Chi phí biến đổi là gì? Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định

Chi phí biến đổi trong doanh nghiệp có vô vàn những công dụng và đặc biệt quan trọng trong khâu xác định quy mô doanh nghiệp. Vậy thì cách phân loại chi phí biến đổi và công thức tính chính xác dành cho những ai chưa biết sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới dây. Hãy cùng Haravan tìm hiểu kiến thức thú vị này nhé.

Chi phí biến đổi là gì?

chi-phi-bien-doi

Chi phí biến đổi có tỷ lệ với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí biến đổi trong lĩnh vực kinh doanh là nhắc đến các loại chi phí có xu hướng thay đổi theo quy mô kinh doanh và hình thức sản xuất như nhiên liệu, vật liệu…Những yếu tố tác động đến chi phí trên gọi là biến phí và được xem là tỉ lệ thuận với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Những đặc điểm về chi phí biến đổi bao gồm:

  • Tổng chi phí sẽ thay đổi dựa theo quy mô và mức độ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Mức độ hoạt động được biểu hiện thông qua số lượng sản phẩm sản xuất/tiêu thụ, thời gian máy vận hành,…
  • Biến phí chi ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi được gọi là biến phí đơn vị.
  • Khi doanh nghiệp hay công ty không có các hoạt động sản xuất thì biến phí sẽ bằng 0

Những lợi ích khi xác định chi phí biến đổi trong doanh nghiệp

1. Tối ưu hóa chi phí sản xuất

Khi doanh nghiệp tăng sản lượng, đẩy mạnh sản xuất để bán được nhiều sản phẩm hơn sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm. Đó là nhờ vào phần chi phí cố định đã chia nhỏ phần khối lượng cho mỗi giai đoạn sản xuất và chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm không đáng kể. Vì vậy doanh nghiệp có thể nâng giá bán hàng hóa một cách hợp lý thì sẽ tăng được doanh thu nhanh chóng hơn.

chi-phi-bien-doi

Tối ưu hóa sản xuất nhờ quản lý chi phí biến đổi hiệu quả

2. Nhận biết được những rủi ro

Doanh nghiệp dùng phương thức so sánh tỷ lệ phần trăm chi phí biến đổi và chi phí cố định với nhau sẽ xác định được tỷ trọng của từng loại. Dựa vào tỷ trọng này thì các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để tin tưởng và có thể sẽ đầu tư vào doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó thông tin về những số liệu này rất hữu ích trong việc đưa ra dự đoán về rủi ro hoặc lợi ích tiềm tàng. Nếu trong thời kỳ kinh doanh khó khăn thì các doanh nghiệp có thể thông qua phần chi phí biến đổi để thu hẹp quy mô sản xuất và duy trì lợi nhuận.

3. Công cụ so sánh với các đối thủ trên thị trường

Để doanh nghiệp so sánh vị trí của chính mình với các đối thủ khác trên thị trường thì có thể dùng đến cách đo lường về mức chi phí trung bình song ngành của công ty đó. Sau đây là một vài tiêu chuẩn để so sánh và đánh giá bằng cách tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm và tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp.

  • Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm cao hơn có thể sẽ cho thấy rằng một công ty đang kém hiệu quả hơn những công ty khác.
  • Chi phí biến đổi trên một đơn vị thấp hơn thì có thể thể hiện có lợi thế cạnh tranh.
  • Chi phí trên một đơn vị cao hơn so với bình quân cho thấy rằng một công ty sử dụng một lượng lớn hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn vào những nguồn lực (lao động, nguyên vật liệu, tiện ích) để sản xuất hàng hóa so với những đối thủ cạnh tranh của họ.

Chi phí biến đổi có bao nhiêu loại và các phân biệt

Chi phí biến đổi bao gồm 3 loại chính và tùy thuộc vào tính chất, mức độ hoạt động của từng doanh nghiệp mà ta có thể phân loại.

1. Chi phí dạng tuyến tính

Ví dụ về chi phí biến đổi dạng tuyến tính như sau nếu số tiền để sản xuất ra một cái bánh là 5000 đồng thì chi phí sản xuất sẽ thay đổi tuyến tính theo số lượng bánh được bán ra. Tương ứng nếu số bánh bán ra gấp đôi thì chi phí nguyên vật liệu cũng tăng gấp đôi. Vậy thì ta nhận thấy rằng tất cả các loại chi phí như nguyên liệu, máy móc, lương nhân viên…đều được xếp vào chi phí dạng tuyến tính.

2. Chi phí dạng cấp bậc

Một loại chi phí biến đổi khác đó chính là theo dạng cấp bậc, lúc này mức độ hoạt động của doanh nghiệp được chia thành nhiều cấp bậc và có giới hạn nhất định. Chi phí biến đổi này hầu như chỉ có sự thay đổi khi quy mô sản xuất hoặc mức độ hoạt động của doanh nghiệp biến đổi rõ rệt. Ví dụ về chi phí cấp bậc mà ta có thể kể đến như chi phí mở rộng quy mô sản xuất với số lượng máy móc nhiều, hoạt động với công suất lớn. Để kiểm soát tốt loại chi phí cấp bậc bạn cần:

  • Lựa chọn nguồn nhân sự chất lượng và phù hợp.
  • Xây dựng từng biến phí cho mỗi cấp bậc tương ứng.
  • Lựa cho quy mô và mức độ hoạt động phù hợp.

chi-phi-bien-doi

Chi phí biến đổi dạng cấp bậc cho tình hình kinh doanh của công ty

Chi phí dạng cong

Chi phí biến đổi dạng cong được nhận xét là vô cùng phức tạp và khó nhận biết khi các chuyên gia cho rằng có nhiều sự biến đổi không lường trước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự liệt kê kỹ càng để nắm được tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của mình.

Sự khác nhau giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định

Thứ nhất: Về đặc điểm

Sự khác nhau cơ bản và dễ dàng nhận thấy nhất đó là về đặc điểm về quy mô sản xuất của từng doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên thì chi phí được biến đổi sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào quy mô sản xuất và sản lượng của doanh nghiệp.

  • Chi phí bắt buộc là loại chi phí không thể biến mất cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp có xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động. Bản chất của chi phí cố định là sử dụng lâu dài và khó thay đổi.
  • Chi phí tùy ý là loại chi phí cố định có thể được thay đổi nhanh chóng thông qua các quyết định của ban lãnh đạo như chi phí marketing, nhân sự, quảng cáo.... Đặc điểm của chi phí tùy ý chính là có thể nhanh chóng thay đổi, cắt giảm trong trường hợp cần thiết.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định là ở khái niệm của hai từ "biến đổi" và "cố định". Chi phí cố định sẽ phát sinh một cách cố định từ khi thành lập công ty, thậm chí khi chưa đi vào sản xuất bao gồm các chi phí về tiền thuê mặt bằng, tiền hao mòn các đồ dùng, máy móc, văn phòng... Trong trường hợp doanh nghiệp dừng hoạt động mà chưa chính thức giải thế thì họ vẫn phải thanh toán các chi phí cố định. Bất kể khối lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đó là bao nhiêu thì chi phí này vẫn là cố định, có thể thay đổi theo thời gian nhưng nó không liên quan đến quy mô sản xuất.

Thứ hai: Vấn đề phát sinh chi phí

Do là chi phí cố định nên sau khi đạt được thỏa thuận sơ bộ nó sẽ không thay đổi theo thời gian. Còn về chi phí có khả năng biến đổi sẽ có sự biến động được tính theo ngày, tuần, tháng, số lượng,… Tuy nhiên, những khoản chi phí này chỉ phát sinh khi doanh nghiệp có những hoạt động cụ thể.

  • Ngược lại với chi phí cố định, chi phí biến đổi sẽ thay đổi khi quy mô, sản lượng sản xuất thay đổi. Khối lượng sản xuất tăng thì chi phí biến đổi cũng tăng, khi dừng sản xuất thì chi phí biến đổi sẽ không phát sinh. Bởi vì khi tăng quy mô sản xuất đồng nghĩa là nguyên liệu đầu vào cũng sẽ tăng, nguồn nhân lực cũng tăng, công suất lao động máy móc cũng tăng.
  • Về việc phát sinh chi phí, hai loại chi phí cũng có nhiều điểm khác nhau. Chi phí cố định sau khi được thỏa thuận sẽ không đổi trong thời gian dài, vẫn làm phát sinh chi phí kể cả công ty tạm thời dừng hoạt động. Còn chi phí biến đổi có thể thay đổi thường xuyên thậm chí theo ngày và chỉ phát sinh khi công ty còn hoạt động. Khi công ty không có hoạt động nào thì không có chi phí biến đổi.

chi-phi-bien-doi

Chi phí biến đổi chỉ phát sinh thêm khi còn hoạt động kinh doanh

Cách tính chi phí biến đổi chính xác

Công thức tính chi phí biến đổi đơn giản mà bạn có thể áp dụng được.

  • Tổng chi phí biến đổi = Tổng số lượng đầu ra × chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị

Từ đó có thể suy ra chi phí biến đổi của mỗi đơn vị là thương số giữa tổng biến phí và số sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có nhiều khoản biến phí thay đổi liên tục thì có thể tính bằng biến phí của mỗi đơn vị thông qua cách tính trung bình tương đối.

  • Biến phí với mỗi đơn vị = Hiệu biến các biến phí vào các thời gian/Hiệu số lượng sản phẩm

chi-phi-bien-doi

Công thức tính chi phí biến đổi đơn giản và dễ áp dụng

Những câu hỏi thường gặp về chi phí biến đổi

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí biến đổi trong doanh nghiệp?

1. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Việc đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thay thế sức lao động của con người. Từ đó quá trình sản xuất được chuyên môn hóa và đem lại năng suất cao hơn. Những chi phí biến đổi như tiền lương, tiền tiêu hao nguyên liệu trong quá trình sản xuất được giảm nhẹ.

chi-phi-bien-doi

Những thiết bị hiện đại sẽ giúp giảm chi phí biến đổi trong quá trình sản xuất

2. Yếu tố tổ chức sản xuất và sử dụng lao động

Những nhân tố có ảnh hưởng đến chi phí biến đổi đó là người lao động. Nếu doanh nghiệp có những biện pháp tổ chức lao động phù hợp, sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ phát huy được thế mạnh của lao động để góp phần khuyến khích và thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, khi doanh nghiệp tổ chức được nhân lực sẽ trở thành yếu tố then chốt trong việc giảm chi phí biến đổi cho doanh nghiệp.

Kết luận

Sau đây là những kiến thức vô cùng hữu ích về chủ đề chi phí biến đổi đã được Haravan tổng hợp chi tiết và đầy đủ. Mong rằng bạn có thể áp dụng những kiến thức trên trong công việc để phát triển doanh nghiệp hiệu quả.

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: