Tổng quan thư chào hàng là gì? Cách viết và các mẫu thư chào hàng hay

Ông cha ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” ý chỉ từ xưa đến nay con người luôn đề cao phép lịch sự, thái độ tôn trọng giữa người với người. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện và mến khách. Hiểu được điều này, nhiều doanh nghiệp và người bán hàng viết thư ngỏ chào hàng để gửi đến đối tác và khách hàng. Thư chào hàng hay là bí quyết để tăng nhận diện thương hiệu và doanh số.

1. Tổng quan thư ngỏ chào hàng là gì?

thuchaohanglagi_HRV

Thư chào hàng là phương thức để doanh nghiệp kết nối với khách hàng

Thư chào hàng (thư ngỏ chào hàng) là một phần quan trọng trong kinh doanh. Nhưng tiếc rằng không phải doanh nghiệp hoặc người bán hàng nào cũng hiểu hết giá trị của thư chào hàng để sử dụng một cách hiệu quả. Trước khi khám phá về tầm quan trọng của thư chào hàng và tips để viết một bức thư chào hàng lôi cuốn thì bạn cần hiểu thư chào hàng là gì.

Thư chào hàng (tiếng Anh: Sales letter) là một văn bản được người bán hàng hoặc doanh nghiệp gửi đến đối tác, khách hàng mục tiêu. Có 2 cách để gửi thư chào hàng đó là gửi trực tiếp hoặc gửi qua email. Tuy nhiên, cách gửi thư qua email đang được ưa chuộng hơn trong thời đại công nghệ số.

Thư chào hàng không cần quá dài nhưng phải có đủ các phần sau:

  • Thông tin cơ bản của doanh nghiệp hoặc người bán hàng.
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và người bán hàng.
  • Lời bày tỏ về ý định muốn bán hàng hoặc hợp tác với cá nhân, tổ chức được gửi thư chào hàng.

2. Tầm quan trọng của thư ngỏ chào hàng trong hoạt động kinh doanh

Gửi thư chào hàng là một công việc thường xuyên của bộ phận Kinh doanh và Marketing trong doanh nghiệp. Thư chào hàng giữ vai trò như một phương thức hiệu quả giúp kết nối doanh nghiệp với đối tác và khách hàng.
Vậy bạn có thắc mắc vì sao cả doanh nghiệp và người bán hàng không nên bỏ qua thư chào hàng trong kinh doanh? Dưới đây là 5 lý do xác đáng khiến bạn phải gật gù đồng ý.

2.1 Thể hiện phong cách chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Vì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng nên doanh nghiệp cần cố gắng tạo ra dấu ấn đậm nét trong tâm trí của đối tác và khách hàng. Khi chưa có bất kỳ thông tin gì về doanh nghiệp thì sự xuất hiện của một lá thư chào hàng sẽ góp phần tạo thiện cảm cho đối tác và khách hàng về một doanh nghiệp uy tín.

2.2 Gửi đến khách hàng những thông tin cơ bản về sản phẩm hoặc dịch vụ

Như đã chia sẻ ở trên, thư chào hàng là lời bày tỏ mong muốn bán hàng hoặc hợp tác được người bán/doanh nghiệp gửi đến đối tác/khách hàng mục tiêu. Dù thư chào hàng không phải là kênh quảng cáo - tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ hiệu quả nhất nhưng nhờ chúng mà doanh nghiệp có thể:

  • Chủ động đưa thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến nhiều khách hàng và đối tác hơn.
  • Cải thiện phương thức tiếp thị truyền miệng, đối tác và khách hàng hay có xu hướng chia sẻ và bàn luận về những lá thư mà họ nhận được. Nhờ vậy, tên của sản phẩm/dịch vụ sẽ được nhắc đến nhiều hơn.

thuchaohanglagi_HRV

Gửi thư chào hàng là cách thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

2.3 Cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường

Thư ngỏ chào hàng không nhất thiết phải mang lại hiệu quả mua hàng hoặc hợp tác ngay cho người bán/doanh nghiệp. Một lá thư chào hàng được gửi đi cần đảm bảo 2 mục tiêu, đó là: cung cấp đủ thông tin thiết yếu cho người đọc và tăng mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Nội dung có thể chưa hay, hình ảnh có thể chưa đẹp nhưng doanh nghiệp hay người bán cần đảm bảo người đọc có thể biết:

  • Cá nhân/tổ chức gửi thư chào hàng là ai?
  • Sản phẩm/dịch vụ mà cá nhân/tổ chức đó cung cấp là gì?
  • Có thể mua hàng/hợp tác với cá nhân/tổ chức đó bằng cách nào?

2.4 Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng hoặc hợp tác kinh doanh

Một mục tiêu đặc biệt của bất kỳ người bán hoặc doanh nghiệp nào muốn đạt được trong kinh doanh đó là tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, ký kết hợp đồng. Khi đối tác/khách hàng đang phân vân giữa bạn và các thương hiệu/công ty khác thì sự xuất hiện đúng lúc của thư chào hàng sẽ tăng tỷ lệ bạn được chọn.

Ngoài ra, gửi thư chào hàng là phương thức giúp cá nhân hóa nội dung vì thư được gửi đến từng cá nhân/tổ chức. Người nhận sẽ cảm thấy được trân trọng, đọc kỹ thư, tò mò về sản phẩm/dịch vụ và dễ ra quyết định mua hàng.

thuchaohanglagi_HRV

Thư chào hàng giúp cải thiện doanh thu của doanh nghiệp

2.5 Tiết kiệm chi phí chi trả cho hoạt động quảng cáo

So với các hình thức quảng cáo - tiếp thị khác, gửi thư chào hàng giúp doanh nghiệp/người bán tiết kiệm tối đa chi phí. Người bán hàng hạn chế về vốn và các doanh nghiệp nhỏ nên chọn cách này để kết nối với đối tác/khách hàng.

3. Phân loại thư ngỏ chào hàng

Thư chào hàng được phân thành 4 loại khác nhau là thư chào hàng: thụ động, chủ động, thụ động, cố định và tự do.

3.1 Thư chào hàng thụ động

Thư chào hàng thụ động sẽ được người bán/doanh nghiệp gửi đi sau khi xuất hiện “thư hỏi hàng” từ người muốn mua hàng hoặc hợp tác. Một bức thư chào hàng thụ động hoàn chỉnh sẽ gồm 3 phần:

  • Phần mở: gửi lời cảm ơn khách hàng đã gửi thư hỏi hàng.
  • Nội dung chính: giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng.
  • Kết thư: bày tỏ mong muốn nhận được hồi âm từ đối tác/khách hàng.

3.2 Thư chào hàng chủ động

Loại thư chào hàng này được người bán hoặc doanh nghiệp chủ động gửi cho đối tác/khách hàng dù chưa nhận được bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu nào từ họ. Thư chào hàng chủ động cũng có cấu trúc 3 phần:

  • Mở đầu: trình bày lý do lựa chọn đối tác/khách hàng.
  • Nội dung chúng: giới thiệu cửa hàng/doanh nghiệp và các dịch vụ/sản phẩm đang cung cấp.
  • Kết thư: bày tỏ mong muốn nhận được hồi âm từ đối tác/khách hàng.

thuchaohanglagi_HRV

Chủ động gửi thư chào hàng để kết nối với khách hàng

3.3 Thư chào hàng cố định

Thư chào hàng cố định được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp/người bán cần bán một lô hàng nhất định. Nội dung thư nêu rõ thời gian người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị bán hàng.
Khoảng thời gian này được gọi là thời gian có hiệu lực của thư ngỏ chào hàng cố định. Nếu khách hàng chấp nhận mua hàng trong thời gian hiệu lực thì coi như hợp đồng mua hàng đã được ký kết.

3.4 Thư chào hàng tự do

Đối với thư chào hàng tự do, người chào hàng có thể cùng lúc rao bán một lô hàng cho nhiều khách hàng khác nhau. Đồng thời, người chào hàng không bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình.

Khi nhận được thư chào hàng tự do, khách hàng có nhiều thời gian để nghiên cứu về sản phẩm/dịch vụ trước khi ra quyết định mua hàng. Dù đã chấp nhận mua hàng thì khách hàng vẫn có thay đổi ý kiến mà không phải đền bù hoặc chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

thuchaohanglagi_HRV

Thư chào hàng được gửi cho khách để thông tin về mặt hàng cần bán

4. Quy trình viết thư bán hàng giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng

4.1 Xác định đối tượng là ai

Viết thư bán hàng yêu cầu người viết phải nắm bắt thông tin về khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại

Viết thư bán hàng yêu cầu người viết phải nắm bắt thông tin về khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại

Khi viết thư bán hàng, đối tượng của thư là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại, có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức.
Viết thư bán hàng yêu cầu người viết phải nắm bắt thông tin về khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại, bao gồm nhu cầu, mong muốn và ưu điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ,... mà doanh nghiệp đang muốn quảng cáo.
Việc xác định rõ đối tượng khi viết thư bán hàng là rất quan trọng để có thể tùy chỉnh nội dung và cách trình bày sao cho phù hợp với khách hàng cụ thể. Bằng cách tập trung vào đối tượng có thể đảm bảo rằng thông điệp được gửi đi sẽ nắm bắt được sự quan tâm và chú ý của khách hàng, tăng khả năng thành công trong việc bán hàng và xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

4.2 Mục tiêu của thư chào hàng là gì?

Mục tiêu của thư chào hàng khi viết là tạo ra sự quan tâm, tạo động lực và khuyến khích đối tượng nhận thư tham gia vào quá trình chào hàng hoặc mua hàng. Thông qua thư chào hàng, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình là gì để có cách tiếp cận phù hợp. Mục tiêu đó có thể là:
Gây ấn tượng ban đầu: Mục tiêu đầu tiên của thư chào hàng là gây ấn tượng tích cực và thu hút sự chú ý của người nhận. Thư cần gửi một thông điệp mạnh mẽ và hấp dẫn để tạo sự quan tâm ban đầu và khuyến khích đối tượng tiếp tục đọc và xem xét đề xuất.
Thể hiện giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ: Thư chào hàng phải trình bày một cách rõ ràng và hấp dẫn về giá trị và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại. Nó cần phản ánh những vấn đề, nhu cầu hoặc vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết để thuyết phục đối tượng rằng bạn có giải pháp phù hợp cho họ.
Tạo sự quan tâm và tò mò: Bằng cách sử dụng các câu hỏi, tuyên bố đặc biệt hoặc thông tin hấp dẫn, bạn có thể khuyến khích khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.
Tạo động lực hành động: Mục tiêu cuối cùng của thư chào hàng là tạo động lực để đối tượng thực hiện hành động, chẳng hạn như đăng ký, liên hệ, mua hàng hoặc tham gia vào quá trình chào hàng. Thư cần cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng và dễ dàng để đối tượng có thể tương tác và thực hiện hành động theo mong muốn của bạn.

4.3 Nội dung của thư chào hàng

Nội dung thư cần đi vào đúng trọng tâm, tránh lan man, gây khó hiểu cho người đọc

Nội dung thư cần đi vào đúng trọng tâm, tránh lan man, gây khó hiểu cho người đọc

Sau khi đã xác định đối tượng khách hàng muốn gửi thư và mục tiêu của thư chào hàng, giờ đây bạn đã có thể bắt đầu lên nội dung phù hợp với những yếu tố đó. Nội dung thư cần đi vào đúng trọng tâm, tránh lan man, gây khó hiểu cho người đọc.
Có thể trình bày nội dung của thư chào hàng theo nhiều cách khác nhau như dạng văn bản, hình ảnh mô tả,... để thu hút người đọc và để lại ấn tượng tốt hơn. Đừng quên làm nổi bật những thông điệp chính trong thư chào hàng như chương trình ưu đãi, ngày mở bán sản phẩm, điểm nổi bật của sản phẩm,...

5. Hướng dẫn cách viết thư ngỏ chào hàng thu hút khách hàng

Thư ngỏ chào hàng ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh nhưng rất nhiều người bán/doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi viết thư. Say đây là một số tips giúp những ai lần đầu viết thư chào hàng có thể dễ dàng hoàn thiện lá thư hấp dẫn, đủ sức thuyết phục đối tác/khách hàng đồng ý mua và hợp tác.

5.1 Sáng tạo tiêu đề lôi cuốn

Nếu người bán/doanh nghiệp chọn gửi thư chào hàng qua email thì cần quan tâm đặc biệt đến tiêu đề. Tiêu đề email “dở tệ” sẽ cướp đi cơ hội tốt để mời gọi khách hàng vì mỗi ngày khách hàng có thể nhận được hàng chục mail. Do sự hạn chế về thời gian và lòng kiên nhẫn, khách hàng sẽ dễ bỏ qua các mail:

  • Có tiêu đề không ấn tượng hoặc nằm ngoài sự quan tâm của họ.
  • Có tiêu đề chứa các ký tự đặc biệt: @, <3,... giống spam email.

5.2 Tập trung tối đa vào khách hàng mục tiêu

Trước khi viết thư chào hàng, người viết cần xác định rõ: Người đọc là ai? Đặc điểm tâm lý? Thói quen mua sắm?... Dựa vào các thông tin này, người viết sẽ có cách diễn đạt và sử dụng từ ngữ phù hợp để thu hút người đọc.
Ngoài ra, người viết cần tránh “khoe” quá nhiều về sản phẩm hoặc dịch vụ vì đấy chưa hẳn là điều người đọc quan tâm và tìm kiếm. Họ chỉ mong muốn tìm ra lợi ích mà họ sẽ nhận được khi quyết định mua hàng hoặc hợp tác. Hãy ghi nhớ nguyên tắc: Đang sale cho khách chứ không phải bán cho chính mình.

thuchaohanglagi_HRV

Xác định rõ đối tượng đọc thư chào hàng là ai trước khi viết

5.3 Nỗ lực thu hút sự chú ý của khách hàng ngay tức thì

Khách hàng sẽ không dành nhiều thời gian để tìm hiểu về doanh nghiệp, dịch vụ hoặc sản phẩm nếu thư chào hàng không ấn tượng. Người viết thư ngỏ chỉ có vài giây để nhanh chóng “thao túng tâm lý” khách. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa cơ hội quý giá đó để gây sự chú ý với khách.

Ngay ở headline đầu tiên, người viết cần đề cập đến lợi ích vượt trội mà khách hàng sẽ nhận được khi chọn sản phẩm/dịch vụ. Một headline tốt là headline có sự ngắn gọn và rõ ý pha chút duyên dáng và hài hước.

5.4 Bổ sung phần phụ đề

Ngoài tiêu đề chính, thư chào hàng cũng cần được bổ sung thêm một số phụ đề để đem lại giác dễ nhìn và dễ đọc. Người đọc cũng thấy thoải mái vì không phải đọc một văn bản dài dòng.

