Khi kinh doanh bán hàng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng online thì landing page là một giải pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Landing page đóng vai trò rất lớn trong việc chuyển đổi người đọc trở thành khách hàng tiềm năng. Vậy bạn đã biết landing page là gì hay chưa, có gì khác website? Hãy cùng Haravan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Landing page là gì?
Landing page (trang đích) là một trang web được xây dựng và thiết kế đặc biệt, tất cả nội dung của trang web từ bố cục, hình ảnh, màu sắc, font chữ, văn bản đều được chỉn chu nhằm phục vụ cho một mục tiêu kinh doanh hay quảng cáo nhất định.
Hình ảnh minh họa landing page của một doanh nghiệp đã xây dựng để quảng cáo sản phẩm.
2. Tìm hiểu rõ những lợi ích của landing page
Sau đây là một số lợi ích mà landing page có thể mang lại cho chủ kinh doanh:
2.1 Giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ
Thông thường, nội dung trên landing page được biên soạn rất kỹ càng, giúp người dùng hiểu rõ ràng và chi tiết về sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, nếu những nội dung này được thể hiện trên một giao diện đẹp, cách thiết kế bắt mắt thì càng thu hút người dùng ở lại landing page, khiến họ cảm thấy hứng thú với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
2.2 Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
Nếu quan sát bạn có thể thấy, trên các landing page có khá nhiều nút kêu gọi hành động call-to-action như: đăng ký tư vấn, đăng ký mua hàng, nhận tin khuyến mãi/voucher… Qua đó dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên website chính cao hơn.
2.3 Giúp tăng độ nhận diện thương hiệu
Với landing page có giao diện độc đáo hoặc đồng bộ với thiết kế của website sẽ giúp khách hàng ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu. Đây cũng là cách gia tăng độ nhận diện của thương hiệu đáng kể.
3. Landing page khác gì website?
Để tìm hiểu sự khác nhau giữa landing page và website. Trước tiên chúng ta cần nắm Website là gì?
Website là một tập hợp các landing page và các phần khác nhau để giúp người dùng của bạn tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Ví dụ: một website kinh doanh điển hình có thể có phần giới thiệu, trang blog riêng, trang liên hệ với chúng tôi, các trang sản phẩm và dịch vụ… Chức năng chính của website là mô tả doanh nghiệp của bạn cho những người dùng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Như bạn có thể thấy, landing page và website là 2 khái niệm rất khác nhau. Sự khác biệt cụ thể được thể hiện như sau:
| Landing page | Website |
Số trang | 1 | Thường nhiều hơn 5 |
Thông tin | Thông tin chi tiết về ưu đãi | Thông tin khách hàng cần biêt |
Đối tượng | Khách hàng quan tâm sản phẩm/dịch vụ cụ thể | Khách hàng quan tâm đến nhiều yếu tốnhư thương hiệu, loại hình kinh doanh,chăm sóc khách hàng,tất cả các loại sản phẩm/dịch vụ ... |
Điều hướng | Điều hướng hạn chế | Tất cả các trang đều có thể truy cập được |
Mục đích | Để bán hàng hoặc thu hút khách hàng tiềm năng | Để giải thích và trình bày công việc kinh doanh |
4. Khi nào nên dùng landing page?
Dưới đây là một số trường hợp bạn nên dùng landing page để đạt hiệu quả tốt nhất:
4.1 Khi muốn chạy quảng cáo
Khi truy cập một trang quảng cáo, người dùng sẽ không hài lòng khi trang này được thiết kế quá sơ sài, hoặc cung cấp quá ít thông tin, họ sẽ nhanh chóng thoát trang mà không muốn mua hàng hay thực hiện thêm bất cứ hành động nào khác trên trang.
Tuy nhiên, nếu bạn liên kết quảng cáo với landing page thì sẽ tạo nhiều kết quả tích cực. Người dùng sẽ ấn tượng với cách thiết kế, trình bày của landing page, đồng thời hiểu được thông tin về sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng, tăng tỷ lệ mua hàng đáng kể.
4.2 Khi tổ chức một sự kiện, khóa học
Khóa học hay sự kiện dù được tổ chức online hay offline đều phải cần có một landing page để giới thiệu và thu hút lượt đăng ký hay để lại thông tin.
Thông tin trên landing page khi tổ chức sự kiện hay khóa học thường phải có những thông tin cơ bản như sau:
- Lý do tổ chức sự kiện, khóa học
- Đối tượng nào nên tham gia?
- Diễn giả là ai?
- Nội dung chính là gì?
- Form đăng ký
- Thời gian và địa điểm.
4.3 Khi muốn thu thập thông tin khách hàng để tiếp thị
Tạo landing page cũng là phương thức thu thập thông tin khách hàng hiệu quả mà bạn nên thử áp dụng. Hãy tạo một landing page khuyến mãi hoặc tặng quà. Trên các trang này, hãy xây dựng nội dung ngắn và ít, nhưng tập trung thiết kế các form thu thập thông tin thật ấn tượng và đặt đúng vị trí.
4.4 Khi muốn hiển thị thông báo thân thiện với người dùng
Landing page không chỉ giới hạn ở việc bán hàng. Đôi khi bạn cần một trang đích thân thiện với người dùng để đưa ra một thông báo nào đó. Chẳng hạn như:
- Trang sắp ra mắt - Cho người dùng biết rằng trang web mới của bạn sắp ra mắt và đăng ký để biết thêm thông tin.
- Trang chế độ bảo trì - Thông báo trang web của bạn tạm thời ngừng hoạt động và đang trong chế độ bảo trì, yêu cầu người dùng đăng ký để được thông báo khi nó hoạt động trở lại.
- Trang 404 - Hiển thị trang 404 cho các liên kết bị hỏng và chuyển hướng người dùng đến các khu vực khác trên trang web của bạn mà có thể họ quan tâm.
- Trang đăng nhập - Cung cấp cho người dùng trang đăng nhập tùy chỉnh và sử dụng trang này để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ và hồ sơ mạng xã hội khác của bạn.
5. Các loại landing page phổ biến hiện nay
Nhìn chung hiện có 3 landing page thường gặp nhất như dưới đây:
5.1 Landing page bán hàng
Mục đích chính khi doanh nghiệp tạo ra loại landing page này chính là để bán hàng. Trong đó, tập trung giới thiệu thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, các ưu điểm, công dụng của sản phẩm và các đánh giá, cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó... Nhờ vậy, dễ dàng thuyết phục người tiêu dùng có hành vi mua hàng. Và nếu có nhu cầu mua hàng thì khách hàng sẽ điền biểu mẫu thông tin cá nhân để có thể đặt được hàng.
Hình ảnh minh họa landing page bán hàng.
5.2 Landing page thu thập thông tin khách hàng
Đây là landing page được tạo ra với mục đích là thu thập dữ liệu của nhóm khách hàng tiềm năng. Landing page sẽ thu thập thông tin về người truy cập, chẳng hạn như tên và email của họ, từ đó mà bạn sẽ có thêm những dữ liệu về họ để có thể thu hút và tiếp thị họ một cách hiệu quả nhất sau này.
Landing page thu thập thông tin khách hàng.
Landing page này sẽ bao gồm nội dung chi tiết về những gì mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp kết hợp với form biểu mẫu thu thập dữ liệu khách hàng truy cập để có thể đổi lấy ebook hoặc ưu đãi cụ thể như sản phẩm sample...
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thiết phải lưu ý về độ dài của biểu mẫu đăng ký, hãy nhớ rằng chỉ nên yêu cầu khách hàng điền vào form về thông tin mà bạn cần bởi điều này có thể tác động tới tỷ lệ chuyển đổi. Vậy nên, bạn hãy giữ cho form đăng ký thật ngắn gọn và đúng trọng tâm.
