Lương khoán là gì? Cách tính và quy chế trả lương khoán như thế nào?

Hiện nay, nhân viên văn phòng đã quá quen thuộc với khái niệm về cụm từ lương tuần, lương tháng, lương năm. Tuy nhiên, bên cạnh những khái niệm này hình thức trả lương khoán cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp và nhân viên. Vậy lương khoán là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cách tính và quy chế trả lương khoán như thế nào nhé!

1. Lương khoán là gì?

Lương khoán là gì

Lương khoán là hình thức trả tiền lương theo giờ, theo khối lượng công việc

Lương khoán là hình thức trả tiền lương mà người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động dựa trên khối lượng công việc mà họ đã làm.

Theo Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019, đây là hình thức trả lương được quy định theo pháp luật với nội dung như sau: người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc khoán.

Do đó, hình thức trả lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hoàn toàn hợp pháp. Hiện nay, hình thức trả lương khoán chỉ được áp dụng đối với các công việc có tính chất tạm thời, thời vụ. Bên cạnh cạnh đó, hình thức trả lương khoán được các công ty và người lao động có thể tự thỏa thuận theo nhu cầu và mục đích của cả hai bên.

2. Ưu và nhược điểm của hình thức trả lương khoán

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của hình thức trả lương khoán mà bạn nên biết:

Lương khoán là gì

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương khoán

2.1. Ưu điểm của hình thức trả lương khoán

  • Dễ dàng thương lượng đơn giá công việc: Hình thức trả lương khoán cho phép người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng thương lượng đơn giá cho công việc cần thực hiện. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng và đồng thuận trong việc xác định giá trị công việc.

  • Người lao động chịu trách nhiệm về sản phẩm hoàn thành: Khi trả lương dựa trên kết quả và hiệu suất, người lao động chịu trách nhiệm về sản phẩm, công việc hoàn thành. Điều này tạo động lực cho họ nỗ lực làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu của công việc.

  • Người lao động cam kết số lượng và chất lượng công việc: Với hình thức trả lương khoán, người lao động có động lực và cam kết cao hơn trong việc đảm bảo số lượng và chất lượng công việc cần thực hiện. Họ sẽ nỗ lực để hoàn thành công việc đạt yêu cầu chất lượng của doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty.

2.2. Nhược điểm của hình thức trả lương khoán

  • Giới hạn thời gian thực hiện công việc: Một trong những hạn chế của hình thức trả lương khoán là doanh nghiệp chỉ trả cho người lao động một khoản tiền nhất định nếu công việc chỉ được thực hiện trong một thời gian dài. Điều này có thể làm giảm động lực của người lao động sau khi hoàn thành công việc.

  • Phù hợp với công việc chuyên môn hóa cao: Hình thức trả lương khoán thích hợp với các công việc mang tính chuyên môn hóa cao, thực hiện một cách tổng thể và theo các tiêu chuẩn thống nhất. Trong những trường hợp công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, việc áp dụng hình thức lương khoán có thể gặp khó khăn và không hiệu quả.

Tóm lại, hình thức trả lương khoán có những ưu điểm nhất định như khuyến khích người lao động cam kết và nỗ lực, đồng thời cần cân nhắc đến những giới hạn và điểm yếu để áp dụng phù hợp với loại công việc và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn tính lương khoán năm 2023

Người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận trong lao động hợp đồng về hình thức trả lương khoán dựa vào tính chất công việc, điều kiện sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Tiền lương thực tế sẽ được trả cho người lao động hưởng lương khoán căn cứ vào toàn bộ khối lượng, chất lượng công việc và thời gian hoàn thành công việc đó. Công thức tính lương khoán mới nhất năm 2023 mà bạn có thể tham khảo như sau:

Lương khoán là gì

Hướng dẫn công thức tính lương khoán mới nhất 2023

  • Tiền lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Một ví dụ về cách tính lương khoán năm 2023 mà bạn có thể tham khảo như sau: Người lao động A thuê gia công 10 bộ bàn ghế trong vòng 1 tháng với mức lương khoán chi 10 bộ bàn ghế hoàn thành là 10 triệu đồng. Lưu ý phải hoàn thành đúng mẫu mã, chất lượng theo như thỏa thuận giữa hai bên.

4. Nhận lương khoán có cần phải đóng BHXH không?

Lương khoán là gì

Người nhận lương khoán c vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 thì người lao động sẽ ký hợp đồng có thời hạn đủ 01 tháng trở lên với doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, việc tham gia đóng BHXH hay không sẽ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng mà người lao động ký với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trường hợp thỏa thuận hình thức trả lương theo lương khoán đối với lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì người lao động vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức lương tháng tính đóng BHXH của người lao động sẽ được xác định như sau:

  • Tiền lương tháng đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung có tính chất cố định

Trong đó,mức lương được quy định là mức lương theo công việc, chức danh. Đối với người lao động hưởng lương khoán thì đây là mức lương được tính theo thời gian xác định lương khoán.