Cứ khoảng 4 - 5 dòng, người viết nên tách thành một đoạn riêng và thêm tiêu đề khái quát nội dung chính cho cả đoạn. Trong trường hợp đọc lướt ý, người đọc cũng dễ dàng nắm bắt được các thông tin chính của lá thư.

thuchaohanglagi_HRV

Sáng tạo tiêu đề và phụ đề thư chào hàng để thu hút khách hàng

5.5 Sử dụng văn phong ngắn gọn và mạch lạc

Nội dung thư quá dài và không rõ ý chính là “thủ phạm” khiến thư chào hàng không đạt được mục tiêu kinh doanh của người bán/doanh nghiệp. Trong khi viết thư, người viết cần chắt lọc và diễn đạt rõ các thông tin đắt giá nhất.
Đồng thời, trình bày thông tin một cách ngắn gọn và khoa học, sử dụng ngôn từ đơn giản và thân thiện. Việc lạm dụng các từ quá hàn lâm để chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp lại vô tình khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.

5.6 Sử dụng thêm gạch đầu dòng

Sự xuất hiện của các gạch đầu dòng trong một văn bản tạo cảm giác ngắn gọn và cô đọng. Bởi vậy, người đọc thường thích đọc văn bản sử dụng nhiều gạch đầu dòng để tiết kiệm thời gian.
Với lợi thế này, người viết nên tận dụng gạch đầu dòng trong trường hợp phải liệt kê những điểm hay hoặc lợi ích của sản phẩm/dịch vụ. Độ dài của mỗi câu cũng không nên quá 2 dòng để người đọc có thể ghi nhớ ngay sau khi đọc.

thuchaohanglagi_HRV

Khai thác tối đa sức mạnh của gạch đầu dòng khi viết thư chào hàng

5.7 Đính kèm những dẫn chứng thuyết phục

Phần lớn người đọc đều có tâm lý cảnh giác khi đọc thư chào hàng hay bất kỳ bài quảng cáo nào trên các phương tiện truyền thông. Nhưng họ lại dễ bị tác động bởi nhận xét hoặc ý kiến của người khác, đặc biệt là các chuyên gia.
Người viết nên tận dụng đặc điểm này để điều hướng tâm lý của người dùng một cách khôn ngoan và trung thực. Trong thư ngỏ chào hàng nên xuất hiện thông tin hoặc hình ảnh về:

  • Các giải thưởng, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận chất lượng,...
  • Người nổi tiếng tin tưởng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chuyên gia khuyên dùng sản phẩm hoặc dịch vụ.

5.8 Thêm phần tái bút vào cuối thư

Nếu quên phần này thì người viết đã vô tình bỏ qua cơ hội khả thi để có được khách hàng và đối tác tiềm năng cho người bán/doanh nghiệp. Phần tái bút chỉ cần viết khoảng 2 - 3 dòng nhằm:

  • Nhắc lại và củng cố headline của thư chào hàng.
  • Tóm tắt các nội dung chính của lá thư.

5.9 Cung cấp thông tin liên hệ

Ở phần cuối của thư ngỏ chào hàng, người viết cần bổ sung thông tin liên hệ của người bán/doanh nghiệp. Đừng bao giờ để người đọc thấy hứng thú với sản phẩm/dịch vụ và muốn tìm hiểu thêm nhưng lại không biết kết nối bằng cách nào.
Những thông tin cơ bản người viết cần thêm vào phần kết bao gồm:

  • Địa chỉ công ty.
  • Hotline công ty.
  • Email công ty.
  • Link trang web và các mạng xã hội khác công ty đang sử dụng.

thuchaohanglagi_HRV

Thông tin liên hệ là một phần quan trọng trong thư chào hàng

6. Chia sẻ các mẫu thư ngỏ chào hàng hay dành cho người mới tập viết

Thư chào hàng có khả năng ứng dụng trong mọi ngành hàng từ xây dựng, bất động sản đến làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Phần tiếp theo của bài viết này là 8 mẫu thư chào hàng của 8 ngành nghề khác nhau.

6.1 Thư chào hàng trong ngành bất động sản

Kính gửi:...
Đầu tiên, (tên công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách.
Giới thiệu về công ty.
Giới thiệu về dự án công ty đang triển khai.

  • Dự án bao gồm:…
  • Dự án đang được thi công ở khu vực:…


Giới thiệu thông tin về chủ đầu tư dự án, đơn vị xây dựng dự án.
Chỉ ra các ưu điểm, tiện ích nội khu và ngoại khu của dự án.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng kèm theo ưu đãi hấp dẫn (nếu có).
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.
  • Trân trọng!

Phòng dự án - Công ty X.
Chữ ký

thuchaohanglagi_HRV

Mẫu thư chào hàng trong ngành bất động sản

6.2 Thư chào hàng trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp

Kính gửi:...
Đầu tiên, (tên đại lý/công ty của bạn) xin gửi đến Quý khách hàng/Quý công ty lời chào trân trọng.
Giới thiệu về đại lý/công ty của bạn.
Giới thiệu về danh mục sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.
Nêu rõ lý do bán hàng với mức giá ưu đãi kèm nhiều phần quà có giá trị cho khách hàng (ví dụ: Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày Lễ tạ ơn,...).
Lời kêu gọi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ.
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!
Chữ ký.

6.3 Thư chào hàng trong ngành thực phẩm

Kính gửi:...
Lời đầu tiên, (tên công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách hàng/Quý công ty.
Giới thiệu về công ty.
Giới thiệu danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ.
Liệt kê các giải thưởng và chứng nhận có giá trị đã đạt được.
Thông tin về các đối tác của cửa hàng/công ty.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng/hợp tác.
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!
Chữ ký.

thuchaohanglagi_HRV

Mẫu thư chào hàng trong ngành thực phẩm

6.4 Thư chào hàng trong ngành công nghệ

Kính gửi:...
Lời đầu tiên, (tên công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách hàng/Quý công ty.
Chỉ ra các vấn đề liên quan đến công nghệ mà khách hàng đang gặp phải.
Giới thiệu giải pháp công ty của bạn mang đến khách hàng.
Liệt kê các tính năng nổi bật trong giải pháp của công ty bạn.
Thông tin về một số khách hàng thân thuộc của công ty bạn.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng/hợp tác.
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!
Chữ ký.

6.5 Thư chào hàng trong ngành vật liệu xây dựng, nội thất

Kính gửi:...
Lời đầu tiên, (tên cửa hàng/công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách hàng/Quý công ty.
Giới thiệu về công ty của bạn.
Giới thiệu về danh mục các sản phẩm/dịch vụ của cửa hàng/công ty.
Cam kết của cửa hàng/công ty đối với khách hàng/công ty đối tác.
Liệt kê tên của một số khách hàng lớn của cửa hàng/công ty.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng/hợp tác.
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!
Chữ ký.

thuchaohanglagi_HRV

Mẫu thư chào hàng trong ngành xây dựng và nội thất

6.6 Thư chào hàng trong ngành du lịch

Kính gửi:...
Lời đầu tiên, (tên cửa hàng/công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách hàng/Quý công ty.
Giới thiệu về công ty của bạn.
Giới thiệu về các chuyến đi hấp dẫn của công ty (lộ trình, chi phí, ưu đãi,...).
Liệt kê ưu điểm của công ty bạn so với các công ty đối thủ.
Thông tin về các chuyến đi công ty bạn đã tổ chức cho đối tác/khách hàng.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng/hợp tác.
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!
Chữ ký.

6.7 Thư chào hàng trong ngành vận chuyển

Kính gửi:...
Lời đầu tiên, (tên cửa hàng/công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách hàng/Quý công ty.
Giới thiệu về công ty của bạn.
Giới thiệu về các dịch vụ vận chuyển mà công ty của bạn đang triển khai.
Thông tin về một số khách hàng lớn công ty đã cung cấp dịch vụ.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng/hợp tác.
Thông tin liên hệ:

  • Website và các mạng xã hội.
  • Email.

Hotline.
Địa chỉ.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!

thuchaohanglagi_HRV

Mẫu thư chào hàng trong ngành vận chuyển

6.8 Thư chào hàng trong ngành điện tử, điện lạnh

Kính gửi:...
Lời đầu tiên, (tên cửa hàng/công ty của bạn) xin gửi lời chào trân trọng đến Quý khách hàng/Quý công ty.
Giới thiệu về công ty của bạn.
Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ bạn muốn bán cho khách hàng.
Chỉ ra các đặc điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để thuyết phục khách hàng.
Thông tin về các khách hàng/đối tác lớn và lâu năm của công ty.
Lời kêu gọi khách hàng mua hàng/hợp tác.
Thông tin liên hệ:
Website và các mạng xã hội.

  • Email.
  • Hotline.
  • Địa chỉ.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng/Quý công ty đã quan tâm tới thư ngỏ!
Trân trọng!

7. Những lưu ý quan trọng cần nắm khi viết thư ngỏ chào hàng

Những lưu ý quan trọng cần nắm khi viết thư ngỏ chào hàng

Những lưu ý quan trọng cần nắm khi viết thư ngỏ chào hàng

Khi viết thư ngỏ chào hàng, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm vững để thư của bạn có hiệu quả và thu hút sự quan tâm của đối tượng nhận thư. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Xác định đối tượng: Rõ ràng xác định đối tượng mà bạn đang viết thư để tùy chỉnh nội dung và phong cách sao cho phù hợp với họ. Hiểu rõ về nhu cầu, vấn đề và mục tiêu của đối tượng để có thể đưa ra lợi ích và giải pháp phù hợp.
  • Tạo ấn tượng ban đầu: Bắt đầu thư bằng một lời chào lịch sự và gây ấn tượng tích cực. Sử dụng cách gọi tên đối tượng nếu có thể để tạo sự gần gũi và cá nhân hóa thư.
  • Đưa ra giá trị và lợi ích: Mô tả rõ ràng về giá trị và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho đối tượng. Tập trung vào việc giải quyết nhu cầu và vấn đề của đối tượng và giải thích làm thế nào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đáp ứng những yêu cầu đó.
  • Sử dụng ngôn ngữ súc tích và hấp dẫn: Viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hoặc rườm rà. Sử dụng câu văn đơn giản và sử dụng từ ngữ mạnh mẽ để gây ấn tượng.
  • Chứng minh giá trị: Đưa ra bằng chứng hoặc ví dụ cụ thể để chứng minh giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sử dụng các đánh giá, đánh giá từ khách hàng hiện tại hoặc số liệu thống kê để minh chứng.
  • Gọi đến hành động: Đưa ra một yêu cầu cụ thể và khuyến khích đối tượng thực hiện hành động, chẳng hạn như liên hệ, đăng ký hoặc mua hàng. Cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng và dễ dàng để đối tác có thể tương tác và đáp lại.
  • Kiểm tra lại và chỉnh sửa: Trước khi gửi thư, đảm bảo không có những lỗi sai về chính tả và hình thức trình bày thư vì những lỗi này sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

8. Tổng kết

Vậy là bài viết này giúp bạn lý giải thư chào hàng là gì và thư chào hàng có mấy loại. Mong rằng với tips viết thư chào hàng được chia sẻ trên đây, bạn sẽ viết được những lá thư lôi cuốn và đủ sức chinh phục thành công khách hàng. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì đừng ngần ngại chia sẻ với những người đang loay hoay chưa tìm ra cách viết được một lá thư chào hàng hay nhé!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Cách tìm kiếm bằng hình ảnh trên taobao cực nhanh và chính xác 100%

06/12/2022 MKT Nhi

Cách có tích xanh trên Facebook nhanh chóng và an toàn nhất hiện nay

06/12/2022 MKT Nhi

Tổng hợp 13 mẹo buôn bán đắt hàng cho người kinh doanh

06/12/2022 MKT Nhi