UGC là gì? Tầm quan trọng của UGC với doanh nghiệp hiện nay

Muốn bán hàng, hãy giúp khách hàng cảm nhận “họ đang được mua chứ không phải đang bán”. Phần nào dựa trên tâm lí đó, chiến dịch UGC ra đời chính là sự thành công của marketing. UGC là gì? Chiến dịch này được áp dụng như thế nào? Cùng khám phá bài viết sau nhé!

1. UGC là gì? User generated content hiểu thế nào?

Mô hình UGC

Mô hình UGC

1.1 Khái niệm UGC, user generated content

UGC là chữ cái viết tắt của cụm từ User Generated Content. Cụm từ này có nghĩa là nội dung do người dùng tạo ra. Nội dung này gồm hình ảnh, đánh giá, chữ viết, video,...

Các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng UGC để thực hiện các chiến dịch marketing thu hút người dùng. Mục đích của việc sử dụng UGC chính là để truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm, quảng bá dịch vụ,...một cách sinh động, thu hút, hấp dẫn.

Thay vì doanh nghiệp lên chiến dịch content, thì chính trải nghiệm, đánh giá, video, review do khách hàng tạo nên sẽ được doanh nghiệp đăng tải, chia sẻ lên kênh truyền thông như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,...

UGC, user generated content

UGC, user generated content

1.2 Các loại hình UGC phổ biến

Nội dung UGC rất đa dạng, phong phú. Phổ biến nhất hiện nay là: video (gồm dạng review, đánh giá), hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ đó. Thông thường, với các nội dung UGC, người dùng sẽ gắn tên của thương hiệu để đi kèm trong video, hình ảnh của mình.

Các loại hình UGC phổ biến

Các loại hình UGC phổ biến

2. Phương pháp tối ưu user generated content phổ biến

2.1 Đặt mục tiêu và lên chiến dịch cụ thể

Doanh nghiệp muốn tạo UGC content thì buộc doanh nghiệp phải có những kế hoạch thu hút khách hàng trải nghiệm sản phẩm và đánh giá về sản phẩm của doanh nghiệp.

Mục tiêu và chiến dịch thu hút khách hàng tạo UGC có thể dựa trên 3 yếu tố:

  • Nhu cầu khách hàng

Khách hàng đang có xu hướng thích trải nghiệm gì? Có thể thấy được nhu cầu này dựa trên mong muốn, xu hướng như tìm về một địa điểm bán đồ rẻ đẹp, khu vực có đồ ăn ngon rẻ, các không gian “chill”,...

  • Làm một điều gì đó khác biệt khiến người khác tò mò

Nhiều chiến dịch marketing hiện nay đã và đang áp dụng sự khác biệt này để thu hút khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp, công ty,...đã thành công với chiến dịch mới. Dạng thức đa dạng như các cuộc thi, các món ăn khổng lồ, quà tặng khi tham gia hoạt động,...

  • Tạo hiệu ứng đám đông để thu hút khách hàng tham gia trải nghiệm

Hiệu ứng đám đông luôn là lựa chọn thành công cho doanh nghiệp muốn áp dụng UGC hiệu quả.

Tuy nhiên, với hiệu ứng này, doanh nghiệp, công ty cũng cần cân nhắc về tác động cả tốt, cả trái chiều.

Chiến dịch UGC tạo hiệu ứng “đám đông”

Chiến dịch UGC tạo hiệu ứng “đám đông”

2.2 Chọn kênh social thực hiện user generated content

Doanh nghiệp cần phải tìm được kênh truyền thông phù hợp cho sản phẩm của mình. Có thể áp dụng truyền thông đa kênh, nhưng thực tế, không phải kênh truyền thông nào cũng đủ thu hút.

Xu hướng của truyền thông hiện nay, đặc biệt với doanh nghiệp áp dụng UGC, các kênh social sẽ “kéo” nhau và giúp quá trình truyền thông thêm hiệu quả.

Facebook

Mức độ tiếp cận của Facebook rất phong phú, đa dạng. Mạng xã hội này vẫn luôn là lựa chọn số 1 của người dùng ở mọi lứa tuổi.

UGC được áp dụng trên Facebook gắn liền với nhiều video, bài đánh giá, bài review trong hội nhóm, check in, đánh giá sao,...

Các doanh nghiệp chia sẻ lại các đánh giá ấy, có thể chạy quảng cáo để tăng độ tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng biết đến, nhớ đến.

UGC trên Facebook

UGC trên Facebook

Instagram

Instagram là nền tảng mạng xã hội chuyên về hình ảnh, còn tỉ lệ text thấp hơn so với hình ảnh. Và đây là nền tảng phù hợp nhất, tối ưu nhất cho hoạt động truyền thông.

Với việc gắn thẻ trực tiếp sản phẩm, doanh nghiệp, nhiều người dùng đã và đang trở thành một đại sứ cho doanh nghiệp, công ty đó.

UGC trên Instagram

UGC trên Instagram

Tik Tok

Ông vua truyền thông hiện nay chính là Tik Tok. Nền tảng Tik Tok gây ấn tượng mạnh cho người dùng mạng xã hội với những video ngắn.

Rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã “nổi” lên từ những video trên nền tảng này. Người dùng trên Tik Tok đã thành công giúp UGC “lên ngôi”.

Một doanh nghiệp sẽ rất thành công khi sử dụng nền tảng này với hoạt động UGC. Tất cả các mảng, ngách, ngành hàng đều có thể bắt đầu trên nền tảng Tik Tok để thu hút khách hàng.

UGC trên Tiktok

UGC trên Tiktok

3. Tầm quan trọng của việc xây dựng user generated content?

3.1 Tăng tính xác thực cho sản phẩm, thương hiệu

Khách hàng hiện nay đã và đang có thêm nhiều lựa chọn với các loại sản phẩm, dịch vụ. Vì thế, yêu cầu của họ cũng trở nên khắt khe hơn rất nhiều.

Việc được một khách hàng đánh giá, review tốt và chia sẻ trải nghiệm dịch vụ lên mạng xã hội góp phần không nhỏ chứng minh uy tín của thương hiệu đó. UGC có thể xuất phát hoàn toàn từ tâm thế yêu thích của khách hàng. Nhưng đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể đặt quảng cáo để tạo nên những UGC tốt, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Bình luận, đánh giá, trải nghiệm từ một ai đó luôn giúp tăng độ tin tưởng với khách hàng. Khách hàng dễ dàng tin vào những trải nghiệm của người lạ hơn cả trăm, nghìn lần “quảng cáo” từ doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ quyết định nên, hay không nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

3.2 Thúc đẩy hành động mua hàng của nhiều tệp khách hàng

Đích đến, kết quả mong chờ cuối cùng hoạt động marketing qua UGC là thúc đẩy mua hàng.

Và với sự tin tưởng mà người dùng dành cho những review, đánh giá từ người khác, hành vi mua hàng được thúc đẩy tốt hơn.

Bởi, UGC sẽ tập trung hướng đến tâm lý của khách hàng: nếu có một ai đó đã sử dụng và có phản hồi tích cực, khách hàng sẽ thấy đáng tin hơn và họ sẽ chọn mua sản phẩm đó.

Những quảng cáo của doanh nghiệp sẽ khó có thể thu hút, thúc đẩy khách hàng mua hàng bằng những đánh giá khen ngợi, review chân thực từ một cá nhân nào đó.

4. Top 3 chiến dịch sử dụng thành công user generated content

4.1 Starbuck

Trong thời điểm năm 2014, Starbucks đã thành công lên chiến dịch UGC thú vị và rất thành công kêu gọi khách hàng.

Hoạt động này của Starbucks được triển khai dựa trên sở thích hội họa và tò mò của khách hàng. Khách hàng sẽ vẽ lên những chiếc cốc trắng của Starbucks và thi trên Twitter. Bài thi sử dụng hashtag #WhiteCupContest. Khách hàng có sản phẩm cốc ấn tượng nhất sẽ giành chiến thắng. Thiết kế đó của khách hàng sẽ được in trên cốc của Starbucks và được xem là sản phẩm giới hạn của thương hiệu.

Trong giai đoạn 2016, một cuộc thi khác - một chiến dịch UGC mới của Starbucks - #RedCupArt đã được áp dụng. Trong thời gian đó, hình ảnh của Starbucks xuất hiện trên các mạng xã hội phổ biến là Twitter và Instagram.

Thương hiệu đã thành công đánh vào tâm lý khách hàng là thỏa sự sáng tạo, thể hiện bản thân và hơn hết là cho họ được ghi nhận.

UGC của Starbuck

UGC của Starbuck

4.2 Neptune

Thương hiệu dầu ăn Neptune đã thành công trong dự án UGC là “Hiểu Để Yêu Thương”, “Một ngày vắng vợ”. Nhờ thế, Neptune đã tạo nên được hiệu ứng lớn trên các diễn đàn.

Chiến dịch này đã tạo nên được những thông điệp, câu chuyện vì khách hàng đã cảm thấy đồng cảm và mong muốn sẻ chia với câu chuyện của thương hiệu.

UGC đánh vào tâm lí khách hàng, thúc đẩy những “ấn tượng” của khách hàng về sản phẩm với câu chuyện tình cảm, câu chuyện gia đình.

UGC của Neptune

UGC của Neptune

4.3 Viettel ++

Viettel đã có một case study thành công với UGC là nhạc nền thương hiệu, hình ảnh mang tính hiệu ứng và thu hút trải nghiệm khách hàng trên nền tảng Tik Tok.

Đoạn TVC với nền nhạc sôi động và hình ảnh đại diện là ca sĩ Bích Phương, cầu thủ Quang Hải đã thành công thu hút người dùng. Với tiết tấu nhanh, video ngắn này đã thành công tạo “trend” trên Tik Tok và thúc đẩy mối quan tâm của khách hàng với Viettel ++.

UGC của Viettel ++

UGC của Viettel ++

5. Kết luận

UGC là gì? Mong rằng qua bài viết, bạn đã có cho mình một cái nhìn rõ hơn về chiến dịch này. Nếu áp dụng thành công, tin rằng, doanh nghiệp sẽ thu được trái ngọt thơm từ chiến dịch UGC.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: