Stories là một trong những tính năng phát triển với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử của Facebook/Instagram, chỉ xếp sau News Feed. Ước tính sự lớn mạnh tính theo lượt xem của nó sẽ vượt News Feed trong tương lai.
Theo thống kê mới nhất, có đến 68% người thuộc thế hệ Millennials (người trẻ ra đời trong các năm từ 1980 đến đầu những năm 2000) thường xuyên xem Stories Instagram, và 44% xem Stories Facebook mỗi ngày. Do đó, đây chính là một hình thức tiếp thị mà các nhà kinh doanh online không nên bỏ qua. Vậy làm thế nào để tận dụng hiệu quả Stories trên Instagram và Facebook để có thể thu hút được nhiều khách hàng nhất có thể?
>> Xem thêm: Giải pháp quản lý bán hàng trên Facebook hiệu quả
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu các tính năng của Stories:
1. Tính năng đặc biệt của Stories
Stories chính là kể một câu chuyện ngắn một cách sáng tạo. Để dễ hiểu hơn thì Stories là những câu chuyện dưới dạng ảnh, video, chữ hay sticker (biểu tượng cảm xúc),… chỉ được hiển thị trong vòng 24h và sẽ biến mất sau đó, chủ tài khoản có thể lưu về hoặc đưa vào mục tin nổi bật (trên Instagram). Stories xuất hiện ở trên thanh menu trên cùng của ứng dụng Instagram hay Facebook và là mục được thấy đầu tiên khi bạn bè, hay người theo dõi bạn mở ứng dụng.
Chính nhờ vị trí và sự “biến mất nhanh chóng” này, Stories trở thành mục người dùng xem đầu tiên mỗi khi mở mạng xã hội vì đó là những tin tức, câu chuyện nóng hổi, mới nhất, và nếu không xem bây giờ thì sau này sẽ không xem được nữa, một cách rất hay để “thúc” khách hàng xem những nội dung mình chia sẻ.
Hiện nay Stories trên cả 2 ứng dụng này đều có rất nhiều tính năng thú vị như: cập nhật vị trí, nhắc đến một tài khoản khác (mention), hashtag, chèn nhạc, chèn link liên kết, thăm dò ý kiến, đặt câu hỏi, câu đố, đếm ngược, trò chuyện, biểu lộ cảm xúc, filter chỉnh ảnh lung linh,..
Stories giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn nhờ hashtag hoặc chia sẻ địa điểm. Cùng với đó, cũng giúp nhà bán tương tác nhiều hơn với khách hàng hiện tại khi thường xuyên chia sẻ thông tin về sản phẩm, thương hiệu,… Tận dụng hợp lý những tính năng này sẽ giúp người bán có thể gây ấn tượng và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
2. Các tuyệt chiêu tận dụng hiệu quả tính năng Stories
2.1. Cập nhật liên tục
Như đã phân tích ở trên, Stories chính là mục được phần lớn người dùng xem đầu tiên khi mở app, vậy nên đừng bỏ qua lợi thế “không tốn tiền” này để chia sẻ những thông tin hữu ích về sản phẩm và thương hiệu mà bạn muốn gửi đến khách hàng. Cập nhật liên tục, mỗi ngày sẽ giúp những chia sẻ của bạn có thể thường xuyên tiếp cận đến người dùng, và rồi “mưa dầm thấm lâu” sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ đọng lại trong tâm trí khách hàng, và mỗi khi có nhu cầu liên quan, họ sẽ liên tưởng đến gian hàng của bạn.
2.2. Chia sẻ liên kết website, thương mại điện tử
Với tính năng “Swipe Up”, nhà bán có thể chèn liên kết link vào Stories. Do đó, nên tận dụng tính năng này để đăng hình ảnh, video về sản phẩm, hay chương trình ưu đãi hấp dẫn rồi chèn link mua hàng có thể là website của riêng bạn hoặc gian hàng trên thương mại điện tử, để ‘thúc” khách hàng ra quyết định nhanh chóng cũng như tăng traffic website của bạn. 2.3. Đăng lại feedback của khách hàng
Bất cứ khi nào khách hàng đăng bài về sản phẩm của bạn, có thể chỉ là bức ảnh chụp hay là một bài review, feedback tích cực về sản phẩm, nhà kinh doanh hoàn toàn có thể repost bài đăng đó trên Stories của cửa hàng. Từ đó có thể chia sẻ đến rất nhiều người dùng và khách hàng tiềm năng. Đồng thời, bạn cũng có thế lưu lại tổng hợp tất cả Stories feedback của khách hàng trên mục “tin nổi bật” để gia tăng lòng tin cho sản phẩm và thương hiệu của mình.
2.4. Cập nhật FAQ
Nhà bán nào cũng thường xuyên phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ khách hàng về: chất lượng sản phẩm, thời gian nhận hàng, số tài khoản, kích thước của sản phẩm, mức độ phù hợp của khách hàng đối với sản phẩm,…. Vậy nên một cách để giảm bớt thời gian và nhân lực trong việc trả lời lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau, nhà bán có thể cập nhật những câu hỏi thường gặp từ khách sau đó trả lời ngay trên Stories và có thể lưu lại vào mục Highlight (trên Instagram) để khách hàng tiện theo dõi hơn.
Còn nếu trên Facebook (không có mục Highlight Stories để khách theo dõi), bạn có thể sử dụng chatbot để trả lời những câu hỏi thường gặp của khách hàng.
2.5. Review, đăng tải hình ảnh thực tế của sản phẩm
Ai cũng muốn có một trang bán hàng thật chuyên nghiệp, đẹp mắt, vậy nên những hình ảnh đăng trực tiếp lên Newsfeed thường được cắt ghép, chỉnh sửa hợp lý, lung linh nhất. Tuy nhiên để có thể gia tăng mức độ tin tưởng cho sản phẩm và thương hiệu của mình, nhà bán nên cập nhật những hình ảnh thực tế của sản phẩm. Nếu hình ảnh, video đó không được đầu tư chụp với đầy đủ ánh sáng hay trong bối cảnh đẹp mắt, bạn có thể đăng tải chúng lên Stories để khách hàng vừa có thể tham khảo mà lại không làm giảm chất lượng hình ảnh trang bán hàng của bạn.
2.6. Tận dụng sự nổi tiếng của KOLs
Điều quan trọng nhất để giúp doanh nghiệp dễ dàng thu lại sự chú ý từ người tiêu dùng là nhờ đến những KOL (Key Opinion Leader), những người mà khách hàng của bạn ngưỡng mộ, có sức ảnh hưởng tới cộng đồng. Họ sẽ chia sẻ bất kỳ những trải nghiệm mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp một cách khéo léo và tinh tế nhất. Quan trọng hơn cả là phải tạo được lòng tin với khách hàng và phải cho họ biết tại sao họ nên trải nghiệm những sản phẩm/ dịch vụ này của doanh nghiệp.
Những lời truyền miệng, giới thiệu là một công cụ Marketing cực kỳ hiệu quả cao, theo tâm lý học con người thường có khả năng tin tưởng cao hơn từ những người mà họ thích và thần tượng. Tính năng Shopping trên Instagram Story mới ra này đã đáp ứng và nắm bắt hoàn toàn tâm lý đó của khách hàng và kết hợp sao cho phù hợp với ý tưởng về “bán hàng không cần nỗ lực”.
Hiện nay, toàn bộ quy trình trên được thu gọn lại trong đường dẫn “bấm-để-mua” trên Instagram Story. Tóm lại, người dùng sẽ thấy người nổi tiếng nào đó giới thiệu về sản phẩm của bạn, và một đường dẫn sẽ tự động hiện lên để nói với người xem rằng họ có thể mua ngay sản phẩm đó lúc này. Họ bấm vào đường link và đi thẳng đến bước thanh toán.
2.7. Thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm
Tính năng này đặc biệt phù hợp với nhà kinh doanh dropshipping. Trong trường hợp bạn tìm ra được một sản phẩm tiềm năng để đăng bán nhưng lại không chắc có được khách hàng thích thú, đón nhận hay không, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tính năng thăm dò ý kiến của Stories. Dựa trên kết quả đó, bạn sẽ đưa ra được quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp với gian hàng của mình.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tính năng khác của Stories như: Tạo cuộc thảo luận, lấy ý kiến từ thanh trượt cảm xúc, tạo câu hỏi trắc nghiệm, tạo “Question” để hỏi,… để có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng và gia tăng tương tác.
>> Tham khảo ngay: 5 Cách làm khảo sát cách hàng đạt hiệu quả cao
2.8. Cung cấp mẹo, tips miễn phí
Một cách rất hay để gia tăng tương tác với khách hàng đó chính là chia sẻ những tips, mẹo hay trong cuộc sống. Nếu như bạn đang kinh doanh những sản phẩm thời trang, bạn có thể chia sẻ các mẹo như: cách giữ màu quần áo, cách gấp quần áo tránh bị nhàu, làm thế nào để đồ len không bị sờn lông, các cách sửa quần áo bị rách, hỏng,… Hay nếu bạn đang kinh doanh đồ linh kiện điện từ, có thể chia sẻ cách để bảo quản, giữ sản phẩm bền, lâu hỏng,…
Có rất nhiều thông tin hữu ích mà bạn có thể cung cấp cho khách hàng, vừa giúp gia tăng chất lượng khi sử dụng sản phẩm của bạn, vừa gia tăng uy tín cho thương hiệu của bạn. Mặt khác, giúp trang bán hàng không trở nên quá “thương mại”, người dùng có thể tích lũy những kiến thức cần thiết, hữu ích từ cửa hàng của bạn, từ đó, gia tăng giá trị thương hiệu của bạn.
2.9. Tạo ấn tượng trong những giây đầu
Thời lượng của một story là rất ngắn chỉ tối đa trong 15 giây, cùng với đó là xu hướng bỏ qua ngay những nội dung họ không quan tâm. Do đó, bạn cần tạo ra những stories thật ấn tượng, đúng nhu cầu, tâm lý của khách hàng để có thể giữ chân họ xem hết và thực hiện những hành động mình mong muốn như: mua hàng, truy cập website, truy cập gian hàng, đặt hàng trước,…
2.10. Thiết kế Stories tạo dấu ấn riêng
Để người dùng có thể dừng lại khi lướt đến Stories của doanh nghiệp bạn, hãy tạo template stories thật ấn tượng, bắt mắt và có dấu ấn riêng của thương hiệu.
Từ đó, trang bán hàng của bạn sẽ dễ dàng giữ chân người dùng hơn cũng như mang lại sự đặc trưng cho thương hiệu hay chỉ đơn giản để làm nổi bật các chiến lược giảm giá, giveaway, hay ra mắt sản phẩm mới,…
Kết luận: Nếu như với Newsfeed, bài viết của bạn sẽ có thể bị ẩn đối với khách hàng ít tương tác, thì với Stories, tất cả nội dung của bạn sẽ luôn hiện khi khách hàng xem hết Stories đăng trong ngày. Cùng với đó là lượng người truy cập khổng lồ sử dụng tính năng này và con số đó ngày càng gia tăng. Vì vậy, ngoài việc đăng tải các bài viết thông thường trên Fanpage hay trang cá nhân bán hàng, các nhà bán hãy nỗ lực, tận dụng Stories một cách hiệu quả để thu hút và gia tăng khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, mỗi ngày người dùng xem rất nhiều nội dung trên Stories Instagram và Facebook, do đó, hãy tạo ấn tượng, gợi nhớ, tạo ra giá trị cho khách hàng khi lướt đến Stories của doanh nghiệp bạn. Hi vọng những “bí kíp” trên sẽ giúp các nhà kinh doanh online có thể mở rộng thêm kênh tiếp cận khách hàng và liên tục gia tăng số lượng đơn hàng.
Nguồn: Cộng đồng eCommerce Việt Nam
Tìm hiểu thêm về Harasocial - Giải pháp quản lý bán hàng tối ưu trên Facebook, giúp bạn tối đa tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và tư vấn bán hàng hiệu quả. Bên cạnh những tính năng giúp thống kê hiệu suất bán hàng và quản lý nhân viên, Haravan còn mang đến hàng loạt tính năng vượt trội khác dành riêng cho nhà bán hàng trên Facebook. Có thể kể đến như:
- Kiểm soát 100% tương tác của khách ở nhiều Fanpage khác nhau
- Tự động ẩn comment chống đối thủ cướp khách
- Bộ lọc tin nhắn/bình luận thông mình giúp chốt đơn nhanh chóng
- Tạo và xử lý đơn hàng trong 30s ngay trên Messenger
- Đẩy đơn tự động đến nhà vận chuyển
- Quản lý tồn kho chuẩn xác
- ...
Đối thủ đã bắt đầu tăng tốc, bạn còn chần chờ gì? Dùng thử và trải nghiệm trọn vẹn mọi tính năng trong 14 ngày hoàn toàn MIỄN PHÍ ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề bạn quan tâm:
Tạo fanpage trên facebook hay làm web bán hàng giá rẻ?
7 Mô Hình Kinh Doanh Trên Facebook - Sự Đột Phá Của Bán Hàng Livestream 2022
Những lỗi thường gặp khi kinh doanh trên Facebook