Chỉ số ROA là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và cách xác định nhanh chỉ số ROA

Tuy là một chỉ số đơn giản nhưng ROA lại được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói chung. Bên cạnh chỉ số ROA thì lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới một số chỉ số khác như EPS hay ROE. Nhằm mang đến bạn những kiến thức hữu ích hơn về ROA, bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Chỉ số ROA là gì?”.

1. Các chỉ số EPS ROA ROE là gì?

Chỉ số ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản mà doanh dùng để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh.

Dù bạn muốn kinh doanh hoặc đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào thì việc trang bị kiến thức về tài chính kinh tế vẫn rất cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh/đầu tư của bạn. Bởi vậy, bạn hãy dành chút thời gian để cắt nghĩa chỉ số EPS, ROA và ROE.

1.1 Định nghĩa về chỉ số EPS

Chỉ số EPS hay Earnings per Share dùng để chỉ về thu nhập hoặc lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu mà cổ động nhận được khi đã bị trừ đi cổ tức ưu đãi. Những nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số này để phân tích và đánh giá về khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp.

1.2 Chỉ số ROA là chỉ số gì?

Tiếp theo, mời bạn đến với khái niệm ROA hay chỉ số ROA. ROA trong tiếng Anh được viết đầy đủ là Return on Assets - chỉ số/tỷ số/tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Nói cách khác, ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản mà doanh dùng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Trong tất cả báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chỉ số ROA luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể là ROA đo lường chính xác khả năng sinh lời trên từng đóng vốn doanh nghiệp đã bỏ ra. Do đó, mọi nhà quản lý doanh nghiệp đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chỉ số này.

Bên cạnh chỉ số ROA thì bạn còn bắt gặp thêm chỉ số ROE và EPS trong
lĩnh vực tài chính

1.3 Chỉ số ROE được hiểu như thế nào?

Giống như chỉ số ROA, chỉ số ROE cũng là từ viết tắt của một từ ghép trong tiếng Anh - Return on Equity. Khi dịch sang tiếng Việt, ROE được hiểu là chỉ số/tỷ số/tỷ suất lợi nhuận trên tổng số vốn chủ sở hữu.
Hiểu một cách đơn giản, nếu bạn có một số tiền (không vay mượn ai) và bạn dùng toàn bộ số tiền đó để kinh doanh hoặc đầu tư. Trong vòng 1 năm, bạn kiếm được một khoản lợi nhuận nhất định thì chỉ số ROA chính là tỷ số tiền lời bạn có được từ việc kinh doanh/đầu tư dựa trên tổng vốn bạn đã bỏ ra.

2. Hướng dẫn chi tiết về cách tính chỉ số ROA và ROE

Khi đã hiểu chỉ số EPS, ROA và ROE là gì thì bạn cần nắm rõ về cách tính cho từng chỉ số, theo đó:

2.1 Công thức xác định nhanh chỉ số EPS

Chỉ số EPS của doanh nghiệp được chia thành 2 loại gồm chỉ số EPS cơ bản và chỉ số EPS pha loãng:

  • EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trên thị trường.
  • EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi).

Nếu chỉ số ROA chỉ có một loại duy nhất thì chỉ số EPS lại được chia thành
2 loại khác nhau

2.2 Công thức xác định chính xác chỉ số ROA trong kinh doanh

Hiện nay, mọi doanh nghiệp có thể tính toán chỉ số ROA dễ dàng chỉ với một công thức: ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tài sản) * 100%. Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế bằng hiệu: Tổng thu - Tổng chi - Thuế thu nhập doanh nghiệp và được lấy trực tiếp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tổng tài sản: tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm báo cáo. Tổng giá trị tài sản sẽ được thể hiện rõ ràng ngay trong bảng cân đối kế toán bao gồm: Tiền và những khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính, những khoản phải thu, tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư, xây dựng cơ bản và tài sản khác.

Bài viết sẽ lấy một ví dụ minh họa để giúp bạn dễ hiểu hơn về cách xác định chỉ số ROA. Doanh nghiệp A có tổng giá trị tài sản = 50 tỷ đồng và lợi nhuận ròng trong năm 2022 = 10 tỷ đồng, điều đó nghĩa là chỉ số ROA = 20%.

Cách tính chỉ số ROA vô cùng đơn giản mà những nhà đầu tư mới vẫn có thể tự tính nhanh chóng

2.3 Công thức xác định chỉ số ROE những nhà kinh doanh thường dùng

Công thức tính chỉ số ROE cũng gần giống với công thức tính chỉ số ROA. Bởi vậy, bạn chỉ cần nhớ một công thức thì có thể ngay lập tức suy ra công thức còn lại.
Nếu muốn xác định ROE, bạn chỉ cần lấy: (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) * 100%, trong đó:
  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng sau khi đã trừ hết những chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan.
  • Vốn chủ sở hữu hay vốn chủ sở hữu trung bình của tất cả cổ đông: đây là kết quả của phép cộng vốn chủ sở hữu đầu kỳ kế toán doanh nghiệp và thời điểm đầu cùng nhữ cuối kỳ phải trùng khớp với thời điểm mà doanh nghiệp có được lợi nhuận ròng. Dữ liệu này sẽ được trích ra từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Ví dụ, doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế = 50 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu = 150 tỷ đồng thì chỉ số ROE = (50/150) * 100% = 33%. Ngoài ra, chỉ số ROE cũng được tính theo một công thức khác là: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững/ Tỷ lệ duy trì, với:
  • Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (viết tắt trong tiếng Anh: SGR): nhắn đến tốc độ tăng trưởng tối đa của doanh nghiệp có thể duy trì kinh doanh mà không cần phải tăng bằng cách tăng thêm nợ hay bổ sung vốn chủ sở hữu.
  • Tỷ lệ duy trì: chính bằng 1 trừ đi tỷ lệ cổ tức doanh nghiệp chi trả cho cổ đông.

Công thức tính chỉ số ROE gần giống với công thức tính chỉ số ROA nên bạn rất
dễ bị nhầm

3. Ý nghĩa của chỉ số ROA ROE là gì?

3.1 Khám phá ý nghĩa của chỉ số ROA đối với từng đối tượng

Như bài viết đã đề cập trước đó, ROA là một chỉ số đặc biệt quan trọng trong tất cả báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và ngân hàng cho vay, chỉ số ROA lại mang một ý nghĩa riêng.

ROA đối với chủ doanh nghiệp

Đầu tiên, chỉ số ROA phản ánh chân thực về mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Căn cứ và chỉ số ROA mà nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết tổng số vốn đã chi ra và lợi nhuận ròng thu về là bao nhiêu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ quyết định định hướng kinh doanh đúng đắn:
  • Duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại trong trường hợp ROA cao.
  • Điều chỉnh chiến lược kinh doanh nếu thấy chỉ số ROA liên tục thấp.

ROA đối với nhà đầu tư

Vậy đối với nhà đầu tư thì chỉ số ROA có ý nghĩa đặc biệt gì, bạn đã biết hay chưa? Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ có thêm căn cứ xác đáng để lựa chọn những cổ phiếu tốt.

Chỉ số ROA giúp nhà đầu tư biết doanh nghiệp có đang hoạt động tốt không để
lựa chọn cổ phiếu

Doanh nghiệp nào càng có chỉ số ROA cao hơn so với những doanh nghiệp đối thủ thì khả năng sinh lời càng tốt. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa rằng nhà đầu tư sẽ phải mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó với giá cao hơn.
Để hạn chế tối đa tình trạng đầu tư bị thua lỗ thì nhà đầu tư nên so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp ở hiện tại với quá khứ để xác nhận doanh nghiệp có thực sự đang phát triển tốt qua từng giai đoạn hay không.

ROA đối với ngân hàng cho vay

Còn đối với những ngân hàng cho vay, chỉ số ROA chính là mình chứng phản ánh thực thế tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ hiệu quả trong kinh doanh để quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

3.2 Ý nghĩa thực sự chủ chỉ số ROE trong hoạt động kinh doanh

So với chỉ số ROA thì chỉ số ROE lại mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với nhà đầu tư đang dự tính đầu tư vào một doanh nghiệp bất kỳ. Cụ thể đó là:
  • Giúp cổ đông nhận biết họ có thể nhận được nhiều lợi ích (dưới hình thức sở hữu cổ phiếu) hay không khi góp vốn vào doanh nghiệp.
  • Giúp nhà đầu tư nắm bắt đầy đủ về khả năng sinh lời và hiệu quả của những hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp.

Giống như chỉ số ROA thì chỉ số ROE cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với nhà đầu tư

  • Hỗ trợ nhà đầu tư xác định chính xác về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc so sánh chỉ số ROE trong doanh nghiệp với ROE của trung bình ngành. Cũng dựa vào chỉ số này mà họ biết được rằng lãnh đạo doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu như thế nào.
  • Thu nhập tỷ lệ thuận với chỉ số ROE hay thu nhập càng lớn thì ROA sẽ càng cao và lợi nhuận nhà đầu tư thu được trên mỗi cổ phần cũng cao hơn.
  • Chỉ số ROE càng phát triển bền vững qua từng giai đoạn thì càng minh chứng cho việc doanh nghiệp đang sử dụng đồng vốn hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông. Trái lại, chỉ số ROE bị giảm chứng tỏ doanh nghiệp quản trị vốn không tốt.

4. Đánh giá về ưu và nhược điểm của chỉ số ROA trong chứng khoán?

Nếu bạn đang muốn đầu tư chứng khoán thì bắt buộc phải hiểu rõ mọi vấn để có liên quan đến chỉ số ROA. Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó chính là ưu điểm và nhược điểm của chỉ số này.

4.1 Chỉ số ROA có ưu điểm gì?

Xét về ưu điểm thì chỉ số ROA được đánh giá là một chỉ số đơn giản và rất dễ sử dụng nên rất phù hợp với những nhà đầu tư mới trên thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào chỉ số ROA để phân tích về tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp có tốt hay không cũng như cơ hội sinh lời.

Nhà đầu tư có thể căn cứ và chỉ số ROA để phân tích về cơ hội sinh lời khi định mua cổ phiếu

4.2 Những hạn chế còn tồn tại của chỉ số ROA

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì chỉ số ROA vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế, điển hình là:
  • Chỉ số ROA chỉ phản ánh một khía cạnh của doanh nghiệp thay vì khả năng bao trùm bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực tài chính. Khi bạn định đầu tư, bạn cần kết hợp phân tích chỉ số ROA và những chỉ số khác để có cái nhìn đa chiều và đúng đắn hơn.
  • Chỉ số ROA sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn mang ra so sánh với ROA của những doanh nghiệp khác ngành, ví dụ ngành tài chính ngân hàng lại so với ngành bảo hiểm.
  • Do lợi nhuận sau thuế của mỗi doanh nghiệp thường vẫn luôn có biến động nên chỉ số ROA được tính trong khoảng thời gian ngắn sẽ không hiệu quả. Đó là lý do bạn và những nhà đầu tư khác nên tính cũng như phân tích ROA trong một khoảng thời gian dài.
  • Chỉ số ROA hoàn toàn có thể bị doanh nghiệp bóp méo thông qua việc doanh nghiệp dùng những phương pháp kế toán nhằm cắt giảm hoặc thổi phồng lợi nhuận ròng vì một mục tiêu, lợi ích riêng nào đó.

Chỉ số ROA không thể phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách khách quan

5. Chỉ số ROA và ROE nằm trong mức nào thì được cho là tốt?

5.1 Đánh giá chỉ số ROA có thực sự tốt hay không phải dựa trên 3 tiêu chí

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kinh tế, do tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam còn cao nên mức ROA kỳ vọng của hầu hết doanh nghiệp sẽ thuộc khoảng từ 10 - 12%. Nhưng nếu muốn đưa ra lời khẳng định chính xác chỉ số ROA bao nhiêu là tốt thì bạn phải đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau:

Lĩnh vực/ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động

Thông thường, cơ cấu tài sản của mỗi doanh nghiệp sẽ luôn có sự khác nhau tùy vào ngành nghề hay lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, ví dụ:
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như thép và xi măng sẽ cần nhiều tài sản cố định có giá trị lớn, đó là lý do mà ROA thường thấp.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ thông tin, du lịch,... vì không cần nhiều tài sản cố định nên chỉ số ROA sẽ cao hơn.

Muốn xác định chỉ số ROA có nằm trong mức tốt không thì bạn cần dựa vào ngành nghề hoạt động

Từ những thông tin trên đây, bạn hãy ghi nhớ một điều đó là nếu muốn tiến hành so sánh ROA thì nên so sánh giữa những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Nếu không, bạn sẽ không thể đưa ra những nhận định và đánh giá đúng đắn, có giá trị.

Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành

Tiêu chí tiếp theo giúp bạn nhận biết chỉ số ROA của một doanh nghiệp bất kỳ có đang nằm trong mức tốt hay không đó chính là chỉ số ROA trung bình của ngành. Nếu doanh nghiệp có ROA cao hơn trung bình ngành thì điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn đối thủ.

Chỉ số ROA của chính doanh nghiệp trong quá khứ

Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tuy có chỉ số ROA cao hơn trung bình của ngành nhưng vẫn có chiều hướng đi xuống so với chỉ số ROA trong quá khứ. Bởi vậy, bạn hoặc bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải so sánh ROA của doanh nghiệp ở hiện tại với giai đoạn trước đó, nếu:
  • ROA có dấu hiệu suy giảm: không nên đầu tư vì rất dễ bị thua lỗ.
  • ROA tăng trưởng đều qua từng năm và luôn cao hơn so với mức trung bình ngành thì nên chọn những cổ phiếu tốt nhất để đầu tư tức thì.

Chỉ số ROA của doanh nghiệp được xem là tốt nếu có sự tăng trưởng đều qua từng giai đoạn

5.2 Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Để trả lời cho câu hỏi chỉ số ROE bao nhiêu sẽ được xem là tốt, bạn cũng cần xác định chính xác ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn đang muốn phân tích. Bạn không thể dùng chỉ số ROE của doanh nghiệp xuất khẩu để so với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xã hội.
Theo Warren Buffett - một nhà đầu tư vô cùng nổi tiếng trên thế giới, ROE ở mức tối thiểu 15% thì doanh nghiệp có thể được đánh giá là có đủ năng lực tài chính chuẩn quốc tế. Nếu ROE thấp hơn 10% hay thậm chí 7,5% thì sẽ bị xem là tỷ lệ kém.

6. Chỉ số ROA và ROE có mối quan hệ như thế nào?

Cả 2 chỉ số ROA và ROE đều dễ xác định và sử dụng nhưng lại vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu ROA là lợi nhuận sau thuế trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thì ROE lại là chính là lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư có được trên tổng số vốn họ đã bỏ ra. Vì vậy, nhà đầu tư thường sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn đến chỉ số ROE.

Chỉ số ROA và chỉ số ROE có mối quan hệ mật thiết với nhau nên rất được nhà đầu tư quan tâm

Xét về mối quan hệ giữa ROA và ROE thì 2 chỉ số này có sự liên hệ mật thiết với nhau thông qua mô hình Dupont: ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính hoặc:
  • ROE = ROA * (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu).
  • ROE = ROA * (1 + Tổng nợ)/Vốn chủ sở hữu).
Đòn bẩy tài chính là tiêu chí giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác về khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn tốt thì đồng nghĩa với việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp. Trái lại, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao nếu phải vay vốn từ bên ngoài để có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Đấy là lý do mà đa số doanh nghiệp đều ưu tiên đẩy mạnh chỉ số ROE.

7. Kết luận

Vậy là bài viết đã vừa cùng bạn tìm hiểu chỉ số ROA là gì, ý nghĩa và cách để xác định chính xác chỉ số ROA của doanh nghiệp. Mong rằng với những kiến thức trên đây, bạn sẽ phần nào cảm thấy đỡ khó khăn hơn khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc định hướng kinh doanh. Chúc cho hoạt động đầu tư/kinh doanh của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công như ý nhé!
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Bạn đã biết Tiki xu là gì và cách sử dụng xu của Tiki hiệu quả chưa?

16/06/2023 MKT Ha

Phí thu hộ là gì? Những thông tin cơ bản về phí thu hộ

21/06/2023 MKT Ha

Làm thế nào để phân bổ doanh thu chưa thực hiện một cách hợp lý?

22/06/2023 MKT Anh