7 chỉ số KPI Ecommerce quan trọng nhất mà CEO ngành bán lẻ nhìn vào hằng ngày

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, việc liên tục theo dõi và quản lý các chỉ số là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử. Mọi quyết định của CEO các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ TMĐT được đưa ra, đều được chứng minh bằng các số liệu thống kê có thể kiểm chứng được, không phải bằng bản năng gan dạ hay những cảm tính của bản thân.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang đo lường và quản lý những chỉ số phù hợp. Trong bài viết này, Haravan sẽ nêu bật những chỉ số đo lường KPI Ecommerce, những đòn bẩy tăng trưởng chính trong hoạt động kinh doanh TMĐT, và cách bạn có thể cải thiện các chỉ số đó tốt hơn.

Top 7 chỉ số đo lường KPI trong thương mại điện tử siêu quan trọng!

KPI Ecommerce

KPI Ecommerce mà các CEO luôn theo dỗi mỗi ngày

Có một thực tế rằng, dù các CEO hay nhà kinh doanh đang quản lý doanh nghiệp có nhiều dữ liệu hay có đầy đủ công cụ phân tích đến đâu thì điều này vẫn chưa đủ. Bạn cần phải nhận định được, đâu là những chỉ số KPI quan trọng nhất. Liệu đó có phải là tổng số lượng khách truy cập trang web không? Tỷ lệ chuyển đổi? Tỷ lệ thoát? hay là chi phí để có một đơn hàng?

Có hàng trăm chỉ số mà bạn có thể đo lường trong kinh doanh TMĐT. Tuy nhiên, trong số hàng trăm chỉ số đó, có bảy chỉ số thể hiện rõ sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bạn.

1. Ecommerce KPIs #1: Return On Ad Spend (ROAS) - Doanh thu trên chi phí quảng cáo

ROAS là số tiền bạn đang nhận lại trong doanh thu cho mỗi đồng bạn chi tiêu cho quảng cáo để tăng doanh thu mới. Nếu bạn không biết mình đang chi bao nhiêu để tăng doanh thu mới, bạn có thể bị chi nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Làm thế nào để tính toán ROAS?

ROAS = Doanh thu thu được từ quảng cáo / Chi phí quảng cáo

Ví dụ, bạn chi 3,000$ cho một chiến dịch PPC (Pay-Per-Click), và với chiến dịch này tạo ra 12,000$ doanh thu. ROAS = 12,000$/3,000$ = 4$.

Đối với một đô bạn chi cho quảng cáo, bạn đang tạo ra 4 đô doanh thu. Khi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn có thể bị cuốn vào chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC), tỷ lệ chuyển đổi, tạo khách hàng tiềm năng, ... Nếu chỉ xem xét CPC hoặc tỷ lệ chuyển đổi, bạn có thể đánh giá sai doanh thu mà quảng cáo của bạn thực sự tạo ra, và chiến dịch nào là thành công. Bằng cách thường xuyên theo dõi ROAS, bạn có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo, và dự đoán mỗi quảng cáo sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu trong tương lai.

BENCHMARK: ROAS của bạn ít nhất phải là 3:1. Tỷ lệ này đảm bảo rằng bạn đang tạo ra lợi nhuận đáng kể bằng chi phí bỏ ra. Bạn có thể cải thiện ROAS bằng cách nào?

  • Thử nghiệm nhiều phiên bản quảng cáo Adwords để xác định phiên bản nào hiệu quả nhất. Một số biến thể Adwords thực sự có thể có chi phí thấp hơn và tạo ra nhiều doanh thu hơn, tùy thuộc vào cách chúng tạo ra điểm chạm với khách hàng.

  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích bằng cách sử dụng thử nghiệm A/B , bạn có thể xác định phiên bản nào của trang đích chuyển đổi tốt nhất.

  • Đảm bảo thông điệp trên quảng cáo và trang đích là trùng khớp. Nếu nội dung trên trang đích của bạn không khớp với nội dung quảng cáo, khách truy cập sẽ thoát trang ngay lập tức.

  • Giảm số lượng biểu mẫu hiển thị trên trang đích

  • Cải thiện trải nghiệm của người dùng trên website của bạn. Điều này sẽ khiến tỷ lệ chuyển đổi cao, và làm tăng ROAS lẫn doanh thu tổng của bạn.

Xem thêm: 8 Yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website và Landing page

Khi chỉ số ROAS được cải thiện, bạn sẽ có thể sử dụng một phần doanh thu mới để tái đầu tư cho nhiều quảng cáo hơn, thúc đẩy nhiều khách hàng hơn và tạo nhiều doanh thu hơn.

2. Ecommerce KPIs #2: Customer Acquisition Cost (CAC) - Chi phí tạo một khách hàng

CAC đơn giản là số tiền trung bình bạn bỏ ra để có một khách hàng mới. Công thức CAC cơ bản là chia tổng chi phí bán hàng và tiếp thị của bạn trong một tháng, cho số lượng khách hàng mới có được trong tháng đó. Con số đó là số tiền bạn phải trả để có một khách hàng mới.

CAC = Chi phí Sales & Marketing / Số lượng khách hàng có được

Bạn có thể cái thiện CAC bằng cách nào?

  • Cải thiện nội dung website và trải nghiệm trên trang để tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.

  • Tạo thêm lưu lượng truy cập thông qua SEO, làm giảm đáng kể CAC tổng.

3. Ecommerce KPIs #3: Email Signup Conversion Rate - Tỷ lệ đăng ký email

Chỉ số này đại diện cho phần trăm khách hàng truy cập vào trang web và để lại thông tin email ở các biểu mẫu. Việc khai thác email marketing là một cách đã được chứng minh sẽ tạo ra doanh thu đáng kể cho TMĐT, vì vậy cải thiện tỷ lệ đăng ký email có thể mang lại lợi nhuận lớn.

Envelopes.com đã sử dụng email marketing, và thu hồi được 40% giỏ hàng bị bỏ quên.

Benchmark: Tỷ lệ đăng ký email trung bình đạt 1.95%. Điều này có nghĩa là cứ 100 người truy cập trang web, thì ít nhất phải có 2 người để lại email. Làm cách nào để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đăng ký email?

  • Thêm biểu mẫu đăng ký vào website. Hãy thêm vào các ưu đãi như phiếu giảm giá hoặc tải xuống tài liệu miễn phí để 'hối lộ' khách hàng để lại email.

  • Thêm các con số ấn tượng. Ví dụ: nếu bạn có 5,000 người trong danh sách gửi email của mình, bạn có thể thêm câu 'Tham gia cùng hơn 5,000 người khác để nhận ưu đãi hằng ngày từ chúng tôi'.

  • Đừng sử dụng quá nhiều ô điền thông tin, trong khi bạn chỉ cần tên và email của khách.

  • Đặt biểu mẫu ở những vị trí chiến lược trên web để tăng trải nghiệm người dùng.

Chỉ số E-commerce

4. Ecommerce KPIs #4: Average Order Value (AOV) - Giá trị đơn hàng trung bình

Chỉ số này phản ánh giá trị trung bình của các đơn hàng trên website của bạn. Giá trị này càng cao, bạn càng tạo ra nhiều doanh thu. Đây là một trong những 'đặc sản' của Amazon. Khi bạn thêm một mặt hàng vào giỏ hàng, họ sẽ ngay lập tức đề xuất các mặt hàng khác mà bạn có thể cần.

Bằng cách theo dõi chặt chẽ AOV, bạn có thể hiểu sâu hơn về hành vi mua hàng của khách, mặt hàng nào chiếm phần lớn doanh số, và cách bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm để có thêm nhiều chuyển đổi hơn. Các cách để tăng AOV bao gồm:

  • Tạo nhiều loại combo sản phẩm. Với trường hợp khách hàng cần nhiều hơn một sản phẩm cốt lõi, hãy gộp nhiều mặt hàng lại thành nhiều loại combo khác nhau.

  • Tận dụng cơ hội upsell. Bán thêm cho khách hàng một sản phẩm đắt tiền hơn theo cách không gián đoạn trải nghiệm, là một cách tuyệt vời để tăng giá trị đơn hàng.

  • Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm.

Tăng AOV tạo cho bạn nhiều doanh thu hơn từ một lượng truy cập sẵn có, thay vì bỏ ra chi phí để có thêm lượng truy cập, đó là lý do mà AOV là một chỉ số quan trọng như vậy.

Xem thêm: AOV là gì? 8 cách nâng cao AOV giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu

5. Ecommerce KPIs #5: Shopping Cart Abandonment Rate - Tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Đây là tỷ lệ phần trăm những người gần như hoàn tất giao dịch mua, nhưng lại không tiến hành thanh toán. Họ bỏ một vài mặt hàng vào giỏ, và thậm chí có thể tìm mọi cách để thanh toán, nhưng vì một số lý do mà họ không hoàn tất việc mua hàng. Tỷ lệ bỏ giỏ hàng càng cao, đồng nghĩa với việc có điều gì đó đang khiến người mua hàng bỏ cuộc khi họ bắt đầu thanh toán. Vậy làm sao để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng?

  • Tăng độ tin cậy bằng cách để những bài đánh giá sản phẩm do người mua cung cấp ở vị trí nổi bật. Điều này có thể giúp loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào của khách hàng.

  • Tạo sự rõ ràng ở trang thông tin giỏ hàng và thanh toán. Đừng bắt khách của bạn phải tự tìm ra chỗ để nhập mã giảm giá.

  • Ưu đãi freeship

  • Cung cấp cổng thanh toán ngay trên trang checkout. Hầu hết người mua hàng không muốn tạo tài khoản để mua sản phẩm.

Xem thêm: Kết nối cổng thanh toán trên Website - Nhà bán hàng cần chuẩn bị những thông tin gì?

6. Ecommerce KPIs #6: Customer Lifetime Value (CTV) - Giá trị vòng đời khách hàng

Chỉ số này thể hiện số tiền trung bình mà khách hàng có thể chi cho bạn, trong suốt thời gian gắn bó với thương hiệu. CAC càng gần với CTV, thì doanh thu của bạn càng ít.

CTV = (Giá trị đơn hàng trung bình x Tần suất mua hàng) x Thời gian gắn bó với thương hiệu cả khách hàng

Để tăng CTV, các bạn có thể cân nhắc các phương pháp sau:

  • Phát triển chương trình khách hàng thân thiết. Khách hàng càng nhận được nhiều phần thưởng khi họ mua sắm, thì càng có nhiều khả năng họ sẽ tiếp tuc lựa chọn bạn cho lần mua sau.

  • Đầu tư nhiều hơn vào việc giữ chân phân khúc thị trường trung thành nhất với thương hiệu của bạn

  • Quan tâm đến các phản hồi của khách hàng. Đây là tín hiệu cho thấy bạn quan tâm đến họ, từ đó làm tăng sự trung thành của khách hàng.

Chỉ số E-commerce

7. Ecommerce KPIs #7: Ecommerce Conversion Rate - Tỷ lệ chuyển đổi

Con số này thể hiện phần trăm khách truy cập trang web của bạn trở thành khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi càng cao, bạn càng tạo ra doanh thu, và bạn chỉ chi ít hơn cho việc thu hút khách hàng. Nếu không có tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ không có giá trị đơn hàng trung bình, giá trị vòng đời của khách hàng, hoặc bất kỳ điều gì khác, vì bạn không có doanh thu nào. Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn?

  • Khắc phục mọi sự cố kỹ thuật: tải trang web chậm, không load được hình ảnh, ...

  • Tìm ra vị trí website khiến khách hàng thất vọng dẫn đến thoát trang.

  • Đừng cố nhét quá nhiều tính năng trên 1 trang. Quá nhiều tính năng (biểu mẫu, bán hàng, ...) sẽ khiến khách hàng bị bối rối và dẫn đến việc họ không thực hiện được hành động nào.

  • Sử dụng một thiết kế web đơn giản.

  • Tạo cảm giác gấp gáp. Hãy đưa ra các thời hạn hết hạn giảm giá, nguồn hàng sắp hết, ... để khách hàng cảm thấy cần phải mua ngay lập tức.

Xem thêm: 8 chiến thuật thúc đẩy khách hàng chốt đơn thần tốc trên website thương mại điện tử

Tất cả các chỉ số đều xoay quanh trải nghiệm của người dùng. Cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng sẽ cải thiện đồng thời cả bảy chỉ số. Đây là lý do tại sao tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là một công cụ mạnh mẽ đến vậy.

Theo Thegood.com

Xem thêm: Chiến thuật đẩy mạnh doanh thu Online mùa cuối năm chia sẻ từ Google & Gigan Agency

--------------------

Tạo website cho shop của bạn để tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng ngay với Haraweb. Trải nghiệm dùng thử 14 ngày MIỄN PHÍ ngay.

>> Bài viết cùng chủ đề bạn quan tâm:

Quy trình thông báo đăng ký website thương mại điện tử đối với cá nhân

65 Con số biết nói về tâm lý người tiêu dùng thương mại điện tử (phần 1)

Sự thật về hàng triệu đơn 1k trên sàn TMĐT: Nhà bán hàng vẫn có lãi

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Những thử thách trong vận hành kinh doanh thực phẩm tươi sống mùa dịch - chia sẻ từ Founder Daohaisan.vn

24/08/2021 My MKT

Tối ưu Chi phí cố định và Vốn lưu động cho Doanh nghiệp SMEs - chia sẻ từ Founder Daohaisan.vn

11/09/2021 My MKT

Đế chế thời trang hàng đầu thế giới LVMH đánh bại đại dịch như thế nào?

14/09/2021 My MKT