5. Kỳ hạn trả lương khoán được quy định như thế nào?

Lương khoán là gì

Kỳ hạn được trả lương khoán dựa trên thỏa thuận của hai bên

Dựa theo quy định khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về kỳ hạn trả lương như sau: “ Người lao động được hưởng lương theo tháng và được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm được trả lương sẽ do hai bên thỏa thuận và ấn định vào thời điểm có tính chu kỳ”. Theo đó, kỳ hạn trả lương khoán thì người lao động hưởng lương khoán sẽ được trả lương theo kỳ hạn thỏa thuận của hai bên.

6. Lương khoán được trả theo hình thức nào?

Lương khoán là gì

Lương khoán được trả theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản

Theo Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 2 Điều 54 quy định lương khoán thì hình thức trả lương khoán sẽ bằng 2 hình thức đó là trả bằng tiền mặt và trả qua tài khoản cá nhân của người lao động. Đối với hình thức trả lương khoán qua tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thanh toán các loại chi phí liên quan đến việc mở thẻ cho người lao động và chi phí chuyển tiền lương.

Đồng thời, người lao động và người sử dụng lao động sẽ được phép thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc lương khoán theo tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh.

Theo điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ - CP quy định chi tiết như sau:

  • Tiền lương khoán theo thời gian trả cho người lao động sẽ căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

  • Tiền lương khoán sẽ được trả cho một tháng làm việc.

  • Tiền lương tuần sẽ trả cho 1 tuần làm việc hoặc tiền lương tháng sẽ được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

  • Tiền lương ngày sẽ được chi trả cho toàn bộ thời gian trong 1 ngày làm việc.

Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận nhận lương khoán theo tháng thì tiền lương sẽ được xác định bằng số ngày làm việc trong tháng. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận trả lương theo tuần thì tiền lương sẽ được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc cụ thể như sau:

  • Tiền lương theo giờ sẽ được trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng tiền lương ngày chia cho tổng số giờ làm việc trong ngày.

  • Tiền lương theo sản phẩm sẽ được chi trả cho người lao động hưởng lương theo mức sản phẩm và căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.

  • Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán và dựa vào chất lượng công việc và thời gian hoàn thành.

Theo như quy định thì tiền lương khoán sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

7. Hợp đồng giao khoán là gì?

Lương khoán là gì

Hợp đồng giao khoán là thỏa thuận giữa bên thuê người lao động và người lao động

Hợp đồng giao khoán là hợp đồng thỏa thuận giữa bên thuê người lao động và người lao động. Dựa vào hợp đồng, người nhận lương khoán hay người lao động sẽ có nhiệm vụ hoàn thành công việc, dự án hoàn thành theo yêu cầu của bên giao khoán, hay doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Sau khi hoàn thành công việc, người nhận giao khoán sẽ có nghĩa vụ bàn lại cho bên giao khoán thành phẩm và kết quả công việc. Đồng thời, bên giao khoán, doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty phải có nghĩa vụ trả lương cho người lao động thỏa thuận. Hiện nay, có hai loại hợp đồng giao khoán chính bao gồm:

  • Hợp đồng giao khoán toàn bộ: Bên giao khoán sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho bên nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, chi phí lao động liên quan đến các hoạt động cần làm để hoàn thành công việc.

  • Hợp đồng giao khoán từng phần: Với hợp đồng này, người nhận khoán phải lo về các dụng cụ lao động nhưng người giao khoán sẽ chi trả các khoản tiền khấu hao công cụ hoặc tiền công lao động.

8. Lương khoán có phải chịu TNCN không?

Lương khoán là gì

Người hương lương khoán phải hoàn toàn chịu thuế thu nhập cá nhân

Người hưởng lương khoán phải hoàn toàn chịu thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

  • Thu nhập cá nhân được nhận từ hợp đồng giao khoán xếp chung vào nhóm thu nhập tiền lương, tiền công.

  • Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không đăng ký kinh doanh để thực hiện các công việc thuộc hạng mục như xây dựng cầu đường, thi công lắp đặt công trình, sửa chữa các công trình xây dựng và dân dụng thì thu nhập mà cá nhân nhận được sẽ thuộc diện chịu thuế theo quy định tiền lương, tiền công.

  • Doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân dựa treo thuế suất 10% trước khi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm.

  • Trong trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp mà là hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn.

9. Kết luận

Thông qua bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về khái niệm lương khoán là gì. Đồng thời, bạn đọc còn nắm rõ cách tính và quy chế trả lương khoán mới nhất 2023. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích về lương khoán cho bạn đọc nhé!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Lợi nhuận khác là gì? Thông tin đơn giản, dễ hiểu nhất về lợi nhuận

31/05/2023 MKT Thuy

Bí quyết vay vốn thành công đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

16/06/2023 MKT Ngan

Làm thế nào để kiếm 1 tỷ đầu tiên nhanh chóng và thiết thực?

22/06/2023 MKT Ha