn nếu bạn mở một cửa hàng ở khu trung tâm mà lại chỉ mở cửa từ 9g sáng đến 5h30 chiều, bạn chỉ dành cho khách hàng văn phòng của mình có 30 phút để đi mua sắm sau khi họ tan sở vào lúc 5g chiều, và như thế thì không thể gọi là tiện lợi.
Cũng như là nếu bạn mở một cửa hàng cho thuê phim, nhưng lại nằm trên tầng cao của một khu căn hộ, và muốn lên cửa hàng của bạn khách hàng phải trả tiền thuê giữ xe. Rõ ràng cửa hàng của bạn không tiện lợi bằng một cửa hàng ngay đầu ngõ, khách hàng chỉ tạt vào trong vài phút là có thể có được thứ họ cần mà không phải mất nhiều thời gian và tốn thêm chi phí phụ khác.
Yếu tố tiện lợi khác có thể tính đến là: gần đầu mối giao thông như trạm dừng xe buýt, nhà ga, nằm bên lề phải, ở vị trí ít xãy ra kẹt xe, có nơi đỗ xe v.v.
Bạn phải tìm hiểu và nghiên cứu những điểm nào là những yếu tố tiện lợi đối với khách hàng trọng tâm và khách hàng tiềm năng của bạn.
5.3 Sự hỗ trợ của nhà cung cấp
Chủ cửa hàng bán lẻ nên tranh thủ sự ủng hộ của các nhà cung cấp hàng hóa. Nhiều nhà cung cấp sẵn sàng những gói hỗ trợ khác nhau tùy vào qui mô và vị trí của cửa hàng, từ thiết kế cửa hàng, vật dụng tiếp thị và trưng bày hàng,các chương trình khuyến mãi, bảng hiệu, hỗ trợ các sự kiện đặc biệt như lễ hội, quảng cáo và huấn luyện nhân viên.
Vậy nếu bạn là nhà bán lẻ, hãy mạnh dạn chia sẻ với nhà cung cấp những nhu cầu của bạn và yêu cầu họ hỗ trợ.
Hãy cho các nhà cung cấp thấy rằng bạn sẵn sàng quảng bá và bán các sản phẩm của họ, và hãy chủ động hỏi xem họ có những chương trình, hoạt động hỗ trợ gì hàng năm.
Bạn cũng có thể khuyến khích nhà cung cấp sử dụng cửa hàng của bạn để giới thiệu sản phẩm mới trước khi tung ra đại trà.
6. Áp dụng một chính sách giá tốt
Giá không phải là một vấn đề đơn giản như nhiều người nghĩ. Bạn muốn khách hàng của mình cảm nhận rằng giá của bạn là xứng đáng với món hàng mà họ mua, nhưng khái niệm “giá xứng đáng” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiều người. Vị trí tiện lợi và giờ mở cửa của cửa hàng bạn, chất lượng của sản phẩm nói chung, và dịch vụ khách hàng của bạn cũng đều có tác động đến sự cảm nhận của khách hàng về khái niệm “giá xứng đáng”.
Nếu cảm nhận của khách hàng về những yếu tố trên đều là cảm nhận tốt, thì điều đó có nghĩa rằng giá của bạn là xứng đáng. Ngược lại, khách hàng sẽ cho rằng giá của bạn là “cao” nếu họ có những cảm nhận không tốt.
Bạn phải có một chính sách giá chung cho toàn cửa hàng. Bạn định bán đúng giá và sẽ giữ giá lâu dài?
Bạn sẽ luôn đặt mức giá trần cho các sản phẩm mới, rồi sẽ giảm giá theo thời gian?
Hay bạn sẽ theo chính sách “giá thấp hàng ngày”? Hay bạn sẽ theo chính sách mà nhiều khách hàng đã đâm nghiện: sales, sales, sales (mua hàng giảm giá)?
Mỗi chính sách đều có những ưu điểm và nhược điểm mà bạn phải quyết định cho mình. Các cửa hàng cao cấp thường giữ đúng giá và chỉ sales hiếm hoi một hoặc hai lần trong một năm. Các cửa hàng nầy cho rằng hình ảnh của cửa hàng sẽ bị ảnh hưởng nếu sales nhiều quá. Nhiều chuyên gia thường chỉ trích những cửa hàng đặt giá ban đầu cao hết mức để rồi nhanh chóng hạ giá sau một thời gian ngắn. Họ cho rằng làm như thế khách hàng sẽ quen và sẽ có tâm lý “chờ hạ giá” rồi mới mua.
Những cửa hàng theo chính sách “giá thấp hàng ngày” thường đặt giá bán thấp hơn giá thị trường và duy trì giá này trong một thời gian dài, họ hiếm khi giảm giá. Một khi khách hàng đã quen với chính sách giá nầy của cửa hàng, cửa hàng sẽ không phải tốn nhiều tiền quảng cáo khuyến mại.
Tuy nhiên, có một điều cần quan tâm là nhiều khách hàng có suy nghĩ rằng giá thấp đi đôi với chất lượng thấp.
>> Tìm hiểu Định giá sản phẩm: Doanh nghiệp mới nên định giá sản phẩm như thế nào?
7. Tiêu chí đánh giá khuyến mại
5 tiêu chí sau đây có thể được dùng để đánh giá chất lượng một chương trình khuyến mãi, trước khi chính thức chi tiền thực hiện.
1. Liệu chương trình này sẽ giúp thu hút thêm khách hàng mới / làm khách hàng cũ quay lại / hay sẽ tạo ra thêm cơ hội kinh doanh mới cho bạn?
2. Liệu những khách hàng mà chương trình khuyến mại sẽ thu hút có đúng là loại khách hàng mà bạn muốn?
3. Liệu chương trình khuyến mại có làm tăng uy tín và hình ảnh của cửa hàng? Hay là nó sẽ làm giảm uy tín của cửa hàng?
4. Liệu chương trình nầy có có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh hiện tại của cửa hàng – vì nó thu hút quá nhiều khách hàng đến nổi bạn sẽ không thể phục vụ những khách hàng thường xuyên tốt như lâu nay bạn vẫn thường phục vụ?
5. Hiệu quả cuối cùng là gì? Liệu chương trình nầy có hiệu quả về mặt chi phí không? Và cùng với một ngân sách như vậy, liệu bạn có thể làm một chương trình khác có hiệu quả hơn hay không?
>> Thông tin bổ sung: 35 Tuyệt chiêu khuyến mãi dễ áp dụng trong kinh doanh (Phần 1)
8. Cửa hàng có nên niêm yết giá?
Hàng hóa trưng bày trong cửa hàng có nên treo giá? Những cửa hàng thường xuyên treo giá thì cho là họ làm như vậy để khách hàng, người mua lẫn người không mua, đều biết mức giá của những sản phẩm bán trong cửa hàng, và đồng thời nhấn mạnh những sản phẩm độc đáo, đặc biệt, cũng như là những sản phẩm đang được giảm giá đặc biệt.
Nhưng cũng có nhiều lý do để không niêm yết giá hàng bán. Nhiều chủ cửa hàng cho rằng việc không niêm yết giá góp phần lôi cuốn khách hàng vào cửa hàng, tạo ra nhiều cơ hội thương lượng giá và bán được nhiều hàng. Họ cho rằng, niêm yết giá khiến cho khách hàng bỏ đi ngay mà không có cơ hội thương lượng.
Nhiều chủ cửa hàng thì cho rằng họ không niêm yết giá vì họ không muốn tham gia cuộc chiến giá cả với các cửa hàng cạnh tranh. Nhưng cũng có nhiều chủ cửa hàng cho rằng niêm yết giá tạo cho cửa hàng một hình ảnh cao cấp. Người ít tiền sẽ cảm thấy họ không đủ tiền để mua sắm tại cửa hàng này, trong khi đối với những người khá giả họ cảm thấy cửa hàng là cao cấp, giá cả thể hiện đẳng cấp chất lượng.
9. Cải thiện hình ảnh cửa hàng
Có thể nói hình ảnh của cửa hàng bắt đầu từ lề đường. Bạn muốn toàn bộ cửa hàng của bạn nổi bật so với các cửa hàng khách cùng khu vực từ lề đường đến tiền sảnh cho đến bảng hiệu. Hãy cố thực hiện các điểm sau:
Nếu luật cho phép, hãy thử nghĩ cách cải thiện lề đường ngay trước mặt cửa hàng. Một dải lề đường bằng gạch lát đỏ có thể là một cách để làm cho cửa hàng của bạn trông có vẻ nổi bật so với các cửa hàng khác? Hay là một dải gạch lát đỏ dẫn vào lối vào của cửa hàng?
Nếu trước cửa hàng bạn có cây, hãy trồng hoa chung quanh gốc cây. Trồng hoa ở các vị trí thích hợp trước cửa hàng tạo ra một không gian hấp dẫn, và làm trung hòa tác động do những cây khác gây ra.
Nếu lề đường của bạn rộng và luật cho phép, hãy đặt một hoặc hai chiếc băng ghế ngay ở vị trí mé rìa cửa hàng theo hướng nhìn vào cửa hàng. Bất cứ ai ngồi nghỉ chân ở chiến ghế sẽ có cơ hội nhìn vào cửa hàng của bạn.
Nếu chi phí thuê bao điện thoại nội hạt không quá cao, trước cửa hàng hãy đặt một chiếc điện thoại cho phép những khách bộ hành đi ngang qua có thể dừng lại và gọi nội hạt miễn phí. Khách vãng lai sẽ xếp hàng để gọi nhờ điện thoại và trong khi chờ đến phiên mình họ sẽ có dịp ngắm nghía những mặt hàng bày bán trong cửa hàng bạn.
Giữ lề đường trước mặt cửa hàng sạch sẽ, đẹp bằng cách cho người quét nhiều lần trong ngày. Mặt tiền dơ bẩn là một điểm trừ cho cửa hàng.
>> Xem ngay: 6 cách để cải thiện hình ảnh và tạo nhận diện thương hiệu
10. Sử dụng công cụ quản lý bán hàng
Nếu cửa hàng còn ở quy mô rất nhỏ (do mới mở và ít vốn), quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc thậm chí chỉ cần sổ sách để ghi chép các hoạt động như nhập xuất hàng, thu chi tiền… hàng ngày.
Nếu quy mô lớn hơn, nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn thì bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho tức thời, quản lý doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – ko nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa… khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng, siêu thị,…
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm bán hàng, bạn có thể tham khảo qua giải pháp Omnichannel của Haravan. Công cụ quản lý bán hàng tại cửa hàng chỉ là 1 chức năng nhỏ có tên Hararetail trong gói giải pháp Haravan Omnichannel. Trọn bộ Haravan Omnichannel giúp các bạn bán hàng đa kênh không chỉ gói gọn ở một cửa hàng bán lẻ mà là nhiều cửa hàng bán lẻ, bán hàng trên website, bán hàng trên facebook, bán hàng trên zalo, diễn đàn và các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Sendo,... Tất cả điều quản lí tập trung, xem chi tiết Haravan Omnichannel.
11. Lên kế hoạch cho các chương trình Marketing và chăm sóc khách hàng
Không phải thời điểm nào, nhu cầu mua hàng của khách hàng cũng như nhau. Để kích thích khách mua hàng, cửa hàng nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hợp lý với từng thời điểm để duy trì lượng khách hàng thường xuyên của cửa hàng, tránh trường hợp công việc kinh doanh bị ảnh hưởng do có thời điểm không có khách hàng.
Để phục vụ cho các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng, nên lựa chọn những phần mềm bán hàng có chức năng hỗ trợ marketing như: SMS marketing, email marketing, tạo chương trình khuyến mãi,… để đạt được hiệu quả tốt nhất.
>> Xem thêm: 6 bước lập kế hoạch Marketing chi tiết cho Startup
12. Trưng bày hàng hóa
Chỉ một số lượng tối thiểu hay chất đầy hàng hóa? Vâng, vấn đề tùy thuộc vào mục tiêu mà bán muốn đạt được.
Những cửa hàng bầy rất ít hàng thường thường muốn chuyển tải một hình ảnh cao cấp. Bằng cách chỉ trưng bày một số lượng hàng hóa hạn chế, thông điệp mà họ muốn chuyển đến khách hàng là: hàng của họ là hàng độc chứ không phải là hàng phổ biến đại trà; hai là họ chỉ nhắm phục vụ một giới khách hàng nào đó chứ không phải tất cả mọi người.
Còn những cửa hàng trưng bầy đầy hàng hóa như cửa hàng giầy, cửa hàng dụng cụ đồ nghề, cửa hàng thuốc tân dược… chuyển tải đến khách hàng rằng họ có đầy đủ những mặt hàng phổ biến, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng
>> Tham khảo ngay: Thiết kế shop quần áo nữ nhỏ đẹp - Tận dụng tối đa không gian
12.1 Cửa sổ bầy hàng chuyển động?
Sự chuyển động thu hút sự chú ý của khách qua đường, làm cho họ quan tâm đến cửa hàng của bạn.
Một số người bán lẻ cho rằng sự chuyển động của vật trưng bày hàng cũng như là những ánh đèn nhấp nháy chỉ làm cho khách hàng chú ý đến những gì có liên quan đến chúng, họ sẽ bỏ qua những thứ khác. Cũng với một lý do như vậy, những người khác thì tin rằng bạn sẽ đạt được mục tiêu mà bạn đề ra nếu món hàng hay thông điệp mà bạn muốn mọi người chú ý đến là tâm điểm của sự chuyển động hay nhấp nháy. Sản phẩm ngôi sao được đặt đúng vào vị trí ngôi sao còn những sản phảm khác thì hỗ trợ cho sản phẩm ngôi sao.
Một hình thức chuyển động gây chú ý khác là sử dụng nhân viên biểu diễn. Theo chúng tôi thì nhân viên biểu diễn nhiều khi lại không hiệu quả vì nếu anh ta hay cô ta biểu diễn quá hay thì chỉ làm mọi người chú ý và nhớ đến họ. Còn sản phẩm trưng bày thì không được mấy ai lưu tâm.
12.2 Sử dụng mái che, mái cuốn
Nên cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định có nên sử dụng mái che và mái bạt cuốn ở cửa ra vào và cửa số để thể hiện tên cửa hàng và trang trí bên ngoài cửa hàng.
Giúp bạn thiết kế hình ảnh bên ngoài cửa hàng phải là một người thiết kế chuyên nghiệp, người nầy sẽ thiết kế tổng thể bên ngoài như là một giải pháp tổng thể, bao gồm màu sắc, loại và kích cở bảng hiệu, loại mái che và bạt cuốn và loại cửa số.
Để có thể đưa ra kết luận về giải pháp, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
Qui định của địa phương. Một số nơi địa phương có qui định về bảng hiệu được phép dùng.
Đồng nhất về bảng hiệu. Trên một dãy phố, sự đồng nhất về nhận dạng và loại bảng hiệu thường mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Vị trí cửa hàng. Nếu lối vào cửa hàng của bạn nằm ở một góc phố thì bảng hiệu phải khác với khi cửa hàng nằm ở giữa khu phố. Nếu ở ngay góc phố thì bạn có thể muốn vị trí bảng hiệu mà cả hai mặt phố đều nhìn thầy, chẳng hạn.
Ngày nay việc dùng bạt cuốn ngày càng trở nên phổ biến. Bạn có thể không cần có bảng hiệu nếu biết sử dùng bạt cuốn để thể hiện tên của cửa hàng. Tuy nhiên, bạt cuốn thường hay bị bẩn qua thời gian, điều nầy có nghĩa là nếu bạn muốn gắn bạt cuốn thay bảng hiệu thì phải chuẩn bị tinh thần để làm vệ sinh bạt cuốn thường xuyên.
Việc sử dụng bạt cuốn hay mái che đúng cách sẽ giúp mang lại thêm khách hàng cho cửa hàng của bạn. Bạn sẽ không biết được bao nhiêu người trú nắng, trú mưa sẽ nãy sinh nhu cầu mua hàng trong khi đứng quan sát cửa hàng của bạn.
Xem thêm:
Omnichannel - Xu hướng bán hàng đa kênh hiện nay
(Sưu tầm)
TẶNG 10 TEMPLATE QUẢN LÝ KHO BẰNG EXCEL NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ CHO CHỦ SHOP
Bài viết liên quan:
1 - 44
- Top 10 phần mềm POS bán hàng tốt nhất cho chuỗi bán lẻ
- Khám phá 12 phần mềm bán hàng trên điện thoại đáng dùng nhất
- Soft Opening là gì? Kinh nghiệm tổ chức Soft Opening thành công
- ‘Bỏ túi’ kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công
- Top 5 phần mềm quản lý bán hàng shop thời trang tiện dụng
- Báo cáo bán hàng là gì? 6 loại báo cáo bán hàng quan trọng với CEO
- Những thay đổi có tính lịch sử trên thị trường bán lẻ
- Tương lai Bán lẻ năm 2020 từ góc nhìn một chuyên gia thương mại điện tử
- 10 chiến lược quan trọng nhất trong kinh doanh bán lẻ
- 6 ý tưởng kinh doanh ngày 20/10 không nên bỏ qua
- App quản lý bán hàng miễn phí vĩnh viễn Hararetail
- Top 10 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí
- Cách quản lý cửa hàng thời trang, khó khăn và giải pháp
- Chia sẻ kinh nghiệm quản lý bán hàng mỹ phẩm cho người mới bắt đầu
- Phần mềm quản lý cửa hàng Mẹ và bé miễn phí
- Phần mềm quản lý bán hàng đồ gia dụng online
- Phần mềm quản lý bán hàng Hoa tươi miễn phí vĩnh viễn
- Phần mềm quản lý bán hàng mỹ phẩm không thể bỏ qua
- Phần mềm quản lý bán hàng Nhà sách miễn phí
- Bật mí TOP 9 phần mềm quản lý nhà thuốc hiệu quả, dễ sử dụng
- Phần mềm quản lý cửa hàng Nội thất dễ sử dụng nhất
- Phần mềm quản lý bán hàng Phụ kiện điện thoại
- Phần mềm quản lý bán hàng Phụ tùng xe máy
- Phần mềm quản lý bán hàng shop Mẹ và bé trên di động
- Phần mềm quản lý bán hàng siêu thị mini miễn phí
- Quản lý bán hàng Hoa tươi: Cần chuyên nghiệp để thành công
- Tối ưu lợi nhuận với phần mềm quản lý bán hàng ngành Nội thất
- 3 lý do nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Hararetail
- 3 sai lầm cần tránh khi mua phần mềm quản lý bán hàng online
- Bật mí TOP 11 phần mềm quản lý bán hàng online tối ưu
- Haravan ra mắt phần mềm quản lý bán hàng đa kênh miễn phí vĩnh viễn Hararetail
- Mới kinh doanh có nên dùng phần mềm quản lý bán hàng?
- TOP 15 phần mềm quản lý bán hàng tiện ích nhất hiện nay
- 3 Khó trong quản lý tồn kho của doanh nghiệp
- Quốc tế thiếu nhi, bán hàng gì?
- Case Study: Nike và lời giải cho bài toán tăng trưởng bằng mô hình D2C
- Tập đoàn Target và chiến lược trở thành nơi mua sắm tiện lợi nhất
- Cửa hàng vẫn giữ vị trí quan trọng trong marketing, bất kể sự 'bùng nổ' của internet
- 7 bài học dành cho các chủ cửa hàng bán lẻ
- Những kinh nghiệm trong xây dựng chuỗi bán lẻ
- Tác động của màu sắc đến người mua tại cửa hàng
- Công thức quản lý hàng tồn kho thông minh cho các chuỗi bán lẻ
- Mở cửa hàng bán lẻ - "Tưởng không khó" nhưng lại "khó không tưởng"
- Cross sell là gì? 9 cách cross sell tăng doanh số cao nhất
Công thức quản lý hàng tồn kho thông minh cho các chuỗi bán lẻ
Tác động của màu sắc đến người mua tại cửa hàng
Những kinh nghiệm trong xây dựng chuỗi bán lẻ
1_cac-buoc-can-thiet-de-co-mot-ke-hoach-marketing-hieu-qua___2_chuoi-ban-le
n-2:
Đây là n2:
next: /blogs/chuoi-ban-le/9-cach-giup-tang-doanh-thu-ban-hang-tu-cross-sell
prev: /blogs/chuoi-ban-le/cong-thuc-quan-ly-hang-ton-kho-thong-minh-cho-cac-chuoi-ban-le
ev: /blogs/chuoi-ban-le/cong-thuc-quan-ly-hang-ton-kho-thong-minh-cho-cac-chuoi-ban-le