Một số cách dùng phổ biến của landing page thu thập thông tin nhóm khách hàng tiềm năng như:
- Đăng ký blog.
- Đăng ký nhận ebook, sample dùng thử.
- Đăng ký sự kiện/hội thảo trên website.
- Đăng ký nhận báo cáo, bảng phân tích.
- Đăng ký nhận bản tin.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn.
5.3 Landing page trung gian chuyển đổi
Không giống như 2 loại landing page trên, landing page trung gian chuyển đổi chỉ được các doanh nghiệp sử dụng nút kêu gọi hành động để chuyển hướng tới trang khác mà không cần sử dụng form đăng ký.
Landing page trung gian chuyển đổi.
Thường thì các trang thương mại điện tử sẽ sử dụng loại landing page này. Bởi nó có thể kích thích khách truy cập với các khuyến mãi, thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trước khi người tiêu dùng thực hiện hành động mua hàng cuối cùng.
Các doanh nghiệp, các tổ chức thường sử dụng landing page này với mục đích để khách truy cập có thể đến trang đăng ký hay giỏ hàng, từ đó mà doanh nghiệp có thể tăng cơ hội chuyển đổi hoặc bán hàng cao hơn.
6. Làm gì để tạo ra landing page thực sự hiệu quả và thu hút?
Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn:
6.1 Lựa chọn tiêu đề hợp lý
Tiêu đề landing page nên được viết ngắn gọn nhưng phải đảm bảo thu hút được khách hàng. Để khách hàng hiểu rõ landing page của bạn nói về cái gì và mục đích là gì thì bạn có thể thêm vào tiêu đề các từ như khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, ưu đãi... ở các chương trình khuyến mãi.
6.2 Giảm thiểu phiền nhiễu
Giữ cho trang của bạn đơn giản, rõ ràng và và ít phiền nhiễu, chỉ bao gồm thông tin cần thiết để thuyết phục người dùng xác nhận ưu đãi của bạn.
6.3 Thể hiện sự đáng tin cậy
Đảm bảo với người truy cập rằng thương hiệu của bạn đáng tin cậy như các huy hiệu, đối tác đáng tin cậy, và cả những giải thưởng.
6.4 Thiết kế biểu mẫu ngắn gọn
Các biểu mẫu đăng ký và biểu mẫu liên hệ của bạn nên thiết kế đơn giản nhất có thể. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ chỉ cần tên, số điện thoại và địa chỉ email.
6.5 Sử dụng CTA rõ ràng
Nút Call To Action phải rõ ràng, dễ nhìn và dễ sử dụng trên cả máy tính và smartphone. Nên sử dụng màu tương phản để làm cho nó nổi bật hơn.
Các nút Call To Action được thiết kế nổi bật.
Ngoài ra để có thể dễ dàng sở hữu một trang bán hàng online thật ấn tượng, bạn có thể tìm hiểu Haravan Sale Page. Với nền tảng này, bạn có thể trưng bày hàng trăm sản phẩm lên Landing Page Sale nhanh chóng, giúp khách hàng dễ dàng mua sắm hơn, chốt đơn ngay chỉ sau 30 phút.
Đồng thời, trang bán hàng online của Haravan còn giúp bạn: quản lý đơn hàng tồn kho, kết nối với hơn 15 nhà vận chuyển, tích hợp nhiều hình thức thanh toán, đồng thời Tích hợp Facebook, Zalo hoặc Shopee, Lazada, Tiki để đồng bộ sản phẩm, giúp bạn không bỏ sót cuộc hội thoại với khách hàng.
Trang chủ.
Trang sản phẩm.
Trang giỏ hàng.
Trang thanh toán.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Giúp bạn hiểu rõ hơn về landing page là gì, landing page khác gì website. Không cần biết code, bạn vẫn có thể sở hữu một trang bán hàng chuyên nghiệp cùng Haravan Sale Page. Truy cập TẠI ĐÂY ngay nhé!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: