Tối ưu hóa sử dụng feedback của khách hàng

Feedback của khách hàng nên xử lí thế nào

Feedback của khách hàng được xem là một trong những nguồn tốt nhất trong việc thu thập thông tin chi tiết của khách hàng như cảm nghĩ của họ, công dụng thực sự của sản phẩm,... Việc có được nhiều phản hồi để phân tích và triển khai các bản sửa lỗi sản phẩm / dịch vụ khi cần thiết có thể tạo nên sự khác biệt cho việc xây dựng lòng trung thành của thương hiệu và đạt được thành công.

Trong thực tế, các doanh nghiệp thành công nhất hiện nay có những suy nghĩ thật sự nghiêm túc về cảm xúc của khách hàng. Khách hàng của Amazon tin rằng ai đó ở Amazon đang tìm hiểu và cung cấp những sản phẩm nhu cầu của họ. Điều đó được mình chứng rõ ràng khi hàng nghìn nhà cung cấp mà vẫn sử lí trơn tru và đúng nhu cầu của người dùng. Không ngạc nhiên khi giá trị thị trường của Amazon là hơn 700 tỷ đô la. Ước muốn sự nổi tiếng toàn cầu, hoang dại của Amazon là giám đốc điều hành Jeff Bezos đã thực hiện bằng chương trình Prime dựa trên đăng ký của công ty. Đến này phát triển lên tới 100 triệu thành viên.

Ngay cả Lazada vẫn đang rất cố gắng để cải thiện điểm số trong lòng khách hàng qua bằng các email. Các thương hiệu họ vẫn đang làm được, tại sao mình lại không ?

Lazada xin feedback như thế nào ?

Dưới đây là một số chiến lược chính để tối đa hóa phản hồi của khách hàng:

1. Tích cực tìm kiếm phản hồi của khách hàng dưới mọi hình thức.

Để có được feedback của khách hàng là chuyện không dễ dàng và một sớm một chiều có thể làm được. Để thực hiện được điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan tâm sâu sắc đến những phản hồi nhỏ nhất của khách hàng.

Nhiều nhà doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều mẫu kêu gọi feedback khác nhau mới có thể cho ra một mẫu chuẩn.

Khách hàng thường thấy hài lòng hơn khi chia sẻ ý kiến của họ. Mọi người muốn được lắng nghe, nhưng có thể không đưa ra quan điểm của họ nếu không được hỏi. Đừng ngần ngại liên hệ để nhận phản hồi. Đó là cách trực tiếp nhất để tìm hiểu xem khách hàng đang nghĩ gì và xây dựng mối liên hệ với họ.

Đừng chờ đợi khách hàng sẽ gửi cho bạn feedback ngay trên website dù bạn đã để ngay trang chính khi khách hàng vào, họ cũng chẳng quan tâm đâu. Hãy tạo cộng hưởng từ các hoạt động của bạn, có thể là lúc gọi điện thoại, có thể là lúc nhắn tin trên page, có thể là lúc đến cửa hàng.... Liên tục nhắc khéo họ một cách dễ thương nhất có thể. Về cơ bản, quảng bá theo hình thức truyền miệng sẽ làm cho mọi người cảm thấy thoải mái khi nói về sản phẩm của bạn.

Một nghiên cứu của Harris Poll Online và công ty tiếp thị giới thiệu của Nielsen cho thấy 82% người Mỹ muốn mua hàng và được thăm dò ý kiến, cho biết họ chuyển sang giới thiệu của gia đình và bạn bè trước khi hoàn tất giao dịch.

2. Đã yêu rồi, thì cứ thế dùng sản phẩm đó

Theo một khảo sát của Salesforce, khoảng 70% người tiêu dùng được hỏi có nhiều khả năng trung thành với các công ty hiểu nhu cầu cá nhân của họ và cung cấp dịch vụ khách hàng phù hợp. Rõ ràng là nếu bạn bắt đầu bằng cách nuôi dưỡng một nhóm nhỏ người yêu thích sản phẩm của bạn, họ sẽ có nhiều khả năng gắn bó hơn trong thời gian dài với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm một khách hàng mới.

Đặc biệt ngay từ đầu, ưu tiên tập hợp nhóm nhỏ người yêu thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên một nhóm lớn khách hàng chỉ thích nó. Tức là có những khách hàng trung thành cho thương hiệu của bạn trên những khách hàng đã mua sản phẩm của bạn. Lúc này bạn mở rộng doanh nghiệp với một nhóm cốt lõi hoàn toàn tin vào những gì bạn đang cung cấp hoặc sự đánh giá cao doanh nghiệp của bạn để lan tỏa cho những khách hàng khác.

3. Tích hợp feedback với dữ liệu người tiêu dùng khác

Sử dụng hiểu quả feedback của khách hàng

Việc có thể kết hợp được những feedback của khách hàng tiêu cực với những dữ liệu khách giúp tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh mạnh mẻ trong thời đại digital ngày nay.

Những khách hàng phản hồi lại sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ trở thành những key person trong bộ dữ liệu khi bạn sử dụng làm marketing hay truyền thông thương hiệu.

So sánh phản hồi của khách hàng cốt lõi của bạn với thông tin chi tiết từ các mẫu lớn hơn được lấy từ các nguồn khác.

4. Hành động lấy feedback ngay hôm nay

Hãy sử dụng messenger xin feedback

Bằng cách chia sẻ niềm đam mê và thông tin về sản phẩm của bạn không được là phương thức tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất để khách hàng cho bạn những phản hồi tích cực về sản phẩm. Xin khách hàng phản hồi của họ là cách tốt nhất để kết nối lại với khách hàng và cách hiệu quả các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu và phát triển thêm sản phẩm.

Ngày nay công cụ để thu hút sự trung thành của khách hàng gắn liền.. Tất cả những gì bạn phải làm là tích cực thu hút ý kiến, lắng nghe cẩn thận và tìm kiếm những người yêu thích sản phẩm của bạn. Khi bạn phân tích phản hồi đó bằng các công cụ thích hợp, bạn sẽ biết cơ hội cho sự đổi mới nằm ở đâu. Và quan trọng nhất cho bạn góc nhìn tổng quan về sản phẩm dịch vụ để có những chiếc lược tiếp theo.

Một trong những công cụ giúp bạn xin feedback cụ thể là chatbot messenger. Bạn thể khám phá thêm tại harafunnel.com

Mách nhỏ: làm quy trình xin Kịch bản chatbot giúp điều hướng khách hàng đánh giá Fanpage.

Chúc bạn có nhiều feedback tốt!

Y Hân
(Tham khảo entrepreneur)

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: