Nguyên tắc giá gốc và cách vận dụng trong kế toán mà bạn cần phải biết

Trong lĩnh vực kế toán, việc hiểu và áp dụng đúng nguyên tắc giá gốc (hay còn gọi là nguyên tắc trị giá gốc) là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận và báo cáo tài chính. Đối với mỗi doanh nghiệp hay tổ chức, việc hiểu rõ các nguyên tắc này và cách áp dụng chúng một cách đúng đắn sẽ giúp tạo nên cơ sở vững chắc cho quyết định kinh doanh và quản lý tài sản hiệu quả.

Nguyên tắc giá gốc là một trong những nguyên tắc được rất nhiều kế toán ưa chuộng khi lên giá thành hay xây dựng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Vậy nguyên tắc giá gốc là gì? Làm sao để vận dụng nguyên tắc giá gốc trong kế toán? Hãy theo dõi bài viết sau cùng Haravan để có thể tìm ra câu trả lời!

1. Nguyên tắc giá gốc là gì?

Nguyên tắc giá gốc là tài sản được ghi nhận theo giá gốc

Nguyên tắc giá gốc là gì? Cost Principle là gì? Hiểu một cách đơn giản, nguyên tắc giá gốc (Cost Principle) là tài sản được ghi nhận dựa trên giá gốc. Giá gốc của tài sản được xác định bằng số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc được tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó tại thời điểm được ghi nhận trong sổ sách kế toán.

Lý giải cho nguyên tắc kế toán giá gốc: Doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng tài sản cho mục đích sản xuất kinh doanh nội bộ, không bao gồm mua bán tài sản. Vì vậy, giá trị tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc nếu doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục và không bị ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế dù giá trị tài sản có được đánh giá theo giá trị thị trường.

Nguyên tắc giá gốc ví dụ: Giả sử vào ngày 01/02/2022, một lô hàng hóa được mua vào kho với giá trị 100 triệu đồng và chưa được xuất kho trong năm 2022. Tuy nhiên, tại ngày 31/12/2022, giá trị thị trường của lô hàng hóa này giảm xuống còn 90 triệu đồng. Theo nguyên tắc giá gốc, kế toán sẽ vẫn ghi nhận giá trị của lô hàng đó trên báo cáo kế toán ngày 31/12/2022 là 100 triệu đồng.

Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin kế toán, đồng thời ngăn chặn việc kế toán doanh nghiệp phóng đại giá trị của tài sản hoặc các đối tượng kế toán khác để đạt được lợi ích cá nhân.

2. Nguyên tắc giá gốc hoạt động như thế nào?

2.1 Nguyên tắc giá gốc trong kế toán được sử dụng như thế nào?

Ứng dụng của nguyên tắc giá gốc trong kế toán

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), nguyên tắc kế toán giá gốc được quy định bởi một số điều như sau:

  • Tài sản phải được ghi nhận theo giá trị gốc, tức là giá trị mà doanh nghiệp trả để sở hữu tài sản đó.
  • Khi giá trị tài sản giảm, doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao hoặc giảm giá tài sản để phản ánh chính xác giá trị thực tế của tài sản.
  • Khi giá trị tài sản tăng, doanh nghiệp không được tăng giá trị tài sản để phản ánh giá trị tài sản cao hơn thực tế.
  • Khi có sự chuyển nhượng tài sản, giá trị chuyển nhượng được xác định dựa trên giá trị gốc của tài sản.
  • Khi tài sản bị hư hỏng hoặc mất mát, doanh nghiệp phải ghi nhận giá trị tài sản đó bằng giá trị còn lại của tài sản sau khi trừ đi giá trị khấu hao hoặc giảm giá.

Theo nguyên tắc giá gốc, giá trị của các tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu,… sẽ được xác định theo giá gốc chứ không phải theo giá trị trường khi phát sinh đến các nghiệp vụ kinh tế (tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí liên quan).

2.2 Công thức tính giá gốc và những chi phí trong giá gốc

Công thức tính giá gốc:

Giá gốc = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp đến đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - Chiết khấu giảm giá (nếu có)

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:

  • Chi phí chuẩn bị mặt bằng;
  • Lệ phí trước bạ (với ô tô);
  • Chi phí vận chuyển;
  • Chi phí nâng cấp;
  • Chi phí lắp đặt, chạy thử;
  • Chi phí chuyên gia

Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan.

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

2.3 Những thách thức hay gặp phải đối với nguyên tắc giá gốc

Những thách thức hay gặp phải đối với nguyên tắc giá gốc

Mặc dù nguyên tắc kế toán giá gốc vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp, nhưng cũng có những trường hợp không phù hợp với nguyên tắc này. Các thách thức mà kế toán có thể gặp phải khi sử dụng nguyên tắc giá gốc bao gồm:

  • Không tính đến lạm phát hoặc giảm phát: Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá sai giá trị thực tế của tài sản trong tương lai, khi mà giá trị của tiền tệ giảm giá trị theo thời gian.
  • Không cung cấp dấu hiệu về giá trị hiện tại của tài sản: Khi sử dụng nguyên tắc giá gốc, giá trị tài sản được xác định dựa trên giá trị ban đầu mà doanh nghiệp trả để sở hữu tài sản đó. Điều này không phản ánh giá trị thực tế của tài sản trong thời điểm hiện tại.
  • Nguyên tắc giá gốc không phản ánh giá trị thực tế của tài sản, và do đó không thể làm thước đo độ thành công của một doanh nghiệp.

Vì vậy, kế toán cần phải hiểu rõ các giới hạn của nguyên tắc kế toán giá gốc và sử dụng các nguyên tắc khác để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong kế toán tài sản của doanh nghiệp.

3. Ví dụ về nguyên tắc giá gốc

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc kế toán này, sau đây, Haravan sẽ nêu ra nguyên tắc giá gốc ví dụ:

Vào ngày 20/03/2022, Công ty A đã mua một tài sản cố định X trị giá 120 triệu đồng chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Tổng giá trị tài sản sau khi bao gồm thuế là 132 triệu đồng. Chi phí vận chuyển trị giá 22 triệu đồng và chi phí lắp đặt chạy thử trị giá 11 triệu đồng đã bao gồm thuế. Tại ngày 29/03/2022, giá trị thị trường của tài sản cố định là 160 triệu đồng. Xác định ghi sổ cho tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc.

Thực hiện:

Theo nguyên tắc giá gốc, giá trị của tài sản cố định X vẫn được ghi nhận dựa trên giá mua của công ty A - 120 triệu đồng chưa bao gồm thuế, chi phí vận chuyển và chi phí lắp đặt. Do đó, giá gốc của tài sản này là 150 triệu đồng (120 triệu + 12 triệu thuế GTGT + 22 triệu chi phí vận chuyển + 11 triệu chi phí lắp đặt). Dù cho đến ngày 29/03/2022 giá trị thị trường của tài sản cố định X đã tăng lên thành 160 triệu đồng, nhưng giá gốc của tài sản vẫn được ghi nhận là 150 triệu đồng.

4. Một số điều cần lưu ý

4.1 Nguyên tắc giá gốc có hạn chế về tiềm năng tài sản của doanh nghiệp

Nguyên tắc giá gốc có hạn chế về tiềm năng tài sản của doanh nghiệp

Giá trị sổ sách của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường thực tế của nó bởi vì tài sản được ghi theo giá gốc khi nó được mua lại. Do đó, các bên liên quan có thể đánh giá sai hoặc đánh giá thấp tiềm năng của một tài sản nếu chỉ dựa vào đánh giá thông tin sổ sách kế toán.

Giải pháp cho vấn đề này là tài sản cần được đánh giá lại để phù hợp với giá trị thị trường của chúng khi chúng được giao dịch.

4.2 Nguyên tắc giá gốc cần áp dụng linh hoạt kết hợp với các nguyên tắc kế toán khác

Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động, nguyên tắc giá gốc sẽ không còn áp dụng. Thay vào đó, tài sản của doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại để phù hợp với giá trị thực tế và thị trường hiện tại.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, tài sản sẽ được bán để trả nợ cho doanh nghiệp. Do đó, tài sản cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý để đảm bảo trả được các khoản nợ.

4.3 Giá gốc của tài sản cần được xác định chính xác

Sai sót này thường bị các kế toán doanh nghiệp mắc phải trong quá trình xác định giá gốc của tài sản. Rất nhiều kế toán doanh nghiệp xem các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa một tài sản vào tình trạng sẵn sàng để sử dụng là chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khi xác định giá gốc của tài sản, nhiều kế toán doanh nghiệp sẽ mắc phải sai lầm này. Bởi họ thường nhầm lẫn và ghi nhận các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là chi phí quản lý doanh nghiệp.

5. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Nguyên tắc giá gốc là gì?”, đồng thời cũng đã chia sẻ cho bạn công thức tính giá gốc và những chi phí trong giá gốc. Tóm lại, hiểu và vận dụng đúng nguyên tắc giá gốc trong kế toán không chỉ giúp tăng cường tính minh bạch và sự chính xác trong thông tin tài chính mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Qua việc tuân thủ nguyên tắc này, chúng ta có thể xây dựng được một cơ sở tài chính vững chắc và đáng tin cậy, góp phần thúc đẩy sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến đổi.

Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thể vận dụng nguyên tắc giá gốc vào trong kế toán một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: