“Biết vậy đã mở cửa tiệm làm tóc nhỏ cho nhanh giàu”, nhiều người than thở như vậy khi thấy những tiệm tóc “chật cứng khách” mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nếu bạn yêu thích nghề làm tóc và muốn kiếm được bội tiền từ công việc này, đừng than giống họ mà hãy nỗ lực để hiện thực hóa ước mơ. Cùng tìm hiểu xem trước khi mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn cần chuẩn bị những gì nào!
1. Kinh doanh tiệm tóc là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời dành cho bạn
Mở tiệm làm tóc nhỏ mang lại cho chủ tiệm một nguồn thu vô cùng hấp dẫn
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nghề làm tóc mang lại thu nhập thấp, thậm chí không ổn định. Nhưng tại nước ta, đây lại là một ngành nghề “hái ra tiền”, nhanh chóng đưa cuộc sống của chủ tiệm sang trang mới. Sự hấp dẫn của thu nhập đã “thổi bùng” mong muốn mở tiệm làm tóc nhỏ của nhiều người.
Số lượng người muốn làm nghề chăm sóc và tạo mẫu tóc đang ngày càng tăng cao vì nghề này:
- Tạo ra sự tự do và thoải mái về mặt thời gian cũng như môi trường làm việc, đặc biệt phù hợp với người không thích làm ở chốn công sở.
- Xây dựng được nhiều mối quan hệ nhờ mỗi ngày có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với nhiều người.
- Phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, đó là nhu cầu làm đẹp để bản thân cảm thấy tự tin hơn và gây ấn tượng trong mắt người khác.
- Chỉ cần học nghề trong khoảng 6 tháng đến 1 năm là đã có đủ khả năng làm chủ tiệm tóc nhỏ.
- Cho phép kiếm thêm từ việc tư vấn và cung cấp những sản phẩm chăm sóc tóc.
- Hạn chế tối đa sự thất bại trong kinh doanh vì tỷ lệ rủi ro của nghề này rất thấp, không cần đầu tư quá nhiều nguyên liệu mỗi ngày. Đồng thời, nguyên liệu cũng có thời hạn sử dụng lâu nên không sợ bị hư hỏng.
Với những lý do trên đây, bạn có thể thấy làm tóc là một ngành nghề vô cùng tiềm năng và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Lý do là bởi xã hội càng phát triển, con người càng khao khát trở nên hoàn hảo và đẹp đẽ hơn.
2. Mở tiệm tóc có phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế đầy đủ không?
Hiện nay, có một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều người đó là: “Mở tiệm tóc nhỏ có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định không?”. Nếu bạn cũng đang đi tìm đáp án chính xác cho vấn đề này thì bài viết sẽ giải đáp ngay giúp bạn!
Đối với mô hình kinh doanh dịch vụ làm tóc tại nhà, bạn bắt buộc phải đến Phòng Hành chính của huyện hoặc quận để tiến hành đăng ký hộ kinh doanh. Tại khoản 1, điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP đã có quy định rõ ràng về nội dung này. Chỉ khi được cấp giấy phép hợp lệ thì tiệm tóc của bạn mới có thể hoạt động.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, dù kinh doanh tiệm tóc quy mô nhỏ thì bạn vẫn phải nộp đầy đủ thuế. Cụ thể về mức thuế như sau:
- Doanh thu trong năm dưới 100 triệu đồng thì sẽ được miễn đóng thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
- Doanh thu trong năm từ 100 - 300 triệu đồng: nộp 300 ngàn đồng thuế môn bài (tính theo từng năm).
- Doanh thu trong năm từ trên 300 đến 500 triệu đồng: sẽ nộp 500 ngàn đồng thuế môn bài (tính theo từng năm).
- Doanh thu trong năm trên 500 triệu đồng: nộp 1 triệu đồng thuế môn bài (tính theo từng năm).
Mở tiệm làm tóc nhỏ vẫn phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế theo luật định
3. Kinh doanh salon tóc cần chuẩn bị khoảng bao nhiêu vốn?
Để sớm sở hữu một tiệm làm tóc nhỏ, bạn cần chuẩn bị vốn dùng vào việc chi trả nhiều loại chi phí khác nhau. Trong đó, có một số chi phí cơ bản như: thuê mặt bằng; mua dụng cụ tạo mẫu tóc/tạo kiểu và chăm sóc tóc, trả tiền lương cho nhân viên.
3.1 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh tiệm tóc
Khoản phí này tùy thuộc vào địa điểm bạn muốn mở tiệm tóc, có thể là mở tại thành phố lớn hoặc vùng quê nhỏ. Diện tích lý tưởng cho một tiệm làm tóc có quy mô nhỏ thường dao động trong khoảng 35 - 50m2. Với diện tích trên thì bạn cần thanh toán:
- Từ 1.5 - 2 triệu đồng/tháng nếu thuê ở quê, khu vực có ít dân cư.
- Từ 5 - 7 triệu đồng, thậm chí từ 10 - 15 triệu đồng nếu mở tiệm ở thành phố lớn hoặc khu vực trung tâm thành phố.
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh tiệm tóc sẽ bằng 0 trong trường hợp nhà bạn có mặt bằng rộng rãi và bằng phẳng, thuận lợi cho việc kinh doanh. Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc thêm phương án thuê/mua lại tiệm tóc cũ. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị “thách giá” và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí thiết kế lại tiệm.
Chỉ với số vốn khoảng 40 triệu đồng bạn đã có thể mở tiệm làm tóc nhỏ
3.2 Chi phí mua dụng cụ tạo mẫu tóc
Danh sách những loại dụng cụ dùng để “hành nghề” làm tóc có rất nhiều loại tuỳ vào định hướng của từng chủ tiệm. Nhưng có một số dụng cụ quan trọng không thể thiếu như: ghế cắt tóc, bộ kéo cắt tóc, máy sấy tóc, giường gội đầu, khăn lau tóc, áo choàng,… Nếu nguồn vốn hạn hẹp thì bạn có thể mua thanh lý những dụng cụ còn sử dụng được từ tiệm làm tóc khác.
3.3 Chi phí mua sản phẩm tạo kiểu và chăm sóc tóc
Trong kinh doanh tiệm tóc nhỏ, bạn hãy quan tâm đến việc đầu tư cho những sản phẩm chuyên tạo kiểu và chăm sóc tóc. Đây chính là nguồn thu nhập gia tăng cho bạn giúp túi tiền “rủng rỉnh” hơn thay vì chỉ cắt tóc và gội đầu.
Tuy nhiên, bạn không nên mua tràn lan mà chỉ tập trung vào một vài loại sản phẩm đang được nhóm khách hàng mục tiêu của mình ưa chuộng. Ban đầu, bạn chỉ cần dành khoảng 5 - 6 triệu đồng để mua những sản phẩm này. Khi đã trở thành khách hàng thân thuộc của bên cung cấp sản phẩm, bạn có thể nhập hàng với mức giá tốt hơn.
Bạn cần muốn đủ những dụng cụ và sản phẩm làm tóc nếu muốn mở tiệm làm tóc nhỏ
3.4 Chi phí trả lương cho nhân viên làm tóc
Dựa vào quy mô và lượng khách của tiệm làm tóc, bạn sẽ biết mình cần thuê thêm bao nhiêu người để phụ việc. Thông thường, số lương chi trả cho nhân viên tiệm tóc sẽ bao gồm: lương chính và lương hiệu quả công việc. Ngoài ra, chủ tiệm cũng sẽ có thêm khoản tiền thưởng để khích lệ nhân viên.
- Mức lương cứng của thợ cắt chính dao động trong khoảng 8 - 10 triệu.
- Mức lương cứng của thợ phụ sẽ thấp hơn, từ 3.5 - 5 triệu đồng.
