5 bài học từ thất bại của Google Plus

Một trong những sự kiện được quan tâm nhất năm 2011 là sự ra mắt của Google Plus. Với sự đầu tư và độ phổ biến của công ty mẹ, Google Plus đã được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Facebook.

Google Plus xuất hiện trên thị trường khi Tumblr, Twitter, LinkedIn và Facebook đã trở nên phổ biến. Mặc dù vậy Google Plus đã thu hút được rất nhiều chú ý trước cả khi ra mắt, thành tích nổi bật với 10 triệu người dùng trong vòng 2 tuần kể từ khi ra mắt. Và sau 1 năm, nó đã có 90 triệu người dùng.

Tuy nhiên Google Plus đã đóng cửa sau 8 năm hoạt động. Có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của Google Plus như thiếu sự tham gia của người dùng, lỗi phần mềm,... Trong bài viết này, người đọc sẽ biết lý do dẫn đến thất bại của Google Plus và chúng ta có thể học được gì từ thất bại đó. Trước hết hãy tìm hiểu Google Plus là loại dịch vụ gì trên internet.

1. Google Plus là gì?

Google plus hay Google+ là dịch vụ mạng xã hội vận hành bởi Google LLC. Dịch vụ này được ra mắt công chúng vào ngày 28 tháng 6 năm 2011. Hiện đã ngừng hoạt động từ ngày 2 tháng 4 năm 2019. Đây được coi là nỗ lực lớn nhất của Google nhằm chống lại đối thủ là mạng xã hội Facebook vốn đã đạt được hơn một nửa tỷ người sử dụng vào năm 2010.

Google Plus chính thức bị khai tử - Ảnh 1.

Logo mạng xã hội Google Plus

2. Những chức năng chính của Google Plus?

Google+ được xây dựng trên cơ sở một giao thức (layer) không chỉ tích hợp các dịch vụ xã hội khác nhau mà còn cung cấp các chức năng chính, bao gồm:

  • Circles: một giao diện danh bạ kéo-thả cho phép người dùng tham gia vào các nhóm, cũng như chia sẻ sản phẩm, dịch vụ trên Google Plus.
  • Huddle: chức năng cho phép kết nối với các thiết bị Android, iPhone, và SMS để giao tiếp với các nhóm.
  • Hangouts: chức năng để hỗ trợ video chat theo nhóm.
  • Instant Upload: chức năng chứa ảnh hoặc video trong các album riêng để chia sẻ sau (được chú trọng phát triển cho các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android).
  • Sparks: là chức năng “gợi ý theo sở thích” cho phép người dùng xác định các chủ đề họ có thể thích để chia sẻ với người khác; hệ thống này cũng được hỗ trợ sẽ gợi ý các chủ đề đang được mọi người ưa thích.
  • Streams: tương tự news feed của Facebook, chức năng giúp người dùng thấy được các cập nhật mới nhất từ các nhóm của họ.

3. Bốn lý do khiến Google plus sụp đổ

3.1 Cha đẻ của Google plus ra đi.

Nhiều thay đổi bắt đầu xuất hiện trong nội bộ Google+ khi người được xem như cha đẻ của nó, Vic Gundotra, kiêm phó chủ tịch tại Google rời đi vào năm 2014.

Những chức năng như Photos, Hangouts đã bắt đầu gặp vấn đề và phải tách ra như một công cụ riêng để dễ quản lý hơn. Sau đó, hai chức năng này tiếp tục bị tách khỏi Youtube và Google Play. Sự liên kết giữa các chức năng mà Google+ cung cấp bắt đầu trở nên rời rạc.

Một năm sau sự rời đi của Vic Gundotra, chứng kiến sự lột xác về giao diện sử dụng, tuy nhiên nó lại là một thất bại khác. Công ty thừa nhận rằng sự tham gia kém từ phía người dùng đã khiến chiến lược dài hạn của họ trở nên xáo trộn, con số đáng báo động khi tới 90% người dùng không thể ở trên nền tảng mạng xã hội quá 5 giây. Tỷ lệ tương tác cực kì thấp khi một bài đăng thông thường nhận ít hơn một bình luận hoặc lượt chia sẻ lại. Chỉ có 15% xác suất một người sẽ đăng bài công khai. Dẫn đến việc người dùng chọn Facebook và Twitter thay vì Google+.

Vic Gundotra - nhà sáng lập Google+, phó chủ tịch Google (2007-2014)

3.2 Sự tăng trưởng vượt bậc của Facebook

Nhiều chuyên gia truyền thông xã hội đã dự đoán sự thất bại của Google Plus từ những ngày đầu. Khi mạng xã hội này không thể để lại dấu ấn trong tâm trí người dùng. Kể từ khi ra mắt, Google Plus phải liên tục cạnh tranh với Facebook, nhưng công ty lại không có chiến lược mạnh mẽ để đấu lại sự bành trướng vượt trội mà đối thủ hiện có.

Ví dụ về sự thất bại mà các chức năng Google+ cung cấp khi so với đối thủ cạnh tranh là Facebook là “Circle". Chức năng này giúp người dùng tạo và thêm những nhóm tương tác, sắp xếp chúng bằng thao tác kéo, thả. Và giữ tất cả nội dung riêng tư được tương tác trên các nhóm đó với những “Circle” của người dùng khác. Đúng vậy, nó rất phức tạp và không thân thiện. Khi “Circle" chỉ cho phép người dùng tương tác với các nhóm người quen như gia đình, bạn bè. So sánh với khái nhiệm “Group" mà Facebook cung cấp. Nơi bạn có thể giao lưu, chia sẻ với rất nhiều người trên internet.

Biểu đồ về sự tăng trưởng số lượng người dùng của Facebook (2009-2014)

3.3 Bê bối về lỗi rò rỉ dữ liệu người dùng

Vào tháng 11, năm 2018 đại diện của Google+ thông báo đã phát hiện ra vấn đề về bảo mật dữ liệu. Trong ít nhất ba năm, dữ liệu của 52,5 triệu khách hàng đã bị rò rỉ. Google đã từ chối cho biết liệu vấn đề bảo mật này có phải do người dùng bên thứ ba gây ra hay không. Ngoài ra, họ không có xác nhận rõ ràng thông tin bị rò rỉ đã bị sử dụng sai trái như thế nào. Thông báo được đưa ra là “Nhóm phát triển Google+ cảnh báo với người dùng rằng ứng dụng không hoạt động như dự kiến, những cuộc điều tra đang được tiến hành.”

Những lỗi rò rỉ được thống kê bao gồm thông tin hồ sơ (chẳng hạn như việc làm, địa chỉ email hoặc tuổi) được giữ kín đã bị rò rỉ. Lỗi không thể truy cập vào thông tin ngân hàng, số an sinh xã hội hoặc mật khẩu. Mặt khác, sự rò rỉ của vô số địa chỉ email gây ra một mối đe dọa đến an ninh mạng của người dùng. Sau bê bối này, những người dùng trung thành ít ỏi của Google+ cũng đã quay lưng.

3.4 Giao diện sử dụng không tối ưu

Một trong những lí do lớn nhất khiến Google+ không thành công là do giao diện không thân thiện với người dùng. Google cung cấp hàng loạt các tính năng khác nhau, tuy nhiên sự liên kết những tính năng ấy lại quá yếu kém. Những xung đột nội bộ nảy sinh theo thời gian và bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng của từng chức năng.

https://web-dev.imgix.net/image/T4FyVKpzu4WKF1kBNvXepbi08t52/nMRBNFZqPRJjDDaGv9Vf.jpg?auto=format

Giao diện của Google Plus

Không thể phủ nhận rằng sản phẩm này của Google đã tạo ra rất nhiều lưu lượng truy cập và nhiều khả năng hiển thị. Các website hoạt động đáng ngưỡng mộ về mặt SEO. Các thương hiệu và tập đoàn đã khám phá ra một cách đơn giản để kiếm lợi nhuận từ những ưu điểm đó. Tuy nhiên người dùng cá nhân lại không hưởng được gì từ các ưu điểm trên.

4. Năm bài học từ thất bại của Google Plus

4.1 Phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Google Plus hoàn toàn thất bại trong việc trở thành một sản phẩm độc nhất, đó là lỗ hổng chiến lược đầu tiên. Mạng xã hội này cung cấp một tập hợp đáng chú ý của các tính năng ở dạng đơn giản, nhưng thất bại trong việc liên kết những tính năng đó tạo thành một không gian mạng xã hội thống nhất và liên kết.

Để chiếm lĩnh được thị trường mạng xã hội, Google+ cần có một ý tưởng độc đáo và khác biệt. Và họ đã không làm được điều đó.

4.2 Chọn đúng nhóm khách hàng mục tiêu

Google Plus đã không có chiến lược marketing lấy khách hàng làm trung tâm. Đáng lẽ, họ nên tập trung vào việc thiết lập một thương hiệu có ý nghĩa, thiết lập mối liên kết tình cảm với người dùng. Họ tiếp tục bổ sung các tính năng chung, tổ chức lại và thay đổi giám đốc điều hành ở cấp cao nhất. Từ đó thất bại trong việc xây dựng một kết nối cảm xúc giữa nền tảng với người dùng của nó.

Ví dụ cho một doanh nghiệp phát triển dựa trên người dùng: sau một vài năm, sự ra mắt của Tiktok đã khiến thế hệ Gen Z dần rời xa Facebook. Tiktok hướng đến người dùng trẻ tuổi, với đường lối phát triển rất phù hợp với thị hiếu giới trẻ.

Một trong những lý do chính khiến Google+ thất bại là do có cách tiếp cận tập trung vào doanh nghiệp, không phải người dùng cá nhân. Nó được tạo ra để nhân viên Google sử dụng và được thiết kế phù hợp trải nghiệm của nhân viên. Mặc dù nó được giới thiệu là hướng đến người dùng công chúng, nhưng nó thật sự không hữu ích cho công chúng.

Hãy xác định đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp và dành toàn bộ thời gian, năng lượng của bạn để tiếp thị đúng cách đối tượng đó trên nền tảng mà doanh nghiệp cung cấp.

4.3 Đừng cố gắng giỏi mọi thứ

Một công thức dẫn đến thảm họa là cố gắng làm hài lòng tất cả đối tượng khách hàng. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của Facebook và sự phát triển đầy tiềm năng của Twitter, Google+ đã cố gắng “trở thành cả hai". Facebook và Twitter là những sản phẩm rất khác nhau và hướng đến phục vụ các nhu cầu khác nhau của người dùng. Google+ đã cố bổ sung quá nhiều tính năng đơn lẻ dẫn đến sự phức tạp không đáng có trong giao diện. Sự phức tạp ấy còn thể hiện ở việc thiếu tích cực loại bỏ các tính năng mà mọi người không sử dụng, và tập trung phát triển những tính năng cần thiết hay được yêu thích. Đừng cố gắng giỏi mọi thứ, hãy là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

4.4 Đầu tư vào nền tảng di động

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, chìa khóa để sự hiện diện doanh nghiệp trở nên phổ biến, đó là nền tảng di động. Google+ đã không có sự hiện diện mạnh mẽ trên thiết bị di động, so với các đối thủ cạnh tranh.

Bài học kinh nghiệm ở đây là hãy tương tác với người dùng của bạn thông qua nền tảng di động. Bởi vì phần lớn người dùng truy cập internet hiện nay là thông qua các thiết bị di động, nên khả năng cao họ sẽ sẽ biết đến doanh nghiệp của bạn thông qua nền tảng này. Vì vậy sự xuất hiện trên nền tảng di động là điều kiện tiên quyết để phát triển doanh nghiệp lâu dài và bền vững.

4.5 Không đi theo thiết kế phức tạp

Google+ có thiết kế rất phức tạp với các chức năng rời rạc. Thậm chí chức năng "Sparks" được sử dụng để giải thích các tính năng Google Plus cung cấp, cũng trở thành một tranh cãi vì không tối ưu. Hãy lưu ý website và ứng dụng di động của doanh nghiệp phải có thiết kế đơn giản, dễ điều hướng, dễ sử dụng.

5 bài học từ thất bại của Google+

Được công chúng kỳ vọng rất nhiều trước cả khi ra mắt, tuy nhiên bằng những chiến lược phát triển sai lầm, Google+ chưa bao giờ có thể cạnh tranh với Facebook, Instagram, Twitter và các trang mạng xã hội phổ biến khác.

Thất bại là người thầy tốt nhất. Nhưng chúng ta không chỉ học hỏi từ những thất bại của chính mình, mà luôn có thể học từ những cá nhân, những doanh nghiệp đi trước. Nếu bạn xem xét kỹ lý do tại sao Google+ không thành công, bạn có thể rút ra những bài học quý báu trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình.

Hiện nay Google vẫn thành công trong vị thế là công cụ tìm kiếm hàng đầu trên internet. Và một trong những tính năng quan trọng để kinh doanh thành công đó chính là công cụ Google Ads.

Haravan hỗ trợ triển khai đa dạng định dạng Google Ads phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngân sách và mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, đồng hành cùng nhà bán lẻ, Google và Haravan đang có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các khách hàng lần đầu triển khai quảng cáo Google. Hoàn ngay 5.600.000 VNĐ ngân sách quảng cáo khi chi tiêu ngân sách tối thiểu 5.600.000 VNĐ trong vòng 60 ngày đầu tiên kể từ ngày khởi tạo chiến dịch.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Guest Post là gì? Cách sử dụng guest post để bán hàng website hiệu quả

29/03/2023 MKT Nguyệt

Thuật ngữ SERP là gì? Hướng dẫn bạn từ A đến Z về cách phân tích SERP

06/04/2023 MKT Thuy

Web chuẩn SEO là gì? 11 tiêu chí đánh giá website chuẩn SEO

02/04/2024 Hien MKT