Khai thác 6 nhu cầu của khách hàng – Hiểu để bán hàng thành công

Để Marketing và bán hàng đạt hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt thôi là chưa đủ. Bởi bản chất, đa phần khách hàng không quan tâm đến tính năng sản phẩm, mà chỉ chú trọng tới việc vấn đề của họ có được giải quyết hay không. Hiểu và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng chính là “chìa khóa vàng” dẫn đến thành công của doanh nghiệp.

Khách hàng có rất nhiều nhu cầu để dẫn đến một quyết định mua hàng. Nhưng bạn chỉ cần khai thác được 1 hay nhiều 6 nhu cầu dưới đây thì khả năng bán được hàng cho khách đã cao hơn rất nhiều. Cùng Haravan tìm hiểu ngay nhé:

1. An toàn

Nhu cầu an toàn là ưu tiên hàng đầu của mỗi người, vì nó không chỉ giúp con người duy trì nhu cầu cá nhân mà còn an tâm để phát triển, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt để có thể tồn tại được. Sự an toàn được thể hiện rõ qua câu nói: “Ăn chắc mặc bền”.

Nhu cầu đảm bảo an toàn bao gồm: an toàn về sức khỏe, an toàn về tài chính, an toàn tính mạng, không gây thương tích.

Đối với mỗi doanh nghiệp, chưa cần xem xét đến tính năng của sản phẩm, sự đảm bảo an toàn luôn là điều khách hàng quan tâm nhất. Ví dụ như đối với doanh nghiệp sản xuất lốp xe, sự chính hãng, giá cả hợp lý và sự an toàn cho người tiêu dùng luôn là điểm mấu chốt khiến khách hàng mua sản phẩm.

Hay đối với ngành khách sạn, sự an toàn được thể hiện ngay ở quá trình booking phòng không bị lừa tiền, chất lượng phòng không sai lệch so với quảng cáo.

Đảm bảo an toàn giúp cho doanh nghiệp chiếm được sự tin tưởng của khách hàng ngay ở bước đầu tiên.

2. Sự bất ngờ

Sự lặp đi lặp lại liên tục một hành động dễ khiến người ta cảm thấy nhàm chán. Mấy ai có thể từ chối những niềm vui bất ngờ trong cuộc sống?

Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn cần đổi mới, sáng tạo, bứt phá và tạo ra các Unique Selling Point – Điểm khác biệt độc nhất vô nhị để khiến khách hàng sẵn sàng “chi tiền” cho mua sản phẩm.

The Role of Emotions in the Customer Experience

Mỗi người luôn thích những sự bất ngờ thú vị. Bỗng nhiên một ngày, đóa hoa hồng từ “người ẩn danh” xuất hiện trên mặt bàn của bạn, chắc hẳn với cảm giác mới lạ ấy, không ai không cảm thấy chút xao xuyến tò mò.

Tuy nhiên, không phải sự bất ngờ nào cũng mang lại niềm vui. Ví dụ như đang đi trên đường và xe bị thủng lốp, đó cũng là bất ngờ. Tuy nhiên, “bất ngờ” này chẳng những không thú vị mà còn khiến người lái xe rơi vào vòng rắc rối. Hãy cẩn thận khi tạo bất ngờ cho khách hàng của bạn.

3. Nhu cầu được yêu và “có nơi thuộc về”

Một tình huống khá quen thuộc trong cuộc sống: khi người phụ nữ khi nhận được một món quà bất ngờ, cô ấy sẽ cảm thấy bản thân được quan tâm, chú ý và coi trọng.

Tâm lý khách hàng cũng như vậy, họ luôn cần sự quan tâm, cần được “yêu thương” và cảm giác được coi trọng.

Ví dụ, khi tham gia vào một bữa tiệc, hầu như việc làm đầu tiên của mỗi người luôn là một nhóm để hòa vào, hay chính là “tìm nơi mình thuộc về”. Sẽ thật lạc lõng nếu như chẳng tìm được ai để trò chuyện giữa đám đông ồn ào.

Con người sợ nhất cô đơn và bỏ rơi. Giống như những đứa trẻ luôn muốn tranh giành sự quan tâm, chú ý từ bố mẹ, đó là bản năng; khách hàng cũng cần được quan tâm. Hãy tạo cho họ cảm giác được đối xử đặc biệt, rằng đây là sản phẩm dành riêng cho họ. Bên cạnh đó, hãy ghi nhận những đóng góp và tôn trọng những ý kiến của họ. Đó là thứ mà doanh nghiệp cần lưu ý.

Hãy thể hiện cho khách hàng rằng họ luôn được “yêu”. Đơn giản như những câu nói: “Vì anh là khách hàng VIP”, “Vì chị là khách hàng đặc biệt” nên đây là món quà công ty em gửi cho anh/ chị”.

“Thương hiệu” là “hiệu” để “thương”. Khi đó, khách hàng sẽ dành trọn cả trái tim cho thương hiệu. Một khi bạn đã yêu nó, bạn không thể bỏ được nó. Nhãn hàng dù lớn nhỏ luôn cần chú ý điều đó.

4. Nhu cầu được ghi nhận

Nhu cầu được ghi nhận có nghĩa là gì? Đơn giản là ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của nhân viên, hay ghi nhận việc làm của những người thân trong gia đình ngay cả khi họ chưa làm tốt thực sự.

Ghi nhận chân tình sự quan tâm của khách hàng dành cho thương hiệu bằng cách tạo cho họ cảm giác được trở nên đặc biệt. Mọi sự ủng hộ từ khách hàng luôn được tôn trọng, như tạo thẻ VIP, tạo thẻ member, tri ân vào những dịp đặc biệt.

Sự ghi nhận chính là chìa khóa để giữ chân khách hàng lại với doanh nghiệp.

5. Nhu cầu phát triển

Không ai muốn cuộc đời của mình cứ đứng yên một chỗ, không phát triển mà ở mãi một thứ bậc.

Khách hàng cũng như vậy. Họ cần sự đổi mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngay cả khi sự đổi mới đó không quá thường xuyên và nổi bật.

Không ai có thể chỉ sử dụng một sản phẩm trong cả chục năm. Nếu không làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ đánh mất đi chính khách hàng của mình vào tay đối thủ.

6. Nhu cầu được cho đi

Thành công là những gì ta có. Nhưng hạnh phúc là những gì ta cho đi. Cho đi không chỉ là tiền bạc, mà còn có thể là kiến thức, môi trường, giá trị…

Khi doanh nghiệp cho đi, đôi khi không nên quá thầm lặng. Không cần khoa trương một cách thái quá, tuy nhiên cứ im lặng mà làm việc thiện đôi khi không phải hướng đi hay, nhất là đối với doanh nghiệp.

Sự cho đi là điểm cộng của doanh nghiệp đối với mỗi khách hàng, một cách vô tình, chính bạn đã đánh thức được nhu cầu cao nhất của tất cả mọi người trong xã hội – nhu cầu cho đi. Bởi bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều sẽ “động lòng” trước lòng tốt của người khác.

khai thac 6 nhu cau cua khach hang - 02

6 nhu cầu nêu trên là 6 điểm thiết yếu của mỗi con người. Tuy nhiên, đối với mỗi người ở các độ tuổi, môi trường sống, địa vị khác nhau,… sẽ có các mức độ ưu tiên khác nhau.

Hiểu được 6 nhu cầu này và tìm cách thỏa mãn chúng, doanh nghiệp sẽ biết cách thúc đẩy doanh số và tăng hiệu quả của marketing, bán hàng. Chúc bạn và doanh nghiệp thành công!

Nguồn: Sage Academy

---

Tham khảo các giải pháp công nghệ giúp bạn đột phá trong bán lẻ & marketing tại đây

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: