Kinh Doanh Online và những suy nghĩ “Tự Sát”

Bán hàng online dễ dàng hơn so với việc mở cửa hàng kinh doanh truyền thống , chỉ với một mức vốn đầu tư nhỏ ban đầu cũng tạo được một gian hàng kinh doanh và tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng dùng Internet. Công việc linh hoạt, chủ động được thời gian, lại còn có thể kinh doanh đủ chủng loại mặt hàng. Những điều này làm cho việc kinh doanh online nghe có vẻ "dễ xơi" nhưng lại không biết nó không hề "dễ ăn" như mọi người vẫn thường đồn.

Bán Hàng Online

Thu nhập khủng nhờ kinh doanh online.

Khá nhiều người đã thành công, có mức thu nhập khủng nhờ công việc kinh doanh Online. Tuy nhiên, những người thất bại thì cũng nhiều vô kể. Lý do thất bại thì muôn vàn, mỗi người mỗi cảnh. Nhưng hầu hết nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do những suy nghĩ sai lầm ngay từ đầu, khi đặt chân vào thị trường online.

Dưới đây là những điều bạn cần biết để tránh “Thất Bại”:

1. Lầm tưởng tai hại : “ bán hàng online, công việc lai rai, tiền sài thoải mái”

“Kinh doanh online là công việc dễ dàng và có thể nhanh chóng kiếm lợi nhuận khủng!”

Đây có lẽ là lý do phổ biến nhất khiến cho việc kinh doanh online thất bại. Nhìn những người thành công được báo chí ca tụng, đọc một số thông tin hướng dẫn sơ sài, nghe tung hô “kinh doanh Online vô cùng đơn giản, chỉ cần có 1 website, đăng lên Facebook, SEO vài từ khóa lên TOP thì bạn đã có thể bán được hàng và có thu nhập khủng”.

Bán Hàng Online và những suy nghĩ sai lầm

Không phải ai kinh doanh online thì cũng thành công

Nhưng thực tế thì không “Đẹp” vậy. Có Website, có Fanpage, có SEO đứng Top Google thì vẫn chưa chắc bạn sẽ bán được hàng. Mà tất cả đó chỉ mang đến cho bạn cơ hội được khách hàng ghé thăm cửa hàng online của mình mà thôi, còn bán được hàng hay không còn rất nhiều vấn đề khác chi phối. Từ hình ảnh, nội dung, giá cả, khuyến mãi, giao hàng… Phải tính toán kỹ mới bán được hàng. Do đó, bạn đừng nghĩ rằng kinh doanh online là công việc đơn giản, dễ dàng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo website đơn giản cho người mới bắt đầu

2. Thiếu sự đầu tư: tiền bạc, công sức và cả thời gian

Nhiều người muốn kiếm tiền online nhưng lại không muốn bỏ tiền và công sức đầu tư vào kinh doanh . Đầu tư ở đây bao gồm cả việc bạn bỏ tài chính, công sức, thời gian để nghiên cứu, tiềm hiểu về nguồn hàng, cách thức marketing, nâng cấp website… Nên nhớ rằng, “Cho đi rồi mới được nhận lại” , ở đây cũng vậy, bạn phải học cách “bỏ tiền và công sức đúng chỗ” để thu được hiệu quả cao nhất. Thay vì mất thời gian online cả ngày để chăm sóc Fanpage bạn chỉ cần post thông tin vào những múi giờ mà lượng khách hàng mục tiêu đang online nhiều nhất.

Dùng thời gian để nghiên cứu tài liệu và các phương pháp đẩy mạnh việc kinh doanh qua các bài phân tích của Haravan hoặc những trang thông tin bổ ích khác và thực hiện nó.

Nên đầu tư vào Website một cách thông minh, không cần dùng đến vài triệu đồng để tạo một gian hàng phức tạp mà chỉ cần tạo cửa hàng đẹp, đơn giản mà chỉ cần trả một khoản nhỏ hàng tháng.

>> Tham khảo thêm: Bật mí 20 cách kiếm tiền Online dễ dàng không cần vốn năm 2022

Kinh doanh online và những sai lầm thường thấy

Đầu tư vào công việc kinh doanh online cần có sự kiên nhẫn.

3. Thiếu kiến thức cho việc kinh doanh online

Đầu tư vào kinh doanh online nhưng lại thiếu kiến thức về công việc mình sẽ làm, chẳng khác nào đang tự trải thảm đỏ để đi đến thất bại.Trong môi trường online, bạn phải biết rõ mình, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh, để từ đó có thể đưa ra những cách thức bán hàng, chiến lược giá cả, quy trình giao hàng, tư vấn sản phẩm … phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là những phụ nữ văn phòng, thì bạn nên biết họ thường online vào lúc mấy giờ? Họ thường mua sản phẩm thế nào? Họ thích thanh toán chuyển khoản hay là COD (Trả tiền khi giao hàng). Còn nếu khách hàng chủ yếu của bạn là Teen, thì bạn cần biết Teen thường tập trung ở đâu? thích những xu hướng thời trang mới nào? Cái gì đang thu hút họ hiện tại?...

Kinh doanh online là cả một quá trình xâu chuỗi các vần đề từ sản phẩm, giả cả, phân phối, chăm sóc khách hàng sau khi bán... bạn cần phải nắm rõ quy trình để phát triển bền vững lâu dài trong thị trường online cạnh tranh này. Đừng làm theo cảm hứng nhất thời.

4. Tư tưởng nửa vời, làm việc nửa sức: căn bệnh nguy hiểm nhất của việc kinh doanh online

Làm Website mà không thấy người mua hàng -> Nãn chí xong bỏ. Làm Fanpage bán hàng mà không thấy ai “LIKE” -> Chán nên bỏ. Làm SEO lên Top google mà vẫn không bán được hàng -> Buồn rồi bỏ.

Những sai lầm khi kinh doanh online

Chán nản dẫn đến bỏ cuộc

Chỉ gặp chút khó khăn ngay lúc đầu mà chấp nhận bỏ cuộc, không tìm hiểu tại sao mình chưa thành công và tìm hướng giải quyết , đó chính là nguyên nhân mà hầu hết các cửa hàng online chỉ mở ra kinh doanh được trong vài tháng đầu rồi sau đó lại “Đóng Cửa”.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên vào các Forum cộng đồng, hoặc các Group bán hàng tìm hiểu và hỏi nguyên nhân dẫn đến thất bại của mình và tìm cách khắc phục nó. Search Google, đọc thêm tài liệu trên các trang thông tin bổ ích để thay đổi cách làm của mình sao cho phù hợp với thị trường hơn. Và sẽ tuyệt vời hơn cả, nếu bạn có thể trao đổi, thảo luận với những người đã bán hàng online thành công để từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho chính mình.

>> Đọc ngay: Hé lộ 9 cách đăng bài bán hàng trên facebook hiệu quả nghìn đơn

Bán Hàng online 4

“Thất Bại là mẹ thành công nhưng “Kiên Trì” mới là cha là của nó”

Hãy luôn nhớ rằng, con đường thành công không phủ đầy hoa hồng và bằng phẳng, thất bại là điều không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết đứng dậy mà đi tiếp.

Thực tế kinh doanh Online hiện nay không hề đơn giản mà đang chịu sự cạnh tranh vô cùng lớn. Đừng vội nản chí nếu kết quả ban đầu không được như mong đợi, hãy tham khảo Haravan thường xuyên để chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất.

Xem thêm:

Kinh doanh online thành công với Omnichannel?

6 chiến thuật phí vận chuyển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kinh nghiệm kinh doanh online cho việc quản lý hàng hóa

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: