Làm thế nào để khách hàng khi truy cập vào trang web dù là lần đầu hay đã là khách hàng quen thuộc họ vẫn phải cảm thấy dễ dàng khi tìm kiếm thông tin và thoải mái với giao diện cũng như có thể sử dụng các điều hướng một cách đơn giản. Vậy trang web cần có những yếu tố nào để trải nghiệm khách hàng được tốt hơn? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Những yếu tố mà trang web nào cũng nên sở hữu:

  1. Header và footer

  2. Menu điều hướng

  3. Thanh tìm kiếm

  4. Thương hiệu doanh nghiệp

  5. Màu sắc chủ đạo

  6. Tiêu đề

  7. Nhãn dán rõ ràng

  8. Hình ảnh và các phương tiện truyền thông

  9. Nút kêu gọi hành động (CTA)

  10. Khoảng trắng

1. Header và Footer

Header và footer là một phần quan trọng của mọi trang web, hãy đưa header và footer vào hầu hết các trang, từ trang chủ đến các bài đăng trên blog và thậm chí cả trang “Không tìm thấy kết quả” của bạn.

Header phải chứa thương hiệu của bạn thông qua logo và tên tổ chức, menu điều hướng và có thể là CTA và/ hoặc thanh tìm kiếm nếu được bố trí hợp lý. Mặt khác, footer của bạn là nơi nhiều người dùng sẽ cuộn theo bản năng để tìm thông tin cần thiết. Trong footer của bạn, hãy đặt thông tin liên hệ, trang đăng ký tư vấn, liên kết đến các trang liên quan, chính sách pháp lý và quyền riêng tư và liên kết đến các trang truyền thông xã hội.

2. Menu điều hướng

Cho dù đó là danh sách các liên kết trên header hay nút thả ở góc, mọi trang web đều cần có hướng dẫn điều hướng được đặt ở trang chủ và các trang quan trọng khác. Một menu điều hướng hợp lý sẽ giúp khách hàng đi đến đúng nơi họ muốn mà không cần phải nhấp chuột quá nhiều lần.

Để giúp các thao tác nhanh gọn hơn, bạn có thể cân nhắc đặt một số hoặc tất cả các tùy chọn menu thành menu thả xuống với các liên kết bên trong nó, như bạn có thể thấy trên trang chủ của Haravan.

3. Thanh tìm kiếm

Ngoài các menu điều hướng, hãy cân nhắc kỹ việc đặt thanh tìm kiếm ở đầu các trang của bạn, để người dùng có thể duyệt trang web của bạn để tìm nội dung theo từ khóa. Nếu kết hợp chức năng này, hãy đảm bảo kết quả của bạn có liên quan đến những gì khách hàng tìm kiếm, chỉnh các lỗi chính tả và có khả năng đối sánh từ khóa gần đúng. Hầu hết các trang web đều có liên kết với các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo,... hoặc bạn cũng có thể đặt tiêu chuẩn riêng cho việc tìm kiếm trang web của riêng bạn.

4. Thương hiệu doanh nghiệp

Một thứ mà khách hàng nên thường xuyên thấy ở khắp mọi nơi trên trang web chính là logo của bạn. Trong lần truy cập đầu tiên, theo bản năng, ánh mắt của khách hàng sẽ chú ý vào phần góc trái của trang web, đây là cách khách hàng thường làm để kiểm tra xem họ đã đến đúng chỗ chưa. Vì thế vị trí đẹp nhất bạn có thể để logo thương hiệu chính là góc trái của trang web.

Để củng cố quan điểm này, hãy thêm logo, hình ảnh công ty của bạn vào mọi yếu tố trên web, từ phần nội dung bạn đăng và màu chủ đạo bạn chọn. Đó là lý do tại sao đội ngũ Haravan khuyên bạn nên thiết lập các nguyên tắc thương hiệu nếu bạn chưa có.

5. Màu sắc thương hiệu

Lựa chọn màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khách hàng sử dụng và trải nghiệm trang web của bạn. Quyết định này có xu hướng chủ quan hơn các yếu tố khác, tuy nhiên hãy cố gắng đơn giản hóa bằng cách giới hạn lựa chọn màu của bạn tối đa là 3-4 màu nổi bật.

Việc xây dựng bảng màu phù hợp với doanh nghiệp có thể khó khăn trong lần đầu tiên. Đôi khi doanh nghiệp không biết được màu sắc nào kết hợp với nhau sẽ phù hợp và bổ trợ cho nhau giúp làm nổi bật những nội dung chính trên web.

Với trang web của Haravan, Haravan cung cấp cho doanh nghiệp hơn 400 themes có sẵn giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn giao diện phù hợp nhất với mình mà không cần nhiều kiến thức về code.

6. Tiêu đề các mục - Heading

Tiêu đề mục là chìa khóa để thiết lập hệ thống phân cấp trực quan mà doanh nghiệp có thể áp dụng, đặc biệt là trên các trang có nhiều văn bản. Khi người dùng lướt qua các trang của bạn những gì bạn cần là thiết lập rõ ràng các tiêu đề và đúng trọng tâm sẽ giúp người đọc nhanh chóng tìm thấy thứ họ muốn. Nên nhớ chỉ sử dụng tiêu đề ở những nơi cần phải làm nổi bật trên trang của bạn, vì nếu quá lạm dụng sẽ làm giảm hiệu quả của tiêu đề.

7. Sử dụng các nhãn dán rõ ràng

Bất cứ khi nào người dùng thực hiện một hành động trên trang web của bạn, họ phải biết những gì họ đang làm và/ hoặc họ đang đi tới đâu. Tất cả các nút phải có văn bản rõ ràng hoặc biểu tượng để báo hiệu chính xác và ngắn gọn mục đích của chúng. Tương tự đối với các liên kết trong văn bản và tiện ích (các yếu tố tương tác đơn giản như danh sách thả xuống và biểu mẫu văn bản).

Ví dụ: một nút liên kết đến trang báo giá nên bao gồm những cụm từ “Bảng giá”, “Xem giá”,.... Một nút/ thanh tìm kiếm chỉ cần biểu tượng kính lúp và có lẽ cả từ “Tìm kiếm”, để biểu thị mục đích của nó.

Mặc dù bản thân bạn biết tất cả các yếu tố trên trang web của mình có chức năng gì, nhưng người dùng mới đôi khi không hiểu rõ. Vì thế việc thử nghiệm sẽ cung cấp những thông tin chi tiết có giá trị về những gì người dùng nghĩ khi trải nghiệm, tương tác với trang web của bạn.

8. Hình ảnh và các phương tiện truyền thông

Khi kết hợp hình, gif, video và các phương tiện khác vào các trang của bạn, hãy nhớ sự nhất quán và có chủ đích trong các lựa chọn của bạn. Những yếu tố này sẽ thu hút sự chú ý hơn hầu hết các văn bản khác và có khả năng sẽ ở trong tâm trí người dùng, vì vậy hãy lựa chọn một cách khôn ngoan.

9. Nút kêu gọi hành động (CTA)

Có một trang web đẹp mắt là điều tuyệt vời, nhưng làm thế nào để bạn biết liệu khách truy cập có thực sự làm những gì bạn muốn hay không? Liệu nội dung của bạn có đủ hấp dẫn? Đây là lúc các CTA phát huy tác dụng.

CTA là phần tử quan trọng của bất kỳ trang web nào được thiết lập nhằm kêu gọi người dùng thực hiện hành động. Hành động ở đây có thể là thêm sản phẩm vào giỏ, xem thêm ưu đãi hoặc đăng ký nhận email. Làm cho các yếu tố CTA của bạn nổi bật trên các trang nội dung, nhưng không gây mất tập trung như nhiều quảng cáo thường thấy.

10. Khoảng trắng

Đúng vậy, đôi khi yếu tố quan trọng là yếu tố bạn không nghĩ đến. Sau khi đọc bài viết này, bạn có thể cảm thấy muốn nhồi nhét trang của mình với tất cả các yếu tố cần thiết cho một trải nghiệm người dùng hoàn hảo. Đừng quên rằng người xem của bạn cần có không gian để xem được thông tin, vì vậy hãy cho các yếu tố của bạn không gian để thở.

Nhưng, bạn nên có bao nhiêu khoảng trắng? Đây là sự lựa chọn cá nhân và khác nhau giữa các trang web. Vì vậy, thử nghiệm người dùng ở đây cũng rất hữu ích. Mọi người đang tập trung vào điều gì? Họ có cảm thấy choáng ngợp với mật độ nội dung không? Một lần nữa, tất cả đều quay trở lại phương châm đầu tiên của chúng tôi, sự đơn giản.

Yếu tố khách hàng nên được đặt lên hàng đầu

Sự thật là thiết kế web phần lớn mang tính chủ quan - giao diện và trải nghiệm trang web của bạn sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người. Tuy nhiên, cũng có những nguyên tắc UX đã được thử nghiệm và đưa vào thực tế, khi được cân nhắc và kết hợp cẩn thận sẽ giúp khách truy cập cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn.

Theo Amazon Web Services, 88% khách truy cập trang web ít có khả năng quay lại trang web sau một trải nghiệm kém. Và tất nhiên bạn không thể trách khách hàng được khi bạn cũng là một trong số họ.

Vì vậy hãy bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khách hàng của bạn! Hãy tưởng tượng bạn là khách hàng và đắm mình vào những vị trí khác nhau trên trang web (hay chính xác hơn là cửa sổ trình duyệt) với tư cách là khách truy cập và nhớ đến khách hàng ở từng bước của quá trình thiết kế. Thử nghiệm miễn phí ngay với trang web của Haravan!