Vừa qua, thông tin Tiktok Shop ra mắt tại Việt Nam vào tháng 2/2022 tạo hàng loạt cơn sóng chuyển đổi cho nhà bán hàng. Nhà bán hàng đã quá quen với việc bán hàng đa kênh tại Facebook, Instagram, Zalo, Livestream, Website, nhiều cửa hàng Online. Vì thế khi Tiktok Shop công bố tính năng bán hàng, điều chủ shop cần quan tâm hàng đầu là xu hướng mua sắm của người dùng trên nền tảng này đang vận hành như thế nào?
Dưới đây là 7 thống kê về xu hướng mua sắm trên Tiktok 2022
18%: Tốc độ tăng trưởng trung bình của xu hướng bán hàng Thương mại Điện tử tại Việt Nam 2021
Đây là chỉ số được công bố vào tháng 5/2021, ngay thời điểm đại dịch đã cho thấy việc mua hàng TMDT đã được người dân Việt Nam đón nhận qua hàng loạt thói quen như: Xem giới thiệu sản phẩm qua Livestream Facebook, đọc review sản phẩm qua các cộng đồng Facebook, thức đêm săn sale qua các ngày Sale lớn của các sàn TMDT như Shopee, Lazada, Tiki và gần đây nhất là xem các Tiktoker review về sản phẩm và xu hướng “mua đồ theo idol Tiktok" nở rộ bởi thế hệ gen Z tại Việt Nam. Từ đó, bùng nổ tốc độ tăng trưởng bán hàng tại eCommerce Việt Nam.
74% - Người dùng cho rằng Tiktok giúp họ muốn tìm hiểu nhiều hơn về thương hiệu & sản phẩm hơn sau khi xem video
Lợi thế của Tiktok là các video ngắn mô tả nhanh các tính năng, ứng dụng của sản phẩm, hay đơn giản là sản phẩm được xuất hiện trong các hoạt động hằng ngày của các idol Tiktok cũng gây tò mò cho người xem về sản phẩm, dịch vụ mà tiktoker đang sử dụng. Sau đó, chính nhờ thuật toán của Tiktok tiếp tục phân phối các nội dung video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ này giúp người dùng có hành vi tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ này một cách gián tiếp. Người dùng có thể trực tiếp chọn sang trang Bio của Tiktoker hay bấm vào xem trang thương hiệu của shop ngay trên Tiktok mà không cần chuyển đổi sang nền tảng nào khác.
> Xem thêm: Yếu tố cần có để xây dựng một thương hiệu thành công
66% - Tiktok giúp tôi đưa ra quyết định phải mua sản phẩm/dịch vụ này
Chính vì lợi thế cạnh tranh là các video sống động nên người dùng Tiktok dễ dàng được các tiktoker thuyết phục bằng lời nói, hình ảnh, thước phim thật về sản phẩm/dịch vụ thay vì chỉ đơn thuần là hình ảnh và chữ viết như nhiều nền tảng mạng xã hội khác. Từ đó, giúp cho quyết định mua hàng sau khi xem các video tiktok diễn ra nhanh hơn.
67% - Tiktok truyền cảm hứng cho tôi mua sắm này kể cả khi tôi đang không tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ
Ngay cả khi người dùng không có nhu cầu tìm kiếm về sản phẩm, những video mang nội dung về hướng dẫn DIY (nấu ăn, làm đồ trang trí,...) hay chia sẻ cuộc sống đời thường (review một ngày làm việc, đi chơi, chia sẻ cảm xúc, câu chuyện,...) cũng truyền cảm hứng cho người dùng về một sản phẩm dịch vụ có thể có ích cho họ trong tương lai. Vì thế, thương hiệu có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới từ ngay tệp khách hàng đang chưa tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ này trên nền tảng mạng xã hội đặc trưng này.
44% - Người tiêu dùng Tiktok muốn các nội dung quảng cáo của thương hiệu phải vui và giải trí
Người dùng mạng xã hội Tiktok thường là tệp người trẻ và phát triển nhanh. Nhu cầu lên tiktok không chỉ dừng lại ở việc giải trí và học tập. Để tăng nhu cầu mua hàng của người dùng Tiktok, chủ shop phải mang đến hình ảnh mua sắm, sử dụng sản phẩm thương hiệu của mình vừa vui, vừa giải trí thay vì các video nói về tính năng, thông tin sản phẩm thông thương.
67% - Người tiêu dùng Tiktok có biết thêm nhiều ý tưởng về thương hiệu trước khi họ nghĩ đến nhu cầu sử dụng
Tương tự với việc mua hàng, ngay cả khi chưa có ý định tìm hiểu về thương hiệu này, người dùng tiktok có thể lưu trữ các video truyền cảm hứng về ý tưởng mới từ thương hiệu này phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Nếu chủ shop là người quan tâm đến chỉ số awareness (độ nhận diện thương hiệu) của sản phẩm, dịch vụ, Tiktok vẫn là nền tảng hấp dẫn giải quyết bài toán này trước khi chủ shop mang ý định bán sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng này.
> Xem thêm: Khai thác nhu cầu của khách hàng - Hiểu để thành công
54% - Người dùng Tiktok sẽ mua gì đó trên Tiktok nhiều hơn bất kì nền tảng nào
Với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, quy trình mua hàng của khách hàng thường ảnh hưởng bởi việc phải chuyển đổi sang một trang thanh toán khác để đặt hàng. Ngược lại sàn thương mại điện tử để đọc feedback thật, review hay về sản phẩm dịch vụ, người dùng phải quay về mạng xã hội để tìm kiếm nội dung. Từ đó dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi đối với khách hàng mới thường không cao.
Nhìn chung, khi chưa có Tiktok Shop, các khách hàng sẽ phải thực hiện một chuỗi các hành động gồm: Click vào link bio của chủ Kênh, tìm đúng sản phẩm đang quan tâm trên một landing page trung gian rồi click vào link để tiến hành checkout – thanh toán trên Shopee/Lazada. Với Tiktok, từ việc xem review chân thật hơn qua các video cho đến mua hàng ngay trên Tiktok sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tăng khả năng mua hàng hơn bất kì nền tảng nào.
Nếu Tiktok Shop được triển khai thì sẽ cắt giảm đáng kể số lần click vì link gian hàng sẽ được hiện ngay trên video và đặc biệt là khách hàng sẽ không phải chuyển sang nền tảng khác để checkout.
Xem ngay bài viết: Tiktok Shop là gì? Cơ hội nào cho người bán hàng Tiktok
Là nhà bán hàng Online, sau khi xác định rõ nhu cầu mua sắm của người dùng trên Tiktok, bước tiếp theo cần xây dựng được quy trình quản lý bán hàng đồng bộ với các kênh bán hàng hiện có như Shopee, Lazada, Facebook, Website, Instagram…
Liên hệ ngay đối tác quản lý bán hàng Haravan để được tư vấn về việc đồng bộ thông tin sản phẩm, gian hàng, khách hàng đa kênh để chuẩn bị cho kênh bán hàng Tiktok Shop tương lai của bạn.
Nguồn: Tiktok Shop Việt Nam, Tháng 2/2022
Nhà bán hàng Online có thể gia nhập Cộng đồng Social Commerce Việt Nam - Chuyên chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà quảng cáo hàng trên Facebook, Instagram, Zalo, Livestream, Tiktok hoặc Gặp gỡ các chuyên gia qua đăng ký trải nghiệm miễn phí Giải pháp HaraSocial.
> Bài viết cùng chủ đề: