Khi bạn đang thiết kế website từ nền tảng Haravan hoặc đã làm chủ 1 website thì việc quan trọng tiếp theo bạn cần quan tâm là tối ưu hóa tìm kiếm cho website của mình. Bởi nếu chỉ làm nội dung tốt thì chông chờ vào sự "hữu xạ tự nhiên hương" trong thế giới internet hiện nay cũng khá mơ hồ. Nếu bạn là lính mới thì đây là Thủ thuật SEO cần nắm. Nếu không tự mình triển khai thì chí ít cũng để hiểu người ta nói gì.
1. SEM
SEM là gì? SEM là viết tắt của Search Engine Marketing, và như tên của nó liên quan đến các dịch vụ tiếp thị hoặc các sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm. SEM được chia làm hai thành phần chính đó là SEO và PCC.
SEO
SEO là viết tắt của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và mô hình công việc của nó là tối ưu để làm cho các site xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo…
PCC
PPC là gì? PPC (Pay per Click) là một mô hình quảng cáo Internet được sử dụng trên các trang web, trong đó các nhà quảng cáo trả tiền host của họ chỉ khi quảng cáo của họ được nhấp. Với công cụ tìm kiếm, các nhà quảng cáo thường trả giá thầu trên cụm từ khóa có liên quan đến thị trường mục tiêu của họ. Nội dung các trang web thường tính giá cố định cho mỗi nhấp chuột thay vì sử dụng một hệ thống trọn gói.
2. Backlink
Backlink chính là những liên kết từ một website khác trỏ đến website hay web page của bạn . Nếu như trước đây backlink (Hay inbound link) được sử dụng với chức năng chính là điều hướng website. Thì ngày này khi có sự xuất hiện của Search Engine (SE) và kèm theo đó là sự phát triển của SEO (Search Engine Optimization). Backlink đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới Pagerank của trang web và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng website của bạn.
3. Pagerank (PR)
Là một thuật toán của Google mà Google sử dụng để ước tính sự quan trọng tương đối của tất cả các trang web. Ý tưởng cơ bản của thuật toán là : Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng. Tuy nhiên đó chỉ là những khái niệm sơ đẳng nhất mà Google hiếm khi thông báo chính thức. Trong thực tế, thuật toán PageRank phức tạp hơn rất nhiều. Và may mắn là như thế, nếu không trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn tin cậy bởi những người lạm dụng thuật toán của nó, và có lẽ SEO mới là một nghệ thuật làm tốn nhiều giấy bút của Webmaster.
> Xem thêm: Khái niệm Pagerank là gì và cách tăng Pagerank cho Website, Blog
4. Linkbait
Một linkbait là một phần của nội dung trang web được xuất bản trên một trang web hoặc blog với mục tiêu thu hút backlinks càng nhiều càng tốt (để cải thiện thứ hạng tìm kiếm). Thông thường nó là một mảnh bằng văn bản, nhưng cũng có thể là một đoạn video, hình ảnh, hoặc bất cứ điều gì khác.
5. Link Farm
Là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn sử dụng Javascript, php, asp… Điều này thực tế hiệu quả trong những ngày đầu của công cụ tìm kiếm, nhưng hiện tại SE đã có bộ lọc mới để đánh giá, trường hợp xấu nhất website của bạn sẽ bị penalty.
6. Anchor text
Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link và được mọi người sử dụng để link tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn text link cụ thể mà người dùng nhấp vào.
VD: Chúng ta có một textlink : Các thuật ngữ SEO thì cụm từ “Các thuật ngữ SEO” chính là anchor text.
7. Nofollow
Nofollow là một thuộc tính liên kết nằm trong meta tag. Được sử dụng bởi chủ sở hữu trang web nhằm báo hiệu với Google rằng họ không xác nhận trang web mà họ đang liên kết hay nói cách khác là báo hiệu cho spider (bọ thu thập thông tin) không lần theo liên kết này nữa. Khi Google nhìn thấy các thuộc tính “nofollow” thì về cơ bản nó sẽ không tính liên kết cho pagerank và các thuật toán tìm kiếm.
8. Pagerank Sculpting
Pagerank Sculpting tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà Webmaster quản lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó.
9. Title tag (thẻ title)
Là thẻ tiêu đề của một trang web, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thuật toán tìm kiếm của Google. Thẻ tiêu đề của bạn là duy nhất và chứa những từ khóa chính của trang web. Bạn có thể xem tiêu đề của trang web ở trên cùng củng trình duyệt trong khi điều hướng.
10. Meta tag (thẻ meta)
Giống như thẻ tiêu đề, meta tag được sử dụng để cung cấp, mô tả cho công cụ tìm kiếm thêm thông tin về nội dung các trang web của bạn. Các thẻ meta được đặt trong phần HEAD của mã HTML.
11. Search Algorithm (thuật toán tìm kiếm)
Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm các trang web có liên quan nhất cho bất kỳ truy vấn tìm kiếm . Thuật toán xem xét hơn 200 yếu tố (theo Google), bao gồm cả giá trị PageRank
Thẻ tiêu đề, thẻ meta nội dung của trang web, tuổi tên miền….
12. SERP (Search Engine Results Page)
SERP tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này. Số lượng truy cập tìm kiếm trang web của bạn phụ thuộc và bảng xếp hạng sẽ có bên trong các SERPs.
13. Sandbox
Về cơ bản nó là một chỉ số riêng biệt. Cách Sandbox hoạt động: Bởi Google nghĩ rằng KHÔNG CÓ SITE MỚI NÀO có thể có được thứ hạng cao cho đến khi chúng chứng minh được giá trị của mình. Do vậy Google cho các site mới vào Sandbox và trì hoãn việc đánh giá và xếp hạng các site này lại.
14. Keyword Density (mật độ từ khóa)
Mật độ từ khóa (Keyword density) là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong SEO? Vì thế nếu muốn tìm hiểu SEO và triển khai một chiến dịch SEO hiệu quả bạn cần nắm rõ khái niệm này.
Mật độ từ khóa chính chính là tỉ lệ phần trăm giữa số lần xuất hiện từ hay cụm từ khóa so với tổng số từ hiển trị trong trang web của bạn.
Dựa vào mật độ từ khóa xuất hiện trong trang web của bạn, các spider sẽ căn cứ vào số liệu này để đánh giá trang web của bạn đang cung cấp nội dung liên quan đến nội dung hay chủ đề gì.
Đây được xem là yếu tố quan trọng khi bạn muốn các spider xác định đúng từ khóa cho trang landing-page của mình.
> Xem thêm: Mật độ từ khoá trong SEO như thế nào thì hiệu quả?
15. Keyword Stuffing (Từ khóa nhồi)
Keyword Stuffing là Thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lớn lên kết quả công cụ tìm kiếm. Nhiều năm trước các công cụ tìm kiếm đã vô hiệu hóa thủ thuật này, nhưng vì một vài lý do thủ thuật này hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi và tinh vi hơn rất nhiều.
16. Cloaking
Trong kỹ thuật SEO thì cloaking ám chỉ hành động của webmaster che dấu bot của Search Engine như Google crawl các nội dung mà người dùng nhìn thấy, đồng thời đề xuất cho các Bot nhìn thấy các nội dung được Onpage optimize tốt nhằm mục đích đạt được các vị trí cao trên SERP.
VD:Trong một số trường hợp, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những web hay webpage không có liên quan đến nội dung từ khóa search nhưng lại đứng vị trí rất cao trên SERP.
17. Web Crawler
Web crawler, web spider hay web robots là một chương trình tự động tìm kiếm trên Internet được thiết kết để thu thập tài nguyên Internet Web crawler, web spider hay web robot còn gọi là bọ tìm kiếm là một chương trình tự động tìm kiếm trên Internet. Nó được thiết kết để thu thập tài nguyên Internet (trang Web, hình ảnh, video, tài liệu Word, PDF hay PostScrips), cho phép máy tìm kiếm đánh chỉ số sau đó.
18. Duplicate Content
Nội dung (content) là nội dung của bài viết trên website, là phần quan trọng và ưu tiên nhất của một trang web muốn làm SEO.
Để có một website tốt và làm tốt SEO, cần phải chú ý rất kỹ đến nội dung bài viết tránh lỗi trùng lặp nội dung (Duplicate Content). “Duplicate Content” ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website bạn và là một trong những lỗi mà nhiều Webmaster mắc phải khi tiến hành SEO (Search Engine Optimize) cho website của mình.
> Xem thêm: Cách hạn chế lỗi Duplicate Content xảy ra
19. Canonical URL
Là URL mà các webmasters muốn search engine coi như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Hay nói cách khác, một canonical URL là URL mà webmaster muốn visitors nhìn thấy. Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website.
Ví dụ: với cùng 1 trang web có thể có nhiều url cùng trỏ đến có hoặc không chứa www, URL có index.html hay home.aspx ở cuối, URL có hoặc không chứa dấu (/) ở cuối… Các bộ máy tìm kiếm sẽ nhận diện các URL này khác nhau nhưng lại trỏ tới cùng 1 nội dung dẫn đến tình trạng trùng lặp.
Chúng ta quy định tất cả các URL đó đều là bản sao (canonical) của 1 URL gốc, như vậy các bộ máy tìm kiếm sẽ chỉ index 1 URL gốc duy nhất và bỏ qua các bản sao khác.
Để đặt canonical URL trong website, cách chung là đặt thẻ <link> như sau vào trong thẻ <head></head> đối với các URL bản sao:
<link rel=’canonical‘ href=’url gốc’/>
20. Robots.txt
Là một tập tin đơn giản không chứa mã HTML được đặt trong thư mục gốc của website, được sử dụng để thông báo cho các chương trình tìm kiếm về cấu trúc của trang web.
VD: thông qua các tập tin robots.txt, nó có thể ngăn chặn các robots tìm kiếm cụ thể và hạn chế truy cập vào các thư mục của phần bên trong trang web
21. Keyword
Keywords nghĩa là từ khóa, là những từ chung nhất, ngắn gọn, thông dụng… dùng để miêu tả về sản phẩm hoặc liên quan đến, dịch vụ hay một bài viết nào đó mà các SEOer marketing cho nó. Từ khóa SEO hiện tại đang có xu hướng phát triển những từ khóa dài, những câu có nghĩa sẽ đem lại những kết quả tìm kiếm đúng mục đích người dùng hơn.
>>Đọc thêm: 6 thủ thuật dùng từ khóa để SEO hiệu quả
22.Description
Là đoạn thông tin trong kết quả tìm kiếm của các Search Engine. Nó nằm ngay dưới phần tiêu đề của trang web và được in đậm các từ khóa liên quan có trong nội dung bài viết. Phần này thường là phần miêu tả (description) hay ở phần nội dung thực của trang đó.
23. Backlink là gì?
Backlink là các link từ các website khác về một trang website của bạn, một trang trong website của bạn càng nhiều backlink chất lượng từ các trang khác thì càng có thứ hạng trang đó của bạn càng cao và càng quan trọng, các cỗ máy tìm kiếm dễ tìm thấy…
24. Domain Key là gì?
Làm website đề SEO thì cũng phải biết SEO tên miền nào, Domain Key chính là tên miền chứa từ khóa cần SEO. Domain key theo quan điểm của các SEOer là một yếu tố rất quan trọng thường được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, thời gian gần đây Google đã thay đổi thuật toán và làm giảm sức mạnh của các domain key trong các kết quả tìm kiếm.
25. Traffic là gì?
Traffic = Lượng truy cập, Mà lượng truy cập đó sẽ sinh ra $$$ cho bạn đó, SEO chính là một phương pháp để kiếm lượng truy cập. Tìm hiểu kĩ hơn về thuật ngữ Web Traffic
26. SE là gì?
SE là viết tắt của Search Engine chỉ các cỗ máy tìm kiếm như google, yahoo, bing, ask…
27.On-page SEO như thế nào?
On-page SEO là việc tối ưu hóa nội dung trang web như tối ưu hóa thẻ Tittle, Heading, Meta.. để các cỗ máy tìm kiếm dễ dàng tìm thấy trang web của bạn.
28. Off-page SEO?
Off-page SEO là cách tạo các liên kết về website của bạn, website của bạn có càng nhiều liên kết thì càng tốt. Off-page SEO chủ yếu là việc tạo các backlink về website, tạo backlink là việc làm tốn rất nhiều thời gian và công sức không những thế còn phải tránh bị Google phạt vì spam hàng loạt backlink trong thời gian ngắn….
29. Google Penalty
Google penalty là hình phạt mà google sử dụng với các website. Khi website của bạn bị giảm lượng traffic một cách đột ngột, PR bị mất, Index tụt hay băng 0.. thì đó là do Google đã phạt website của bạn. Google sẽ phạt các website của bạn vì các nỗi sau.
- Tạo các backlink từ các website có nội dung không lành mành mạnh, hay các website bị cấm Website có chứa hidden tex, hidden links On-page SEO quá kém
30. Trustrank
Trustrank là độ tin cậy của Google vào website, các website có nhiều link chất lượng từ các website nổi tiếng, website chưa có tiền sử xấu…
31. Thế còn SERP?
SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page nghĩa là trang kết quả của các cỗ máy tìm kiếm. Khi bạn tìm kiếm một từ khóa bất kỳ thì các cỗ máy tìm kiếm sẽ cho ra một trang các kết quả tìm kiếm mà bạn muốn tìm..
32. SMO là cái gì?
SMO là viết tắt của cụm từ Social Media Optimization ( tối ưu hóa trên mạng xã hội). Hiện nay lượng traffic của mạng xã hội đứng đầu lượng traffic trên thế giới, nên việc tối ưu hóa mạng xã hội là một việc làm rất quan trọng.
33. Sitemap
Sitemap còn gọi là sơ đồ website, nó là một danh mục các liên kết các trang trong website của bạn, các cỗ máy tìm kiếm sẽ đánh giá rất cao website của bạn có sitemap.
> Xem thêm: Hướng dẫn tạo sitemap cho website với 5 bước cơ bản dành cho người mới
34.Google Sitelinks
Google Sitelinks là tập hợp tất cả các liên kết xuất hiện phía dưới đường địa chỉ trang web trong kết quả tìm kiếm, đây là thành phần chính của website mà Google tìm thấy bằng các thuật toán của mình. Thường thì website sẽ có khoảng 2 đến 8 sitelinks. Sitelinks chỉ xuất hiện khi bạn tìm kiếm các từ khóa chung nhất của website.
35.Outbound Links
Outbound Links là links từ website của bạn đến các website khác
36.Pagerank Sculpting
Pagerank Sulpting tạm dịch là chế tác Pagerank là việc các webmaster quản lí các outbound links
37. Cloaking trong SEO?
Cloaking là thủ thuật che dấu các bot của bộ máy tìm kiếm nhưng người dùng vẫn nhìn thấy, đồng thời đề xuất các bot đến nội dung được tối ưu nhằm đạt được thứ hạng cao trên các cỗ máy tìm kiếm.
38. Negative SEO
Negative SEO là việc các webmaster sử dụng các thủ thuật nhằm tăng PR băng cách tăng links giác hay các thủ thuật bị cấm khác, việc làm này sớm muộn cũng lãnh hậu quả nên các webmaster nên tránh.
39. Dịch vụ SEO và Web Crawler
Wreb Crawler được hiểu như một chương trình, một đoạn mã tự động duyệt các web khác, nó còn được gọi là Web Spider hay Web Bot..
40. Keyword Stuffing
Keyword Stuffing là thủ thuật lặp đi lặp lại nhiều lần một từ khóa bên trong trang web nhằm tăng nhanh thứ hạng website, đây là một việc làm sai lầm cần tránh
41. Hidden Text
Hidden Text là thủ thuật của webmaster nhằm tạo ra lượng index cao giúp tăng thứ hạng web bằng cách tạo ra các văn bản trắng, người dùng không thể thấy được. Những thủ thuật này cũng cũ rồi chúng ta không nên dùng.
42. Redirect là gì?
Redirects: Việc chuyển tiếp (Redirect) địa chỉ URL của trang web bị thay đổi trong trong quá khứ bởi những spammers và rất nhiều máy tìm kiếm gặp phải khó khăn trong việc xác định. Vì thế nếu bạn có ý định sử dụng kỹ thuật chuyển hướng cho địa chỉ URL trên trang thì bạn chỉ nên áp dụng chuyển hướng 301 hoặc 302 được khuyến cáo sử dụng bởi Google Webmaster.
Hy vọng với những thông tin về các thuật ngữ SEO cơ bản như trên thì tác giả mong rằng sẽ góp phần nào giúp các bạn hiểu được một số thông tin liên quan đến SEO. Giả sử có đi học SEO tại đâu thì khi người ta đề cập đến thì mình cũng biết một tí. Nếu bạn mới bắt đầu làm SEO thì hãy bắt đầu thiết kế website từ nền tảng Haravan và SEO nó lên top Google để biết sự khắc nghiệt của SEO.
>>> Đọc thêm: Những vấn đề cần chú ý khi làm SEO để website không bị loại khỏi hệ thống tìm kiếm google
>>> Đọc thêm: Quy trình làm SEO cho một website mới từ A tới Z