Web service là gì? Vì sao web service lại quan trọng trong kinh doanh

Web service là một trong những bước tiến mới khi áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về thuật ngữ web service. Vai trò và chức năng của web service như thế nào? Cách sử dụng web service như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi web service là gì và tại sao web service lại quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Web service là gì?

web-service-la-gi

Web Service là nơi trung gian để kết nối các thiết bị với nhau được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình

Web service được hiểu nôm na là dịch vụ web bao gồm tất cả các giải thức và tiêu chuẩn được thiết kế trong việc kết nối các phần mềm và ứng dụng khác nhau. Những phần mềm hay ứng dụng trong web service được xây dựng từ các ngôn ngữ như Java, Python, PHP. Sau khi kết nối, các ứng dụng và phần mềm trong web service có thể trao đổi thông tin dữ liệu thông qua mạng Internet.

Tóm lại, web service là nơi trung gian để các thiết bị hoặc ứng dụng có thể giao tiếp với nhau thông qua mạng Internet. Đặc biệt, web service có thể hoạt động độc lập, không bị phụ thuộc vào bất kỳ ngôn ngữ nào.

Các loại web service phổ biến

web-service-la-gi

4 loại Web Service phổ biến hiện nay được sử dụng

Hiện nay, có 4 loại web service phổ biến được nhiều doanh nghiệp quan tâm sử dụng đó là:

  • Web service XML - RPC: đây là giao thức XML cơ bản dùng để trao đổi dữ liệu giữa các loại thiết bị khác nhau. Loại web service này sử dụng HTTP để truyền tải dữ liệu và truyền thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng từ máy khách đến máy chủ.
  • Web service UDDI: đây là một tiêu chuẩn chung dựa trên XML để mô tả chi tiết, xuất bản, khám phá các Web service. Web service là cơ quan đăng ký Internet cho các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Mục đích chính là hợp lý hóa các giao dịch kỹ thuật số và thương mại điện tử giữa hệ thống của công ty.
  • Web service SOAP: đây là một giao thức dựa trên XML để có thể trao đổi dữ liệu hoặc tài liệu qua HTTP hoặc SMTP. Web service cho phép các quy trình độc lập hoạt động trên các hệ thống khác nhau giao tiếp bằng XML.
  • Web service REST: có khả năng cung cấp giao tiếp và kết nối các thiết bị và Internet cho các tác vụ dựa trên API. Hiện nay dịch vụ RESTful sử dụng HTTP làm giao thức hỗ trợ.

Web service hoạt động như thế nào?

web-service-la-gi

Web Service được hoạt động theo một nguyên lý cụ thể

Dưới đây là quy trình Web service hoạt động mà các bạn có thể tham khảo đó là:

  • Ban đầu, máy khách sẽ yêu cầu gửi một chuỗi các cuộc gọi dịch vụ web đến máy chủ lưu trữ dịch vụ web thực tế.
  • Các cuộc gọi thủ tục từ xa sẽ là phương tiện sử dụng để thực hiện các yêu cầu này. Các cuộc gọi đến các phương thức được lưu trữ Web service có liên quan được gọi là các cuộc gọi thủ tục từ xa.
  • Dữ liệu sẽ được trao đổi giữa máy khách và máy chủ, là XML, và là phần quan trọng nhất của thiết kế Web Service.
  • Để truyền dữ liệu lúc này máy chủ sẽ sử dụng SOAP. Dữ liệu sẽ được gửi bằng HTTP tiêu chuẩn. Sau đó, thông báo SOAP là dữ liệu được gửi từ Web Service đến ứng dụng. Một tài liệu XML là tất cả những gì chứa trong một thông báo SOAP.

Những thành phần chính trong web service mà bạn nên biết

web-service-la-gi

3 thành phần chính trong Web Service mà bạn nên biết

Một Web Service có 3 thành phần chính bao gồm các yếu tố dưới đây:

  • Simple Object Access Protocol - SOAP: đây là một giao thức dựa trên XML, giúp các ứng dụng trao đổi với nhau thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPs. SOAP là giao thức giúp truy cập đối tượng đơn giản.
  • Web Services Description Language - WSDL: đây là một ngôn ngữ chuẩn dựa trên XML được dùng để mô tả các dịch vụ cũng như cách truy cập.
  • Universal Description, Discovery and Integration - UDDI: đây là ngôn ngữ dùng để mô tả, xuất bản, tìm kiếm các dịch vụ web.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng web service

web-service-la-gi

Web Service có những lợi ích và thách thức khi sử dụng cần được cân nhắc kỹ

Web service có tầm quan trọng ảnh hưởng đối với lĩnh vực phát triển phần mềm và ứng dụng. Tuy nhiên, web service còn có một số ưu và nhược điểm sau cần được hỗ trợ và phát triển cụ thể:

Ưu điểm của Web service

Dưới đây những ưu điểm của Web service mà bạn nên biết:

  • Web service là công cụ hỗ trợ trung gian hỗ trợ việc giao tiếp, liên lạc giữa các bộ phận diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
  • Web service giúp cho các ứng dụng trên nền tảng có thể trao đổi thông tin dữ liệu với nhau.
  • Web service giúp giải quyết các vấn đề về tương tác, mỗi ứng dụng sẽ được cung cấp một cách thức để liên hệ, trao đổi và kết nối dữ liệu với nhau.
  • Web service cho phép các ứng dụng giao tiếp, chia sẻ thông tin và các dịch vụ được chia sẻ.

Nhược điểm của Web Service cần được khắc phục

Bên cạnh những ưu điểm trên, Web service còn có một số nhược điểm cần được khắc phục như:

  • Vấn đề bảo mật chưa được khắc phục triệt để nên người dùng cần có các biện pháp phòng tránh tình huống xấu nhất.
  • Khi sử dụng web service, lập trình viên phải ghi nhớ nhiều tiêu chuẩn mở và giao thức.
  • Web service bắt buộc người dùng thường xuyên cập nhật và nâng cấp hệ thống liên tục.

Lợi ích khi sử dụng web service

Web service được đánh giá là nơi trung gian mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp khi trải nghiệm. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà web service mang đến cho khách hàng và doanh nghiệp.

web-service-la-gi

Lợi ích khi sử dụng Web Service như tăng tương tác giữa các thiết bị với nhau

Tăng tương tác

Web service giúp cho việc tương tác giữa các ứng dụng trở nên đơn giản như liên hệ, trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau. Đặc biệt, những ứng dụng không được phát triển cùng một nền tảng hoặc một ngôn ngữ cũng có thể tương tác dễ dàng.

Giao thức chuẩn hóa

Web service hoạt động theo nguyên lý giao thức chuẩn hóa giúp cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt các lớp web của service đều tách biệt trong stack giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn, tối ưu chi phí và gia tăng chất lượng.

Tối ưu hóa chi phí truyền thông

Web service có thể triển khai các dịch vụ web với đường truyền ổn định, chi phí thấp. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được không ít chi phí so với việc chỉ sử dụng các giải pháp như EDI hay B2B.

Hiển thị các chức năng hiện có trên mạng

Web service có thể giao tiếp thông qua giao thức HTTP và được kích hoạt bằng cách sử dụng những yêu cầu HTTP. Thông qua đó, các web service sẽ cho phép bạn hiển thị các chức năng của mã hiện có qua mạng. Khi nó được hiển thị trên mạng, các ứng dụng khác có thể sử dụng được chức năng của mình.

Thách thức khi sử dụng web service

Khi các Web service phát triển, các mối quan tâm sẽ bao gồm nhu cầu tổng thể về băng thông mạng và đối với bất kỳ dịch vụ cụ thể nào. Đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất khi nhu cầu với dịch vụ đó tăng lên. Một số sản phẩm mới đã xuất hiện cho phép các nhà phát triển phần mềm tạo, sửa đổi các ứng dụng hiện có để được xuất bản dưới dạng ứng dụng dựa trên web.

Vấn đề bảo mật của web service

Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng cần được chú ý và đảm bảo đối với các dịch vụ của Web. Tuy nhiên, các thông số của web service như XML, SOAP không thực hiện bất kỳ yêu cầu xác thực hoặc bảo mật rõ ràng nào. Trong đó, 3 vấn đề bảo mật thường gặp ở Web service có thể kể đến như:

web-service-la-gi

Vấn đề bảo mật của Web Service cần được lưu ý như Confidentiality

Confidentiality

Đây là một trong những vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web xảy ra khi Client gửi yêu cầu XML đến máy chủ. Vấn đề bảo mật này có thể đảm bảo được các thông tin liên lạc giữ bí mật được hay không?

Một dịch vụ Web sẽ có thể bao gồm 1 chuỗi các ứng dụng khác nhau bao gồm 1 lượng dịch vụ lớn có thể kết nối các dịch vụ của 3 ứng dụng khác. Tuy nhiên SSL sẽ không đủ bởi vì các thông điệp cần được mã hóa tại mỗi nút dọc theo đường dẫn dịch vụ và mỗi nút sẽ đại diện cho một liên kết sẽ vô cùng yếu tiềm năng trong chuỗi.

Hiện nay, chưa có giải pháp nào thống nhất để có thể đảm bảo giải quyết được vấn đề này một cách tuyệt đối. Do đó, Confidentiality là một trong những vấn đề bảo mật nghiêm trọng và Web services sở hữu.

Authentication

Khi một client kết nối với một dịch vụ web thì làm thế nào để chúng ta xác định người dùng? Người dùng có được phép sử dụng web service không? Dưới đây là một vài phương án xác thực giúp bảo vệ được vấn đề bảo mật Authentication của Web Service:

  • HTTP bao gồm hỗ trợ tích hợp cho xác thực Basic and Digest. Do đó, các dịch vụ có thể được bảo vệ theo cách tương tự như các tài liệu HTML hiện đang được bảo vệ.
  • Chữ ký số SOAP (SOAP-DSIG) tận dụng mã khóa công khai (public key) để ký điện tử các thông điệp SOAP. Nó cho phép máy khách hoặc máy chủ xác nhận danh tính của bên kia. Tham khảo tại www.w3.org/TR/SOAP-dsig.
  • Tổ chức OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards) đang phát triển với Ngôn ngữ markup xác thực bảo mật SAML (Security Assertion Markup Language).

Network Security

Hiện nay , chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, và nó đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự có ý định lọc ra các thông điệp SOAP hoặc XML-RPC, có một cách là lọc ra tất cả các POST HTTP request đặt loại nội dung của chúng thành text/xml.

Một cách khác là lọc thuộc tính tiêu đề HTTP SOAPAction. Các nhà cung cấp tường lửa hiện đang phát triển các công cụ được thiết kế rõ ràng để lọc lưu lượng dịch vụ web.

Sự khác biệt giữa API và Web service

web-service-la-gi

Web Service và API có một số điểm khác biết mà bạn cần biết để tránh nhầm lẫn

Hiện nay, khái niệm Web service và API thường có sự nhầm lẫn với nhau do chúng có một số điểm chung nhất định. Hầu hết các web service sẽ cung cấp một API, với tập hợp các lệnh và chức năng của nó được dùng để truy xuất dữ liệu.

Tuy nhiên, tất cả các Web service có thể là API, nhưng không phải tất cả API đều là Web service. Dưới đây là một điểm khác biệt giữa API và Web service mà bạn nên biết:

  • API được dùng để lưu trữ ứng dụng hoặc dịch vụ IIS ( dịch vụ thông tin Internet), nhưng web service chỉ được lưu trữ trên IIS.
  • Web Service không phải là nguồn mở và được sử dụng để hiểu JSON (Ký hiệu đối tượng JavaScript) hoặc XML, trong khi API là nguồn mở và chỉ được sử dụng cho XML.
  • API là một kiến trúc nhẹ (tốt nhất cho các thiết bị có băng thông hạn chế (ví dụ: điện thoại thông minh). Các Web Service không phải là kiến trúc nhẹ vì chúng yêu cầu SOAP để gửi và nhận dữ liệu mạng.
  • API có thể sử dụng bất kỳ hình thức giao tiếp nào, nhưng Web Service chỉ sử dụng SOAP, REST và XML-RPC.
  • API hỗ trợ URL, tiêu đề yêu cầu/phản hồi, bộ nhớ đệm, tạo phiên bản, định dạng nội dung. Các Web Service chỉ hỗ trợ HTTP.

Bên cạnh những điểm khác biệt trên, API và Web Service cũng có một vài điểm tương đồng như cả hai đều được truy cập thông qua HTTP/ HTTPS để giao tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Ngoài ra, cả hai đều gọi một hàm, xử lý dữ liệu và nhận phản hồi.

Ứng dụng của Web Service

web-service-la-gi

Web Service được ứng dụng rộng rãi trên nhiều ứng dụng khác nhau

Hiện nay, Web service được sử dụng rộng rãi trên nhiều ứng dụng, nhưng phổ biến nhất là sử dụng lại mã và kết nối các chương trình hiện có. Web service giúp các nhà phát triển phân đoạn các ứng dụng thành các thành phần có thể được sử dụng và tái sử dụng cho các nhu cầu khác nhau.
Ngoài ra, các Web Service có thể được sử dụng để liên kết dữ liệu giữa các nền tảng khác nhau. Vì tất cả các ứng dụng có thể bao gồm một thành phần Web Service, điều này có thể biến bất kỳ chương trình cụ thể thành một chương trình có thể tương tác hoàn toàn.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Web service là gì để có thể ứng dụng trong hoạt động doanh nghiệp một cách hiệu quả. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về Web Service. Nếu hứng thú với các nội dung tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn nữa nhé!

----------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Chiến lược chi phí thấp

Có thể bạn quan tâm:

Cấu trúc Silo là gì? Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng Silo cho website

Bỏ túi ngay kích thước banner website SEO và UI cho người mới bắt đầu

Top 5 công cụ phân tích website miễn phí mà bạn không thể bỏ qua

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: