Thay vì ‘khủng bố’ khách hàng bằng rất nhiều thông tin về tính năng, công dụng và đặc điểm của sản phẩm, bạn hãy cân nhắc việc cung cấp cho khách hàng những điều mà họ muốn biết về sản phẩm và kết quả họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm của bạn. Đây là một trong những nghệ thuật bán hàng đỉnh cao mà bất cứ seller nào cũng nằm lòng.

1. Nghệ thuật bán hàng là gì?

Nghệ thuật bán hàng là quá trình sử dụng các kỹ năng và chiến lược để thuyết phục khách hàng

Nghệ thuật bán hàng là quá trình sử dụng các kỹ năng và chiến lược để thuyết phục khách hàng

Nghệ thuật bán hàng là quá trình sử dụng các kỹ năng và chiến lược để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông qua nghệ thuật bán hàng nhằm giao tiếp hiệu quả, tạo niềm tin và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đây không chỉ đơn thuần là việc đưa sản phẩm ra thị trường mà còn là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Các kỹ năng trong nghệ thuật bán hàng như kỹ năng lắng nghe, phân tích nhu cầu của khách hàng, xây dựng một lời giải pháp phù hợp, trình bày sản phẩm một cách hấp dẫn và thuyết phục, xử lý tình huống, đàm phán và kỹ năng chốt đơn,...
Ngoài ra, ngày nay, công nghệ thông tin và mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật bán hàng hiện đại, cho phép tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và tạo ra sự tương tác và kết nối một cách nhanh chóng và rộng rãi.

2. Áp dụng nghệ thuật bán hàng mang lại lợi ích gì?

Bán hàng là hoạt động quan trọng sau khi tiếp cận được khách hàng tiềm năng, nếu khéo léo áp dụng những nghệ thuật bán hàng trong quá trình tương tác sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số hiệu quả cùng những lợi ích khác.

  • Tăng doanh số: Nghệ thuật bán hàng giúp tăng khả năng chốt hợp đồng và đạt được mục tiêu doanh số. Bằng cách sử dụng các kỹ năng và chiến lược thích hợp, người bán có thể thuyết phục khách hàng mua hàng nhanh hơn và tạo ra doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Nghệ thuật bán hàng không chỉ tập trung vào việc thực hiện một giao dịch, mà còn tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách tạo niềm tin, đáp ứng nhu cầu và cung cấp giá trị cho khách hàng, giúp duy trì mối quan hệ lâu dài và tạo ra sự trung thành.
  • Tạo giá trị cho khách hàng: Nghệ thuật bán hàng nhấn mạnh việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Việc tạo ra giá trị cho khách hàng không chỉ giúp duy trì mối quan hệ lâu dài, mà còn tạo ra sự hài lòng và tăng khả năng khách hàng tái mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Áp dụng nghệ thuật bán hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả giúp xây dựng hình ảnh tốt trong mắt khách hàng. Thông qua các yếu tố như kỹ năng tốt trong việc giao tiếp, giải quyết vấn đề và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng giúp tạo niềm tin và đánh giá cao từ phía khách hàng.
  • Nâng cao kỹ năng cá nhân: Nghệ thuật bán hàng đòi hỏi người bán phải phát triển và cải thiện kỹ năng cá nhân như giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, quản lý thời gian và xử lý tình huống khó khăn.
  • Nâng cao kiến thức về thị trường và khách hàng: Khi áp dụng nghệ thuật bán hàng, người bán phải nắm vững kiến thức về thị trường và khách hàng mục tiêu. Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu, phân tích và hiểu rõ về nhu cầu, sở thích, xu hướng, hành vi mua hàng của khách hàng,...

3. Làm sao để nắm giữ được nghệ thuật bán hàng trong tay

Để nắm giữ và phát triển nghệ thuật bán hàng, bạn có thể tham gia vào các hoạt động và áp dụng các chiến lược sau:

Những mẹo giúp phát triển nghệ thuật bán hàng hiệu quả

Những mẹo giúp phát triển nghệ thuật bán hàng hiệu quả

  • Học tập liên tục: Đọc sách, tham gia khóa học, theo dõi các tài liệu và bài viết mới nhất trong lĩnh vực bán hàng để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Đặc biệt, tìm hiểu về các phương pháp bán hàng hiện đại và xu hướng mới trong ngành.
  • Lắng nghe và tìm hiểu khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và sự phản hồi của khách hàng là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật bán hàng. Hãy lắng nghe khách hàng, tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của họ và nỗ lực hiểu rõ về các vấn đề và thách thức mà họ đang gặp phải. Điều này giúp bạn đưa ra những giải pháp phù hợp và tạo giá trị cho khách hàng.
  • Thực hành và trau dồi kỹ năng: Hãy thường xuyên thực hành và rèn luyện các kỹ năng bán hàng như giao tiếp, thuyết phục, đàm phán và quản lý thời gian. Thông qua việc áp dụng những kỹ năng này trong thực tế, bạn sẽ trở nên tự tin và thành thạo hơn trong việc xử lý các tình huống bán hàng khác nhau.
  • Quan tâm đến chi tiết: Hãy chú trọng đến việc hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn bán, điểm mạnh và điểm yếu cũng như các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được. Đồng thời, luôn đảm bảo rằng bạn cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ cho khách hàng.

4. Bán hàng dựa trên kết quả là gì?

Bán hàng dựa trên kết quả là hình thức bán hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách ưu tiên nhu cầu của khách hàng, mong muốn cung cấp cho khách hàng những kết quả tốt nhất khi sử dụng sản phẩm thay vì cố gắng bán được hàng.

Kỹ thuật bán hàng dựa trên kết quả đòi hỏi bạn phải có kiến thức về khách hàng và hiểu rõ khách hàng của bạn đang ở vị trí nào trên hành trình. Hãy dành thời gian để hiểu các ưu tiên của khách hàng, nhân viên bán hàng có thể sử dụng kết quả để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm được cá nhân hóa và tăng cơ hội bán được sản phẩm.

Chúng ta cũng nên làm rõ ‘kết quả’ ở đây là gì. Có thể nói ngắn gọn là kết quả là lợi ích lâu dài do sản phẩm mang lại. Hãy lấy tư cách là nhân viên của một câu lạc bộ thể dục thể thao làm ví dụ, lợi ích của việc đăng ký thành viên phòng tập là có quyền sử dụng các thiết bị và tiện nghi tập luyện. Kết quả là có thể duy trì sức khỏe và thể lực lâu dài.

Nếu như bạn đã hiểu định nghĩa của việc bán hàng dựa trên kết quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lợi ích mà phương pháp này mang lại.

>> Xem thêm: 10 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp bạn cần biết

5. Lợi ích của việc bán hàng dựa trên kết quả

5.1 Tăng giá trị doanh nghiệp

Khi bạn đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu, bạn sẽ lấy lợi ích của khách hàng làm kim chỉ nam của doanh nghiệp. Và với cách tiếp cận này bạn sẽ dễ dàng cung cấp cho khách hàng những gói sản phẩm phù hợp để phục vụ cho mục tiêu của họ.

Bằng cách này, bạn đã chứng minh được giá trị của mình với tư cách là một người bán hàng chuyên nghiệp và trở nên thuyết phục trong mắt khách hàng. Họ sẽ thay đổi suy nghĩ rằng mình đang bị ‘dụ dỗ’ để mua hàng, thay vào đó họ sẽ có cảm giác như đang được làm việc với người thật sự quan tâm tới nhu cầu của họ.

5.2 Tăng lòng trung thành của khách hàng

Bởi vì việc bán hàng dựa trên kết quả phụ thuộc vào việc bạn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng của mình như thế nào, vì thế đây là cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng của bạn.

Việc xây dựng những mối quan hệ này sẽ làm tăng lòng trung thành của khách hàng và khiến cho họ quay lại với doanh nghiệp của bạn nhiều hơn. Ngay cả khi họ có quyền tìm kiếm đối tác mới, hầu hết mọi người vẫn thích làm việc với những gương mặt quen thuộc.

>> Xem ngay: 27 Chỉ số về Sự Trung Thành của Khách hàng hiện nay

5.3 Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Cuối cùng, mục tiêu chính của bạn với tư cách là một nhân viên bán hàng là chốt các giao dịch. Việc bán hàng dựa trên kết quả sẽ giúp bạn làm điều này và thậm chí có thể tạo ra kết quả tốt hơn. Kết hợp những lợi ích trên thì cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn bao giờ hết.

Vậy làm thế nào để bắt đầu ứng dụng việc bán hàng dựa trên kết quả cho doanh nghiệp của bạn?

>> Đọc ngay: 10 mẹo giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi trên website

6. Bắt đầu với việc bán hàng dựa trên kết quả

6.1 Nhận dạng khách hàng của bạn

Việc doanh nghiệp của bạn cần khách hàng là điều hiển nhiên, tuy nhiên khách hàng không cần phải luôn là khách hàng mới mà còn có thể là những khách hàng hiện có của doanh nghiệp bạn.

Nhận dạng khách hàng của bạn để tăng nghệ thuật khi bán hàng

Hãy tập trung tất cả thông tin khách hàng ở cùng một nơi giúp bạn dễ dàng sắp xếp thông tin, giúp bạn hiểu hơn về khách hàng và nhân khẩu học của họ

Bạn có thể lọc và quản lý thông tin khách hàng dựa trên những đặc điểm của họ như: họ tên, giới tính, độ tuổi, khu vực hoặc gắn các tag nhằm xác định vị trí của khách hàng trên hành trình của họ (ví dụ như: khách hàng mới, khách hàng thân thiết,..) giúp cá nhân hóa và việc tiếp cận khách hàng sẽ cụ thể hơn.

6.2 Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Đây là bước cơ bản trong việc bán hàng dựa trên kết quả, giống như một người bác sĩ cần phải chẩn đoán đúng tình huống để có thể kê đơn giải pháp tốt nhất. Bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng của bạn về bất cứ điều gì họ đang tìm kiếm, tìm hiểu sâu hơn về mong muốn và nguyện vọng của họ để doanh nghiệp bạn dễ dàng đáp ứng.

Trở thành người bạn của khách hàng và lắng nghe những gì họ nói. Tìm hiểu họ và những trăn trở của họ. Sau đó, hãy tự hỏi làm thế nào bạn có thể cung cấp những thứ mà họ mong muốn.

>> Xem ngay: 6 cấp độ nhu cầu của khách hàng - Hiểu để làm đúng

6.3 Kết nối các điểm mấu chốt

Kết hợp kiến thức về khách hàng với các sản phẩm của bạn và tìm ra điểm chung. Đánh giá những sản phẩm và tính năng nào có thể phù hợp của khách hàng và gợi ý cho họ.

Sau đó, kết nối các điểm bằng cách phát triển một câu chuyện hấp dẫn về cách bạn trở thành mối liên kết của khách hàng giữa tình hình thực tế và kết quả mong muốn của họ. Cân nhắc kết hợp các chỉ số để vạch ra kế hoạch, hỗ trợ thêm cho lý luận của bạn và làm cho lời nói của bạn thuyết phục hơn.

6.4 Cho khách hàng thấy những câu chuyện thành công của bạn

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng để trình bày câu chuyện của mình với khách hàng, hãy thể hiện chúng. Ngoài mục đích gây ấn tượng với khách hàng của bạn, đây cũng sẽ là cách cho thấy giải pháp bạn đề xuất phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ như thế nào, giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Cho khách hàng thấy những câu chuyện thành công của bạn

Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn chốt được thỏa thuận nhanh chóng, tuy nhiên đôi khi mọi việc sẽ khó khăn hơn một chút. Hãy lắng nghe khách hàng và bổ sung điều bạn còn thiếu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được kết quả như mong đợi.

6.5 Tiếp tục theo đuổi khách hàng

Bạn đã bán được hàng tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, hiệu quả của việc bán hàng dựa trên kết quả sẽ tập trung vào kết quả cuối cùng - sự hài lòng của khách hàng. Hãy liên tục kiểm tra khách hàng và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của bạn.

Điều này sẽ cho họ thấy bạn quan tâm đến nhu cầu và sự hài lòng của họ. Nếu mọi thứ không như mong đợi, hãy đề xuất các thay đổi để có thể đưa mọi thứ về đúng hướng. Việc này có thể khá khó khăn nhưng bạn sẽ được đánh giá cao trong mắt khách hàng.

7. Gợi ý những quyển sách “gối đầu” về nghệ thuật bán hàng

Dưới đây là gợi ý về 5 quyển sách hay nhất về nghệ thuật bán hàng và những giá trị chính mà chúng mang lại:

  • "Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới" (Og Mandino): một cuốn sách kinh điển về nghệ thuật bán hàng và phát triển bản thân. Cuốn sách này truyền cảm hứng và cung cấp những nguyên tắc quan trọng để trở thành một người bán hàng thành công. Từ câu chuyện của một người bán hàng suy sụp tinh thần, chúng ta học được giá trị của tâm lý tích cực, ý chí mạnh mẽ và khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Cuốn sách khuyến khích chúng ta tìm thấy đam mê trong công việc, khám phá tiềm năng của bản thân và đặt lòng yêu thương và sự chăm sóc khách hàng lên hàng đầu với những bài học về tự tin, quản lý tư duy và xây dựng mục tiêu rõ ràng.
  • "Bán hàng theo cách của bạn" (Zig Ziglar): Cuốn sách này giúp bạn hiểu rõ về quan trọng của mối quan hệ và sự khác biệt cá nhân trong quá trình bán hàng.

  • "Nghệ thuật đàm phán" (Chris Voss): Chia sẻ kỹ thuật đàm phán thông minh và tạo quan hệ đối tác mạnh mẽ để đạt được kết quả tốt trong bán hàng.

  • "Đánh thức khả năng bán hàng của bạn" (Brian Tracy): Xây dựng tư duy và chiến lược bán hàng hiệu quả, từ việc đặt mục tiêu rõ ràng đến quản lý thời gian hiệu quả.

  • "Nghệ thuật bán hàng" (Tom Hopkins): Tập trung vào kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán để trở thành một nhà bán hàng thành công.

Những quyển sách này giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng niềm tin và quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo ra giá trị và lợi ích cho họ. Ngoài ra, chúng cung cấp cách tiếp cận chiến lược và tự tin trong quá trình bán hàng, từ việc đặt mục tiêu rõ ràng đến khéo léo đàm phán và giải quyết xung đột. Tổng cộng, những quyển sách này mang lại cho bạn những phương pháp và tri thức cần thiết để thành công trong nghệ thuật bán hàng.

8. Kết luận

Bán hàng theo kết quả là tôn trọng tầm nhìn của khách hàng trên tất cả. Bằng cách giúp khách hàng đạt được mong muốn, bạn sẽ xây dựng doanh nghiệp của mình và đạt được thành công. Hãy áp dụng phương pháp này để nâng cao quy trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới trong nghệ thuật kinh doanh.

>> Xem thêm: Top 10 cách xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng online hiệu quả

Trên đây là một vài hướng dẫn về phương pháp bán hàng dựa trên kết quả mà Haravan gửi đến bạn. Hi vọng sẽ giúp bạn áp dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật bán hàng này, chiếm lấy lòng tin yêu của khách hàng và gia tăng doanh số mạnh mẽ.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:

>> Xem thêm bài viết liên quan:

10 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp bạn cần biết

Kỹ năng tư vấn bán hàng chưa ai chia sẻ

Tài liệu kỹ năng đàm phán