4. Dụng cụ mở tiệm cắt tóc bao gồm những gì?
Với những tiệm làm tóc có quy mô nhỏ thì chi phí sử dụng vào việc mua sắm dụng cụ sẽ tiêu tốn của bạn khoảng 35 - 40 triệu đồng. Với khoản tiền đó, bạn có thể mua được:
4.1 Gương treo trong tiệm cắt tóc
Trong mọi salon tóc, gương là một vật dụng thiết yếu vừa dùng làm vật trang trí hữu ích mang lại sự sang trọng cho salon, vừa giúp người thợ và khách hàng quan sát kiểu tóc. Lựa chọn kỹ càng một chiếc gương cắt tóc sẽ giúp bạn tránh được việc gương bị nứt trong khi dùng và phản ánh sai lệch hình ảnh.
Hiện có một số loại gương cắt tóc đẹp được nhiều chủ salon lựa chọn như:
- Gương cắt tóc treo tường.
- Gương cắt tóc kết hợp đèn LED.
- Gương cắt tóc có gắn thêm hộc tủ để đựng kéo, máy sấy,…
- …
Bạn mở tiệm làm tóc mà không mua gương sẽ là một thiếu sót vô cùng to lớn
4.2 Bộ máy làm tóc với nhiều loại có chức năng khác nhau
Chỉ với một chiếc máy nhưng bạn có thể thỏa sức sáng tạo nhiều kiểu tóc đẹp cho khách thì tại sao bạn không mạnh tay đầu tư? Dù khách muốn làm tóc uốn lọn, uốn xoăn đuôi/xoăn mái, duỗi thẳng đơn giản,… thì bạn cũng phục vụ được ngay.
4.3 Những dụng cụ thiết yếu phục vụ cho việc tạo kiểu tóc của khách hàng
Ngoài những vật dụng trên đây, bạn cần trang bị thêm một số vật dụng hỗ trợ việc tạo nhiều kiểu tóc ấn tượng, gồm có:
- Bình xịt tóc.
- Lược nhuộm tóc.
- Lược tán và trộn thuốc nhuộm.
- Chén đựng thuốc nhuộm/uốn/ép.
- Găng tay.
- Kẹp mỏ vịt.
- Lô cuốn tròn, lô dập sóng.
- Dụng cụ bịt tai cho khách.
- …
4.4 Ghế ngồi cắt tóc và giường gội đầu
Ghế ngồi cắt tóc và giường gội đầu vừa giúp khách hàng có thể ngồi/nằm với một tư thế thoải mái lại vừa giúp nhân viên phục vụ khách dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẫu mã của ghế và giường còn là yếu tố phản ánh uy tín và chất lượng của salon.
Những mẫu ghế và giường hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong nhiều salon tóc có thể kể đến như:
- Ghế salon tóc có chỗ gác chân.
- Ghế salon tóc có tay vịn 2 bên bằng gỗ.
- Ghế salon tóc kiểu sang trọng có thể ngã ra phía sau.
- Giường gội đầu bồn sứ có tay vịn làm từ gỗ.
- Giường gội đầu làm bằng gỗ nguyên khối.
- Giường gội đầu bồn rời có chân inox.
- …
Ngoài dụng cụ tạo kiểu tóc thì bạn nhớ mua ghế và giường gội đầu khi mở tiệm làm tóc nhỏ
4.5 Thuốc tạo màu và tạo kiểu tóc
Khi mua thuốc tạo màu và tạo kiểu tóc, bạn hãy xem xét tập khách hàng mà tiệm tóc hướng đến để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu bạn phục vụ khách hàng sang trọng thì nên chọn sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu lớn. Ngược lại, bạn có thể chọn sản phẩm nội địa có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và có xuất xứ rõ ràng.
- Thuốc duỗi và thuốc nhuộm.
- Dầu gội và dầu xả.
- Kem hấp và ủ tóc.
- Keo và sáp vuốt tóc.
- Tinh dầu và serum dưỡng tóc.
- …
4.6 Dầu gội có tác dụng làm sạch da đầu và nuôi dưỡng tóc
Thực tế, có rất ít khách hàng ghé tiệm tóc nhỏ của bạn chỉ để hớt tóc rồi về luôn mà không sử dụng thêm những dịch vụ gội đầu, xả tóc và chăm sóc tóc. Thấu hiểu tâm lý này, bạn nên mua sắm thêm những loại sản phẩm chuyên dùng để làm sạch và nuôi dưỡng tóc.
4.7 Những món đồ trang trí giúp tiệm tóc trông đẹp mắt hơn
Khi thiết kế không gian của tiệm tóc nhỏ, bạn hãy ưu tiên 3 tiêu chí: đơn giản, tiện nghi và gọn gàng. Nhờ vậy, cả bạn và những người thợ khác sẽ thuận tiện hơn trong từng thao tác, tránh được tình trạng bị vướng víu gây đổ vỡ.
Dưới đây là một số món đồ trang trí mà bạn có thể lựa chọn để tiệm tóc trông bắt mắt hơn trong mắt khách hàng:
- Tạp chí thời trang và cẩm nang chăm sóc sắc đẹp.
- Giá treo mũ, áo khoác và túi xách.
- Kệ nhỏ trưng bày sách, sản phẩm chăm sóc tóc hoặc những món đồ lưu niệm có kích thước nhỏ.
Mở tiệm làm tóc nhỏ thu hút nhiều khách bằng cách trang trí không gian tiệm thật bắt mắt
5. Trước khi mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn cần hoàn tất những bước nào?
Để thoả mãn ước mơ làm chủ một tiệm tóc đông nghịt khách, bạn hãy “dắt túi” những kinh nghiệm tuyệt vời sau đây:
5.1 Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề làm tóc
Mở lớp dạy nghề làm tóc đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, ngoài trung tâm dạy nghề thì bạn có thể đăng ký học trực tiếp tại tiệm làm tóc. Nhưng đặc thù đào tạo ở mỗi nơi sẽ khác nhau, bạn cần hiểu rõ để lựa chọn địa điểm học phù hợp:
- Học tại trung tâm: bạn được trang bị những kiến thức cơ bản nhất cả về lý thuyết và thực hành. Thời gian học thường kéo dài từ 2 tháng đến 1 năm tuỳ theo năng lực của mỗi người.
- Học tại tiệm làm tóc: bạn sẽ đảm nhận vai trò là thợ phụ và được thực hành mọi việc như gội đầu, sấy tóc, bôi thuốc làm tóc,… hoặc bất kỳ công việc gì được chủ tiệm phân công. Bạn càng nhanh biết việc thì bạn càng sớm có thể mở tiệm riêng cho mình.
So với học làm tóc nữ thì thời gian học làm tóc nam sẽ ngắn hơn vì tóc nam thường chỉ có một số kiểu cơ bản. Cũng bởi vậy mà thời gian làm nghề của chủ tiệm tóc nam không lâu dài được như chủ tiệm tóc nữ.
Trước khi mở tiệm làm tóc nhỏ thì bạn phải có những hiểu biết cơ bản về nghề làm tóc
5.2 Lựa chọn nhóm khách hàng mà bạn muốn phục vụ
Trước khi kinh doanh, bạn cần xác định tiệm tóc của mình hướng đến nhóm khách hàng nào. Đó có thể là tệp khách hàng: trẻ tuổi, trung niên, người có thu nhập trung bình, người giàu có và nổi tiếng,…
Với từng tệp khách, bạn sẽ quyết định được phong cách thiết kế quán, chất lượng và giá thành thuốc tạo kiểu và chăm sóc tóc,… Từ đó, bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt khách hàng và khiến khách hàng “nghiện” không thể dứt.
5.3 Tìm kiếm vị trí thuận lợi để mở salon tạo mẫu tóc chuyên nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà mọi người dành nhiều thời gian để tìm kiếm địa điểm mở cửa hàng trước khi kinh doanh. Tùy thuộc vào nguồn và tệp khách hàng, bạn sẽ sớm chọn được mặt bằng phù hợp với định hướng kinh doanh của mình:
- Mở tiệm tóc nhỏ: ưu tiên thuê mặt bằng ở những phố hoặc ngõ nhỏ hoặc chưa có dịch vụ tương tự để được tính giá thuê “hạt dẻ”.
- Mở tiệm tóc lớn để phục vụ những khách hàng giàu có và sành điệu: chọn vị trí gần khu mua sắm cao cấp, tuyến phố nhộn nhịp hoặc trung tâm mua sắm.
- Mở tiệm tóc hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi: chọn mặt bằng nằm gần trường học hoặc khu phố chuyên bán quần áo, mỹ phẩm,...
- …
Nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng sẽ giúp bạn mở tiệm làm tóc nhỏ thành công
5.4 Tuyển chọn nhân viên có chuyên môn cao và thái độ phục vụ tốt
Tay nghề của người thợ làm tóc là một trong những yếu tố quyết định tiệm tóc có đông khách hay không. Nếu người thợ có tay nghề cao thì sẽ dễ dàng giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Thực tế, có rất nhiều khách hàng trong suốt 5 - 6 năm chỉ làm tóc tại một “tiệm ruột”.
Khi tuyển chọn nhân viên cho tiệm tóc của mình, bạn hãy dành sự ưu tiên cho những người thợ đã làm nghề lâu năm. Nếu bạn vừa làm chủ lại vừa làm thợ thì cần đầu tư cẩn thận vào việc học nghề để trang bị đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời, học thêm về cách phục vụ và chăm sóc khách hàng để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng.
5.5 Xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo cho tiệm làm tóc nhỏ
Tạo ra chất riêng cho tiệm tóc nhỏ của bạn là điều vô cùng cần thiết để khách hàng dễ dàng phân biệt với những tiệm khác. Bạn cố gắng để đặt một cái tên hay cho salon nhưng không thiết kế logo và trang trí salon bằng những màu sắc chủ đạo thì việc đó cũng trở nên vô nghĩa.
Ngoài ra, để tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng thì bạn cũng nên:
- Truyền tải cho khách hàng những giá trị tuyệt vời mà salon muốn trao đi: tận tình, nhanh chóng, uy tín, giá rẻ nhưng chất lượng,…
- Quảng bá salon trên những trang mạng xã hội nổi tiếng có nhiều người sử dụng.
- Gửi tặng khách hàng những chương trình chăm sóc sau khi trải nghiệm dịch vụ, khuyến mãi hấp dẫn.
- …
Bạn đừng quên quảng bá hình ảnh của tiệm khi mở tiệm làm tóc nhỏ cho riêng mình
6. Thường xuyên cập nhật xu hướng làm tóc hot để thu hút khách hàng
Nếu bạn muốn tiệm tóc của mình luôn là cái tên được khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi họ có nhu cầu đổi kiểu tóc mới thì hãy luôn bắt kịp xu hướng hot. Không một ai muốn sở hữu một kiểu tóc lỗi thời và quê mùa vì nó sẽ khiến họ cảm thấy tự ti khi đối diện với những người khác.
Hằng năm, có rất nhiều kiểu tóc mới xuất hiện và nhanh chóng trở thành hot trend. Bạn phải hiểu rõ về từng kiểu tóc và màu tóc để tư vấn cho khách hàng kiểu tóc vừa hợp thời vừa hợp với gương mặt và phong cách của họ.
7. Kết luận
Mở tiệm làm tóc nhỏ không hề khó khăn nếu bạn thực hiện theo những kinh nghiệm vừa được chia sẻ trong bài viết này. Như bạn đã thấy, không cần quá nhiều vốn và quá nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn có thể sớm khai trương một tiệm tóc. Chúc bạn thành công và có những khách hàng tìm đến bạn cả nghìn lần để làm tóc!
--------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website,
mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo),
sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: