Xu hướng nghề nghiệp hiện nay, nhất là sau đại dịch Covid 19 là chuyển dịch từ công việc văn phòng 8 tiếng sang làm việc tự do. Các công việc freelancer vì vậy ngày càng nhận được quan tâm từ mọi người. Nếu bạn đang mong muốn hiểu rõ về công việc freelancer và muốn theo đuổi con đường trở thành một freelancer thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
1. Công việc freelance và nghề freelancer
Đặc điểm của công việc freelancer
Freelance hay freelancer là cách gọi chung dùng để chỉ những người làm công việc tự do, tách biệt với môi trường văn phòng, công sở.
Người làm công việc freelance hay các freelancer được trả tiền để thực hiện công việc nào đó mà khách hàng yêu cầu. Và những người làm công việc freelancer không bị lệ thuộc về thời gian, địa điểm làm việc.
Người làm freelancer có thể làm nhiều công việc, cho nhiều người, trong cùng một một thời điểm. Miễn là họ đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công việc đã được thỏa thuận. Và họ không cần phải đến tận nơi để bàn giao, thảo luận vấn đề mà có thể trao đổi từ xa, qua mạng internet.
2. Lợi ích khi làm việc freelancer
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lao động, nhất là người trẻ lại có xu hướng chuyển từ công việc văn phòng full time sang công việc freelancer. Trong đó, phải nói đến các lợi ích sau:
2.1 Không ràng buộc về địa điểm
Nhiều người bị áp lực và mất năng lượng với việc đến văn phòng, ngồi 8 tiếng và phải duy trì các mối quan hệ văn phòng toxic. Thêm nữa, tại các thành phố lớn, để đi làm, bạn phải vượt qua hàng dài những cung đường tắc và khiến một ngày làm việc của bạn không hiệu quả.
Ngược lại, freelancer sẽ tự do chọn địa điểm làm việc miễn sao thoải mái. Có thể là nhà riêng, là quán cà phê, là công viên hay bất kì đâu mà bạn thích.
Linh hoạt trong địa điểm làm việc khi làm freelancer
2.2 Linh hoạt thời gian làm việc
Thay vì 8 tiếng đằng đẵng, bạn tự do chọn lựa thời gian bạn thích, miễn là hoàn thành các công việc đề ra.
Bạn có thể tự nghỉ khi bạn ốm, người thân ốm; bạn có thể chọn làm vào sáng sớm hoặc đêm khuya theo sự phù hợp của cơ thể. Ngay cả trong ngày lễ tết, bạn có thể làm việc nếu muốn và nghỉ ngơi sau đó để tránh sự đông đúc trong các dịp lễ.
Một freelancer vì thế cần phải có kỹ năng quản lý thời gian để luôn làm việc hiệu quả, tối ưu.
Linh hoạt thời gian làm việc khi làm freelancer
2.3 Chủ động kiểm soát các công việc
Bạn cần đảm bảo việc hoàn thành công việc đúng deadline vì đó là uy tín cá nhân. Bạn có thể sắp xếp đầu việc miễn sao đảm bảo mức độ hoàn thành. Bạn không cần phải hợp tác với quá nhiều người và chịu nhiều quản lý không thật sự cần thiết.
Kiểm soát các công việc khi làm freelancer
2.4 Thử sức bản thân với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực
Freelancer không bó mình trong các đầu việc hạn chế. Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để trau dồi, rèn luyện bản thân.
Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ để không ngừng nâng cấp bản thân. Việc thử sức với nhiều ngành nghề còn giúp bạn đóng gói các thêm các kỹ năng. Từ đó, bạn sẽ có thể nâng cấp giá trị của bản thân.
Thử sức bản thân với đa ngành, đa nghề khi làm freelancer
3. Gợi ý 8 công việc freelancer phổ biến nhất trên thị trường
3.1 Việc làm freelancer kinh doanh online
Có thể nói, freelancer kinh doanh online là nghề nghiệp dẫn đầu xu hướng trong các công việc freelance. Kinh doanh online không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng. Chỉ cần bạn có giao thiệp rộng, có một profile tốt, sản phẩm tốt và được ưa thích thì rất dễ tạo ra thu nhập.
Kinh doanh online phù hợp với tất cả mọi người, không kể giới tính, độ tuổi. Thu nhập trong kinh doanh online có thể là vài triệu đến vài trăm triệu tùy thuộc vào độ chăm chỉ và thời gian bỏ ra của cá nhân.
Vì vậy, nếu muốn làm freelancer mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì kinh doanh online là công việc bạn không thể bỏ qua.
Freelancer với công việc kinh doanh online
3.2 Việc làm freelancer viết lách
Freelancer viết lách là công việc freelancer được ưa chuộng số 1 trên thị trường freelancer.
Kỹ năng bạn cần khi làm freelancer viết lách chỉ đơn giản là kỹ năng viết. Bạn có thể viết blog, viết bài cho fanpage, viết content, viết SEO, viết review sản phẩm, viết bài đăng báo,...
Khi đó, những người làm freelancer viết lách được biết đến là một content writer làm nhiệm vụ sản xuất nội dung nhằm thu hút khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
Nhưng, để trụ vững và có bước phát triển trong công việc freelancer viết lách, bạn cần phải có thêm tư duy về hình ảnh, về việc đóng gói sản phẩm dịch vụ. Nếu chỉ viết lách đơn thuần, bạn sẽ phải cạnh tranh giữa thị trường.
Thu nhập cho nghề content writer cũng có những chênh lệch đáng kể. Có thể là từ vài chục nghìn - cho những cây viết mới chưa có nhiều chuyên môn đến vài trăm nghìn, thậm chí là vài triệu cho một bài viết.
Việc làm freelancer viết lách
3.3 Việc làm freelancer thiết kế
Làm freelancer thiết kế là đảm nhiệm việc tạo các logo, banner hay các poster quảng cáo,... của doanh nghiệp.
Chỉ cần một máy tính kết nối internet, một kỹ năng design, một tư duy sáng tạo và một đôi mắt thẩm mỹ là bạn đã dễ dàng tìm kiếm các công việc thiết kế.
Hiện nay, công việc freelancer thiết kế ngày càng mở rộng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, cá nhân tìm đến các freelancer thiết kế do họ chưa có phòng marketing vận hành chuyên nghiệp. Nhiều cá nhân tìm người thiết kế vì họ không tạo ra được thiết kế dễ nhìn, sinh động.
Do đó, công việc này đã và đang mang lại nguồn thu nhập lớn với nhiều người freelancer, từ vài trăm nghìn cho việc bán các template mẫu đến vài triệu đồng cho một dự án thiết kế.
Việc làm freelancer thiết kế
3.4 Việc làm freelancer dịch thuật
Dịch thuật là công việc đòi hỏi chuyên môn, kiến thức, kĩ năng. Dù là loại ngành nghề nào thì việc dịch thuật cũng được sử dụng: y tế, pháp lý, thị trường, giáo dục, khoa học,...
Bạn có thể thu phí dịch thuật theo số trang, số chữ, tùy theo yêu cầu từng bên. Nhiều bên sẽ thuê freelancer để có thể kiểm soát các văn bản dịch và sắp xếp nội dung dịch. Điều bạn cần làm khi muốn trở thành một freelancer dịch thuật đó là hãy không ngừng trau dồi kiến thức của bản thân.
Bên cạnh việc làm freelancer dịch thuật, bạn có thể “kết hợp” các công việc khác như dạy Tiếng Anh online hoặc làm một số việc về dịch phim để tăng kĩ năng.
Thu nhập mà ngành freelancer dịch thuật mang lại có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy thời gian và số lượng văn bản dịch của bạn.
Việc làm freelancer dịch thuật
3.5 Việc làm freelancer kế toán
Tưởng chừng là một công việc không phù hợp với freelancer, nhưng thực tế, việc làm freelancer kế toán đã và đang là một trong các công việc freelancer được ưa chuộng nhất thị trường.
Làm công việc freelancer kế toán là đảm nhiệm đầu việc như tính tổng thu chi của các doanh nghiệp, hoặc cá nhân, các quán cafe, hệ thống tạp hóa, cửa hàng,...Các freelancer kế toán bận rộn nhất trong những dịp cuối năm để thống kê thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Ngoài ra, freelancer kế toán có thể đảm nhiệm công việc tư vấn thuế cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, mức lương của một freelancer kế toán không hề thấp, có thể lên từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng cho một job tùy theo tính chất. Nếu bạn có bằng kế toán và có kinh nghiệm trong ngành này, đừng bỏ qua những đầu việc hút tiền từ công việc kế toán mang lai nhé!
Việc làm freelancer kế toán
3.6 Việc làm freelancer nhập liệu
Nhập liệu là một công việc freelancer khá đơn giản mà bất kì ai cũng có thể làm được.
Công việc này không đòi hỏi bạn phải suy nghĩ nhiều mà chỉ cần làm một công việc lặp đi lặp lại, khá đơn giản, dễ dàng. Bạn đảm nhiệm xử lý dữ liệu điện tử, đánh máy, soát lỗi nếu cần, căn chỉnh lại văn bản.
Bạn có thể đa dạng việc nhập liệu của bản thân với tất cả các ngành nghề, từ công nghệ đến giáo dục, thực phẩm,... Điều bạn cần là kỹ năng đánh máy nhanh, sự chỉn chu, tập trung trong công việc.
Việc làm freelancer nhập liệu
3.7 Việc làm trợ lý từ xa - VA
Công việc trợ lý từ xa đơn giản là công việc sắp xếp, đảm bảo cho các hoạt động của một cá nhân, tổ chức nào đó diễn ra suôn sẻ.
Công việc trợ lý ảo không đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều thời gian mà chỉ cần sử dụng 1 - 2 tiếng một ngày để lên lịch cho khách hàng, thậm chí là ít hơn khi đã quen việc. Đặc biệt, khi là một VA, bạn cũng không cần có nhiều kỹ năng quá nổi trội. Điều bạn cần làm là hiểu khách hàng của bạn và giúp đỡ họ xử lí những đầu việc tồn đọng.
Lương của một VA hiện nay phụ thuộc vào số giờ làm việc. Có thể là 1 triệu đồng đến 3 - 4 triệu đồng tùy theo mức độ chuyên nghiệp, bao quát của công việc.
3.8 Thiết kế web
Công việc thiết kế web rất thích hợp với những ai có khả năng lập trình và tư duy thiết kế.
Ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn sở hữu website cá nhân. Website cá nhân giúp họ trở nên chuyên nghiệp, chỉn chu. Nên, nếu bạn có khả năng thiết kế web thì đừng bỏ qua công việc freelance này.
Thiết kế website có nhiều cấp độ, từ những website đơn giản cho đến website chuyên nghiệp. Tùy nhu cầu của khách hàng mà giá cả của các website có thể khác nhau. Giá trung bình cho việc thiết kế web là 2 triệu đồng trở nên.
Trong vòng một tháng, bạn có thể nhận nhiều dự án website để cải thiện thu nhập bản thân, vì không phải website nào cũng đòi hỏi thời gian, tư duy thiết kế phức tạp.
Việc làm thiết kế website
4. 6 kỹ năng cần khi làm các công việc freelancer
4.1 Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn có một công việc freelancer mang lại thu nhập cao.
Khi bạn có chuyên môn, bạn sẽ không còn nỗi lo về sự bấp bênh của nghề mà hoàn toàn có thể tự tin trong vai trò freelancer. Chuyên môn tốt trong lĩnh vực cụ thể nào đó là điều bạn phải không ngừng trau dồi, rèn luyện khi là một freelancer.
Ngoài ra, bạn nên học thêm các chứng chỉ, khóa học để có thể nâng tầm bản thân và cải tiến khả năng mỗi ngày. Một freelancer muốn tìm kiếm các công việc tốt thì phải luôn không ngừng nỗ lực.
Kỹ năng chuyên môn khi làm freelancer
4.2 Kỹ năng “deal” dự án, deal lương
Nếu trước đây tại văn phòng, bạn được trả lương cố định để làm một việc gì đó thì khi làm freelancer, điều bạn cần làm là phải deal lương với khách.
Deal lương làm sao để đảm bảo không bị thiệt thòi, không bị phá giá là trăn trở của nhiều người.
Tính lương khi làm freelancer căn cứ theo số giờ bạn bỏ ra để thực hiện dự án. Trong giai đoạn chưa rõ về giá, bạn có thể tra Google hoặc hỏi các freelancer xung quanh để có những định giá phù hợp.
Bạn cần phải deal lương rõ ràng khi làm dự án. Vì nếu để dây dưa lương, bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Chưa kể, nhiều khách hàng sẽ có xu hướng chậm lương.
Để đảm bảo quyền lợi, nhiều freelancer đã có những báo giá công việc rất rõ ràng, cụ thể. Kèm với đó là hợp đồng lao động quy định rõ về quyền lợi, thời gian của cả hai bên để giảm thiểu rủi ro.
Trong trường hợp trao đổi qua điện thoại hoặc qua tin nhắn thì bạn cần lưu lại tin nhắn và ghi âm cuộc thoại để chắc chắn về các vấn đề phát sinh trong công việc.
Kỹ năng deal dự án, deal lương
Cụm từ “thương hiệu cá nhân” chính là cách giúp bạn xây dựng hình ảnh trong mắt mọi người (bao gồm cả người thân và khách hàng).
Một người có thương hiệu cá nhân chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, giá trị và có những mối quan hệ chất lượng. Thương hiệu cá nhân chính là chìa khóa giúp “deal” lương hiệu quả với giá cao gấp 2, gấp 3 thị trường.
Vì vậy, đừng ngần ngại chia sẻ về thương hiệu cá nhân với những cá tính, chuyên môn trên social để mở rộng hình ảnh của bản thân.
Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân
4.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Làm freelancer, bạn phải đối mặt với muôn vàn vấn đề từ công việc đến khách hàng. Khi vấn đề phát sinh, điều bạn cần làm là tìm cách giải quyết nó. Bởi, bạn chỉ có một mình và phải tự chịu trách nhiệm cho công việc một mình đó của bản thân.
Bạn phải luôn không ngừng cố gắng giảm thiểu tối đa vấn đề xuất hiện và đưa ra giải pháp nếu cần. Đặc biệt, hãy nhớ giữ bình tĩnh và tuyệt đối không để bản thân bị rối khi gặp phải một sai lầm nào đó. Sự rối ren dễ khiến bạn đưa ra quyết định sai lầm và lâm vào cảnh mệt mỏi, stress, bế tắc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề khi làm freelancer
4.5 Kỹ năng giao tiếp
Làm freelancer là làm việc một mình, làm việc độc lập nhưng không đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ các kênh giao tiếp.
Giao tiếp hiệu quả giúp bạn kết nối được với khách hàng và thậm chí được khách hàng giới thiệu nhau. Nhờ vậy, bạn sẽ có thể tăng độ uy tín trong mắt khách hàng.
Giao tiếp còn là đảm bảo uy tín trong mắt khách hàng, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp trễ dự án hay “mất tích” khi khách hàng nhắn tin. Việc giao tiếp kém duyên như thế khiến bạn đánh mất niềm tin trong khách hàng và không bao giờ có được những công việc giá trị thật sự.
Kỹ năng giao tiếp khi làm freelancer
4.6 Kỹ năng sắp xếp độ ưu tiên, lên kế hoạch
Sắp xếp ưu tiên, lên kế hoạch ở đây là phải đảm bảo tiến trình công việc, công việc freelancer nào cần được giải quyết ngay và công việc nào có thể giải quyết sau. Do một freelancer thường sẽ đảm nhiệm nhiều đầu việc nên bạn cần đảm bảo rằng linh hoạt và luôn đúng hẹn trong công việc.
Lên kế hoạch cụ thể sẽ giải quyết tình trạng ùn ứ deadline và giúp bạn có thể thoải mái trong thế giới “tự do” của mình.
Ngoài ra, với một công việc freelance, bạn không nên để công việc dồn dập đến deadline. Vì, khách hàng luôn mong ngóng nhìn thấy sự thay đổi trong các đầu việc của họ. Việc thấy bạn vẫn tiến hành công việc giúp họ an tâm vào sự chuyên nghiệp của bạn.
Kỹ năng sắp xếp độ ưu tiên, lên kế hoạch khi làm freelancer
5. Các địa chỉ giúp bạn tìm công việc freelancer
Việc tìm công việc freelancer trong thời kì đầu tương đối khó khăn với nhiều người. Vì nhiều freelancer bị ngợp khi từ bỏ công việc văn phòng. Các freelancer thời kì đầu sẽ phải đối đầu với lương thấp, với sự vô công rồi nghề và cả sự nghi ngại từ mọi người xung quanh.
Do đó, các gợi ý sau sẽ giúp bạn có được những công việc freelancer đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng:
5.1 Các đồng nghiệp, đối tác cũ
Khi bạn quyết định nghỉ việc văn phòng, bạn đừng ngại chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác về dự định làm freelancer kèm lĩnh vực mà bản thân làm. Khi ấy, các đồng nghiệp và đối tác sẽ nhớ về bạn. Họ cũng chính là những người sẽ tìm đến bạn nếu có công việc liên quan.
Bởi, họ đã biết bạn là ai và năng lực của bạn ra sao. Các đồng nghiệp và đối tác trước đây đủ hiểu để tin tưởng và giao việc cho bạn. Do đó, đừng ngần ngại chia sẻ về hành trình của bản thân khi làm một freelancer.
Tìm việc freelance qua đồng nghiệp, đối tác cũ
5.2 Bạn bè trên mạng xã hội
Nhiều người cho rằng mạng xã hội và cuộc sống là hai thế giới biệt lập.
Song thực tế, nếu bạn sẵn sàng chia sẻ về công việc của bạn trên mạng xã hội, mọi người xung quanh sẽ biết bạn đang làm gì. Khi họ có nhu cầu tìm kiếm giúp đỡ về lĩnh vực đó, bạn cũng là người đầu tiên họ nghĩ tới - do đã biết bạn từ trước và có niềm tin với bạn.
Nếu bạn chỉ muốn im ỉm mà làm, nhiều người xung quanh sẽ không thể biết để giúp đỡ hay tạo điều kiện cho bạn.
Ngoài ra, khi bạn chia sẻ về công việc, về chuyên môn của bản thân, khách hàng muốn tìm đến bạn cũng sẽ có thêm niềm tin vào năng lực của bạn. Đó cũng là cách thức nhanh nhất giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo ra giá trị khi làm freelancer.
Tìm việc freelance qua bạn bè Facebook
5.3 Trang tuyển dụng, hội nhóm Facebook
Facebook có rất nhiều hội nhóm việc làm và bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, số lượng công việc thì có hạn mà cạnh tranh lại rất cao. Thêm vào đó, nguy cơ lừa đảo sẽ xảy đến nếu bạn gặp phải những người không uy tín.
Muốn tìm việc từ trang Facebook, bạn cần phải trau dồi kỹ năng chuyên môn và quan sát kĩ khách hàng để tránh trường hợp bị lừa đảo.
Tìm việc freelance qua hội nhóm facebook
5.4 Website tìm việc như Linkedin, TopCV,...
Các kênh tuyển dụng Linkedin và TopCV cũng được xem là lựa chọn tối ưu trong thời gian đầu bạn chưa có khách hàng.
Bạn cần quan sát kĩ các yêu cầu và apply khi thấy bản thân đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra của bên tuyển dụng. Song, trên Linkedin và TopCV sẽ có ít lựa chọn công việc freelancer hơn. Hãy cân nhắc và có những lựa chọn đúng đắn bạn nhé!
Tìm việc freelance qua các website
6. Kết luận
Các công việc freelancer rất đa dạng, phong phú. Freelancer không phải là thất nghiệp mà là một sự lựa chọn dành cho những ai mong muốn độc lập, tự do, thoải mái trong hành trình sống của bản thân. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những hiểu biết về công việc freelancer và sớm tìm được các công việc ưng ý, giá trị.
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: