Doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến yếu tố về chi phí cố định để tối ưu được lợi nhuận của công ty. Sự liên quan giữa chi phí cố định và tình hình hoạt động của doanh nghiệp liệu có tương quan hay không? Mời các bạn cùng Haravan khám phá thêm về kiến thức bổ ích này ngay trong bài viết nhé.
Khái niệm của chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản phải chi định kỳ
Chi phí cố định bao gồm những khoản chi định kỳ và hầu như chỉ thay đổi theo từng đợt, giữ gần như giá trị trong khoảng thời gian cố định. Trong tiếng anh chi phí cố định là Fixed Cost, có thể tăng lên hoặc giảm xuống theo quy mô của doanh nghiệp. Ví dụ về những khoản chi phí của công ty như sau: Tiền thuê nhà, lãi vay hàng tháng, phí bảo hiểm…
Những đặc điểm và tính chất của chi phí cố định
Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định và không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. sau đây là một vài đặc điểm và tính chất nổi bật của chi phí cố định:
- Không thay đổi: Chi phí cố định không biến đổi dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Dù doanh nghiệp hoạt động tốt hay không, chi phí cố định vẫn giữ nguyên.
- Độc lập với sản xuất: Chi phí cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất. Không liên quan đến số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp sản xuất.
- Trả trước: Chi phí cố định thường được chi trả trước hoặc vào giai đoạn đầu của doanh nghiệp, chẳng hạn như đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...
- Được phân chia theo thời gian: Do không thay đổi theo mức độ hoạt động, chi phí cố định thường được phân chia và phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong suốt giai đoạn hoạt động.
Những lợi ích mà doanh nghiệp có khi xác định đúng chi phí cố định
- Chi phí cố định của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận: Vì là khoản chi phí bắt buộc phải trả nên doanh nghiệp cần dự trù trước để tránh trường hợp không thể xoay sở để thanh toán.
Điều này càng đáng lưu ý hơn nếu doanh nghiệp đang bỏ ra quá nhiều tiền để đầu tư vào máy móc, thiết bị nhưng sản lượng đầu ra thấp. Dẫn đến tạo nên áp lực nặng nề lên mặt tài chính của công ty.
- Tiếp đến đó là khoản chi phí này được trả vào để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại…nên doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng những sản phẩm tốt, chất lượng cao để khỏi phải chi trả lắt nhắt sau này.
Chi phí cơ hội được trả vào việc sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại
Có bao nhiêu loại chi phí cố định?
Các loại chi phí cố định có thể phân dựa trên 2 yếu tố chính như sau:
1. Dựa trên yếu tố quản lý
- Chi phí cố định bắt buộc là khoản chi phí để đầu tư vào máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất chất và phí cho hoạt động tổ chức cơ bản của doanh nghiệp. Vì tính chất bắt buộc nên cách thức thanh toán cần đúng quy tắc, không thể trì hoãn và đòi hỏi doanh nghiệp phải chi trả thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể vận hành trơn tru được.
- Chi phí cố định không bắt buộc là khoản tiền phát sinh trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp và yếu tố này phần lớn do các chủ doanh nghiệp có thể quyết định. Một ví dụ chi phí cố định dễ hiểu đó là để gia tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể tăng thêm nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo…
2. Dựa trên yếu tố phân bổ
- Xác định chi phí cố định định kỳ: Khoản chi phí cố định đã được doanh nghiệp lên kế hoạch tính toán từ trước và phải thanh toán định kỳ. Ví dụ như doanh nghiệp thực hiện chi trả tiền điện, tiền nước, tiền thuê mặt bằng, tiền lương,… qua mỗi tháng.
- Chi phí cố định có thể phân bổ: Đây là khoản chi phí có thể thay đổi được khoảng thời gian chi trả ví dụ như tiền xây nhà máy, tiền mua máy móc mới…Những chi phí này có thể thay đổi theo quy ước trong thời gian khá dài.
Thời gian chi trả chi phí cố định nên được lên kế hoạch từ trước
Cách phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Chi phí cố định khác với chi phí biến đổi ở yếu tố về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận…Trong kinh doanh chi phí biến đổi sẽ không cố định mà tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó chi phí biến đổi sẽ tỉ lệ thuận với sự thay đổi trong khối lượng, sản lượng của doanh nghiệp.
- Chi phí cố định được xác định dựa trên thời gian còn chi phí biến đổi dựa trên khối lượng, năng suất hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí cố định không được bao gồm tại thời điểm định giá hàng tồn kho, nhưng đã bao gồm Chi phí biến đổi.
Sự khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi
Công thức tính chi phí cố định đơn giản
Công thức tính chi phí cố định đơn giản:
- Chi phí cố định = (Chi phí hoạt động cao nhất – Chi phí hoạt động thấp nhất)/ (Đơn vị hoạt động cao nhất – Đơn vị hoạt động thấp nhất).
Trong đó:
- Chi phí hoạt động cao nhất: Chi phí cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định ( Ví dụ: Doanh thu tháng cao nhất).
- Chi phí hoạt động thấp nhất: Chi phí thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định ( Ví dụ: Doanh thu tháng thấp nhất).
- Đơn vị hoạt động cao nhất: Ví dụ: Số lượng sản phẩm được tạo ra cao nhất trong một tháng.
- Đơn vị hoạt động thấp nhất: Ví dụ: Số lượng sản phẩm được tạo ra thấp nhất trong một tháng.
Công thức tính chi phí cố định đơn giản
Những điều cần lưu ý về chi phí cố định
Cách để tối ưu hóa được chi phí cố định trong doanh nghiệp hiệu quả
- Giảm thiểu cơ sở vật chất không cần thiết: Để tối ưu được chi phí cố định thì doanh nghiệp có thể cắt giảm những cơ sở vật chất không cần thiết như văn phòng trống, máy móc dư thừa…Những khoản chi này sẽ giúp giảm tiền cho doanh nghiệp để đầu tư vào việc khác.
- Kỹ thuật số hóa các hoạt động kinh doanh: Áp dụng những công nghệ hiện đại và số hóa quy trình làm việc sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức. Từ đó giảm thiểu được những lãng phí về nguồn nhân lực, vật lực của công ty.
Trường hợp đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh của chi phí cố định
Trong một vài trường hợp đặc biệt sẽ xuất hiện chi phí cố định cấp bậc mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Đây là loại chi phí được dự báo khi xuất hiện sự thay đổi về mức độ hoạt động tới hạn của doanh nghiệp. Có 2 yếu tố dẫn đến sự thay đổi này chính là:
- Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: một doanh nghiệp khi có bất kỳ sự thay đổi bởi sự tác động từ bên ngoài thì phần chi phí cố định sẽ tăng lên. Chẳng hạn như chi phí điện, nước, chi phí thuê nhân công tăng,...
- Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: khi xuất hiện sự biến đổi về quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chúng yêu cầu có sự thay đổi để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát sinh đó, làm chi phí cố định tăng lên.
Chi phí cơ hội cấp bậc là trường hợp đặc biệt
Kết luận
Vậy thì bạn đã nắm rõ được kiến thức về chi phí cố định rồi phải không nào? Các doanh nghiệp cần nên có sự tìm hiểu và nắm rõ được các loại chi phí của công ty mình để hoạt động hiệu quả hơn. Haravan hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức để có thể áp dụng vào công việc của mình.
----------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Chi phí biến đổi là gì? Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định
Hướng dẫn cách tính chi phí lãi vay mới nhất cho doanh nghiệp
Yếu tố cần thiết để xây dựng chiến lược chi phí thấp nhưng hiệu quả