Website là gì? Lợi ích của Website mang lại cho doanh nghiệp

Trong thời đại 4.0, sở hữu một website riêng là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu cũng như gia tăng doanh số. Vậy website là gì và có lợi ích nổi bật nào đối với doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm ra giải đáp cho toàn bộ thắc mắc.

1. Website là gì?

“Website là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập dùng giao thức HTTP. Trang mạng có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động).”

Mọi người có thể hiểu rằng Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng Internet, nơi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp… đây chính là bộ mặt của doanh nghiệp vì đây là nơi để giao dịch, đón tiếp đối tác trên internet.

>> Đọc thêm: Thiết kế website là gì? Thiết kế website sao cho đẹp?

2. Lợi ích của website là gì?

Dưới đây là các lợi ích của website:

2.1 Quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm dễ dàng

Khi có một website chuyên nghiệp và hấp dẫn, bạn sẽ rất dễ dàng tiếp cận khách hàng và nâng cao doanh số. Đặc biệt là Website có khả năng hoạt động 24/7, bạn có thể tiếp cận thị trường trong và ngoài nước với tất cả múi giờ và bạn có thể dễ dàng được chốt đơn ngay cả khi ngủ.

2.2 Tiết kiệm chi phí tối đa

Quảng bá sản phẩm đến đông đảo khách hàng qua mạng internet là hình thức khá hiệu quả hiện nay. So với việc quảng cáo truyền thống thì website tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều.

2.3 Xây dựng và khẳng định được thương hiệu riêng

Khi kinh doanh online, khách hàng chỉ quan tâm tới các sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp có đảm bảo chất lượng hay không. Do đó, bạn có nhiều kinh phí và lợi thế hơn khi xây dựng thương hiệu của mình. Nguồn kinh phí cho cơ sở vật chất bạn có thể chuyển sang tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng.

2.4 Tăng năng lực cạnh tranh hiệu quả đối với đối thủ cùng lĩnh vực

Hiện nay rất nhiều người chọn người sử dụng website để tìm kiếm thông tin, mua sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn không có website mà đối thủ cạnh tranh của bạn có thì bạn sẽ mất rất nhiều khách hàng tiềm năng.

2.5 Marketing không giới hạn, tiết kiệm chi phí

Với một website bán hàng online, bạn có thể thực hiện mọi hoạt động như giới thiệu sản phẩm, quảng bá, kinh doanh online mà không cần phải bỏ ra thêm bất kì một chi phí nào.

2.6 Dễ dàng tiếp cận và nhận thông tin phản hồi

Đây sẽ là một điểm cộng trong mắt khách hàng nếu bạn luôn nhanh chóng cập nhật thông tin hỗ trợ khách hàng ngay lập tức. Ngoài ra, khách hàng còn dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên website. Điều đó làm giảm bớt thời gian tìm kiếm cho khách hàng.

Xem thêm: Lợi ích của website Haravan giúp nhà bán hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả

3. Các thành phần cơ bản của website

Một trang web bao gồm nhiều thành phần cơ bản để tạo nên giao diện bắt mắt và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng

Một trang web bao gồm nhiều thành phần cơ bản để tạo nên giao diện bắt mắt và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng

Một trang web bao gồm nhiều thành phần cơ bản để tạo nên giao diện bắt mắt và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Dưới đây là một số thành phần quan trọng mà một trang web thông thường có:

  • Tiêu đề (Header): Thường nằm ở phần đầu trang web, chứa logo, tiêu đề trang và các liên kết điều hướng chính.
  • Thanh điều hướng (Navigation Bar): Một khu vực chứa các liên kết điều hướng để người dùng dễ dàng truy cập đến các phần quan trọng của trang web.
  • Nội dung chính (Main Content): Phần chứa thông tin, nội dung chính của trang web, như văn bản, hình ảnh, video và bài viết.
  • Thanh bên (Sidebar): Một vùng nhỏ thường nằm ở cạnh nội dung chính, có thể chứa các liên kết hay thông tin bổ sung như danh mục, tin tức liên quan, hoặc menu điều hướng.
  • Chân trang (Footer): Phần cuối trang web chứa thông tin về liên hệ, các liên kết quan trọng khác, cũng như các thông tin về bản quyền.
  • Biểu mẫu liên hệ hoặc đăng ký (Contact or Signup Form): Một biểu mẫu cho phép người dùng nhập thông tin liên hệ hoặc đăng ký theo dõi thông tin mới từ trang web.
  • Hình ảnh và đa phương tiện (Images and Multimedia): Hình ảnh, video, âm thanh và các phương tiện khác được sử dụng để trình bày nội dung và làm cho trang web hấp dẫn hơn.
  • Nút hoạt động (Action Buttons): Các nút hoặc liên kết có chức năng thực hiện hành động cụ thể, như đăng nhập, đăng ký, thêm vào giỏ hàng,...
  • Hiệu ứng và animation: Đôi khi, các hiệu ứng hoặc hoạt ảnh nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang web trở nên sinh động hơn.
  • Responsive Design: Thành phần này đảm bảo trang web có thể hiển thị đúng cách trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, điện thoại di động và máy tính bảng.
  • Thẻ meta và SEO: Các thẻ meta và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp trang web dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm như Google.
  • Bảo mật: Một phần quan trọng, đảm bảo rằng thông tin người dùng được bảo mật và trang web không có lỗ hổng bảo mật.
  • Kết nối mạng xã hội: Liên kết đến các trang mạng xã hội của trang web (nếu có) để người dùng dễ dàng theo dõi và chia sẻ nội dung.

Các thành phần này có thể thay đổi tùy theo mục đích và loại trang web, nhưng chúng thường tạo nên một cấu trúc cơ bản cho hầu hết các trang web hiện nay.

4. Có bao nhiêu website phổ biến hiện nay?

Dưới đây là các website phổ biến nhất hiện nay như:

  • Website Thương mại điện tử: Vì xu hướng nền kinh tế đang chuyển mình từ kinh doanh truyền thống sang online nên đây là một website khá phổ biến. Với những trang web có chức năng đặt mua hàng trên website thì các bạn phải xin giấy phép hoạt động TMĐT (thương mại điện tử).
  • Website tin tức: Đúng như tên gọi, website tin tức cung cấp tin tức hằng ngày, tin thời sự và các loại tin tức khác.
  • Website mạng xã hội: Đây được ví như một xã hội thu nhỏ, bạn có thể kết bạn, nhắn tin, gọi điện, giao dịch qua đây. Các trang website lớn hiện nay có Facebook, Twitter, Instagram,...
  • Website Giáo dục: Mỗi cơ sở giáo dục như trường đại học, cao học hay các trung tâm ngoại ngữ thường có riêng cho mình một website. Các học sinh có thể đăng nhập theo dõi thông tin nhà trường, tải tài liệu hoặc tham gia các khóa học trực tuyến khác.
  • Website Cá nhân: Những website này thường cung cấp thông tin cá nhân, nghề nghiệp, các sản phẩm và thành tựu. Trọng tâm các website này thường là các thành tựu cá nhân để làm nổi bật website.
  • Website blog: Nội dung thích hợp khác nhau có sẵn trên các trang blog khác nhau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo website đơn giản cho người mới bắt đầu

5. Làm thế nào để xây dựng một website?

Cách tạo 1 trang web rất đơn giản, bạn phải tiến hành 5 bước

Bước 1: Đăng ký tên miền

Việc đăng ký tên miền cho website rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ công ty cung cấp hỗ trợ đăng ký.

Bước 2: Thuê host

Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp, www,... nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp,...

Bước 3: Thiết kế website

Tùy theo nhu cầu và chi phí mà mỗi website sẽ có quy mô, độ phức tạp và chức năng khác nhau.

>> Tham khảo ngay: Thuật ngữ thiết kế web cơ bản từ A đến Z dành cho lính mới

Bước 4: Duy trì website

Sau khi xây dựng các website cần được cập nhật thông tin liên tục để khách hàng có thể dễ dàng theo dõi thông tin và liên lạc đến công ty của bạn.

Bước 5: Quảng bá website

Để website của bạn hoạt động có hiệu quả nhất, bạn có thể quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng thương mại, báo chí và các trang web thương mại điện tử để tiếp cận được đa dạng các phân khúc khách hàng khác nhau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm trang web miễn phí

6. Những lưu ý khi thiết kế website

Điều quan trọng nhất khi xây dựng website là hãy xác định rõ mục đích của website là gì. Việc xác định mục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ kế hoạch thiết kế, vận hành web trong tương lai.

Ví dụ web bạn bán các loại thức ăn vặt, việc xác định đúng mục đích giúp bạn xác định được đối tượng phù hợp để thiết kế giao diện web thu hút được khách hàng tiềm năng.

Những lưu ý khi bắt đầu thiết kế website

Lưu ý khi thiết kế website

Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

6.1 Giao diện web phải phù hợp với mặt hàng kinh doanh

Tùy vào mặt hàng bạn bán mà bạn nên chọn ra giao diện phù hợp với sản phẩm mình chứ đừng tùy tiện dùng các giao diện mặc định có sẵn, vì nếu web bạn bán đồ ăn mà dùng giao diện của web bán thời trang thì cực kì không thích hợp.

6.2 Chuẩn bị nội dung cho web

Hình thức quan trọng 1 thì nội dung quan trọng tới 10. Web của bạn sẽ có những thông tin, nội dung gì? Để trả lời câu hỏi này chi tiết nhất, hãy chuẩn bị sẵn nguồn dữ liệu để đưa lên trang web của bạn để tiết kiệm và sử dụng thời gian tối ưu nhất. Về các bài viết cần có các bài giới thiệu, bài viết về dịch vụ, các bài viết hướng dẫn khách hàng. Tiếp đó chính là danh sách sản phẩm bạn sẽ up lên website sau khi hoàn thành thiết kế, tên các sản phẩm, hình ảnh chi tiết, giá bán, thông tin chi tiết về sản phẩm… hãy luôn nhớ nội dung sẽ quyết định khách hàng có chọn các sản phẩm bên bạn hay không.

>> Đọc ngay: 10 điều cần có trong nội dung website

6.3 Lựa chọn đơn vị thiết kế website uy tín

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm gì thì việc kết nối cùng một đơn vị uy tín là hết sức quan trọng. Bởi vì đơn vị uy tín có thể hỗ trợ đưa ra hướng phát triển cho website của bạn, giúp các ý tưởng của bạn trở thành hiện thực.

7. Kết luận

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được website là gì, những thành phần chính của website và cách tạo 1 trang web gồm những gì. Website là kênh bán hàng tiềm năng mà nhà bán hàng không nên bỏ lỡ trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.


Haravan Website là giải pháp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp phù hợp với mọi ngành nghề, giúp quản lý tập trung và marketing online một cách hiệu quả nhất.
▪️ Hơn 400 giao diện website mẫu giúp bạn dễ dàng thiết kế và tùy chỉnh giao diện website theo nhu cầu.
▪️ Website thiết kế chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo chuẩn Google giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
▪️ Giao diện tối ưu hiển thị cho nhiều thiết bị, từ máy tính đến hỗ trợ trải nghiệm trên di động mượt mà.
▪️ Website tốc độ cao, băng thông không giới hạn, miễn phí hosting.
▪️ Cung cấp SSL miễn phí giúp bảo mật và xây dựng uy tín cho website.
▪️ Tích hợp tất cả các cổng thanh toán phổ biến, ví điện tử, Paypal, Visa/Master Card và hình thức Mua trước trả sau.
>> Bạn muốn xây dựng website bán hàng? Khám phá ngay:

Một trang web bao gồm nhiều thành phần cơ bản để tạo nên giao diện bắt mắt và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng

>>> Xem thêm:
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: