Top 9 những sai lầm của Sellers khi bán hàng trên Shopee

Bán hàng trên Shopee là không chỉ là một hình thức kinh doanh phổ biến, hiệu quả hiện nay cho nhiều doanh nghiệp/ nhà bán lẻ mà còn là chủ đề luôn được thảo luận sôi nổi trên thị trường. Để tham gia và có một vị trí vững vàng khi bán hàng tại sàn thương mại điện tử này, nhà bán hàng cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi những giá trị mà Shopee mang lại hay làm sao để ứng dụng các công cụ marketing, chương trình ưu đãi hiệu quả trong bán hàng. Bên cạnh đó, việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ những nhà bán hàng cũng là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh doanh. Có nhà bán hàng trên Shopee nào đã từng gặp sai lầm hay không? Tất nhiên là có và đó là những sai lầm nào? Cùng đón đọc những chia sẻ dưới đây của anh Vũ Trung Anh Rim - CEO của thương hiệu nội thất BEYOURs để tránh những sai lầm không đáng có khi bán hàng trên Shopee bạn nhé!

Từ việc nhìn nhận của doanh nghiệp của anh Rim và từ đa số các seller khi làm trên Shopee, anh thấy được nhiều sai lầm mà khi đã trải nghiệm sẽ gây tổn thất tài chính thì mới nhận ra mức độ quan trọng của những vấn đề này. Vậy thì nếu những nhà seller nào đang gặp phải những sai lầm dưới đây, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải thực hiện cải thiện ngay lúc này!

1. Chưa hiểu rõ ngành, Shopee (thuật toán, công cụ), khả năng của seller trên Shopee

Trước khi kinh doanh, nhà bán hàng không chỉ cần phải hiểu rõ về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường… mà còn phải hiểu rõ một cách tổng quan về ngành hàng mình bán, nền tảng ứng dụng để bán hàng (là sàn, website, hay mạng xã hội). Bán hàng trên Shopee, điều trước tiên là bạn cần phân tích được ngành hàng của mình có vị thế như thế nào trên sàn. Không phải mặt hàng nào cũng bán tốt trên Shopee, do đó chủ shop nên nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh.

Shopee cung cấp cho nhà bán hàng nhiều công cụ hữu ích trong quản lý đơn hàng, quản lý doanh số, marketing, CSKH… Tuy nhiên, nhà bán hàng cũng cần phải tìm hiểu rõ những tool này để áp dụng sao để kinh doanh hiệu quả trên sàn. Chẳng hạn như, với chương trình đấu thầu từ khóa thì có những điểm lưu ý gì, chi tiền sao cho phù hợp, làm sao để thành shop yêu thích nhanh chóng…

>> Khám phá: top 6 ngành hàng bán chạy nhất trên Shopee dịp cuối năm 2022

2. Không có kế hoạch bán hàng cụ thể

Nhiều seller thấy sản phẩm bán được thì bắt đầu nhập và đăng bán theo mà không tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như không có kế hoạch bán hàng cụ thể nào. Trong kinh doanh, bất kỳ hoạt động hay giai đoạn nào, nhà bán hàng cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể về các mục tiêu, công việc và chiến lược kinh bán hàng phù hợp. Vậy thì kế hoạch kinh doanh cụ thể cần gì?

>> Xem ngay: Tổng hợp 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả tối ưu

  • Kế hoạch về sản phẩm: Sản phẩm HOT của shop, số liệu có bao nhiêu shop bán sản phẩm đó, số lượng bán của các shop như thế nào, giá cả bao nhiêu, mức độ cạnh tranh như thế nào, vòng đời của sản phẩm.

  • Tính vốn và tỷ suất lợi nhuận của các sản phẩm

  • Rủi ro khi không bán được hàng hóa trong thời gian nhất định thì sẽ xử lý như thế nào để tập trung vào các sản phẩm khác

  • Kế hoạch đẩy sản phẩm

  • Kế hoạch sử dụng hiệu quả tất cả các công cụ của Shopee

3. Thiết kế trang chủ của shop một cách chuyên nghiệp, thu hút và update thường xuyên

Thế nào là một trang chủ shop chuyên nghiệp? Chuyên nghiệp ở cách chủ shop trang trí, phân bổ danh mục sản phẩm rõ ràng, mã giảm giá cùng các thông tin, hình ảnh - mô tả sản phẩm phải chi tiết, đáp ứng đầy đủ mối quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của mình.

Trang trí shop sao cho thu hút? Trước tiên chủ shop cần phải xác định mặt hàng kinh doanh, tên shop để lựa chọn cho mình các gam màu phù hợp. Đặc biệt, chủ shop nên tạo cho mình một logo để đại diện cho thương hiệu của mình nếu muốn phát triển lâu dài. Tại trang chủ shop nên đầu tư vào các banner chương trình bán hàng, thu hút khách từ ngay lần ghé thăm đầu tiên.

Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin sản phẩm, hình ảnh phù hợp với từng giai đoạn bán hàng là rất cần thiết. Hãy luôn làm mới cửa hàng online theo xu hướng của thị trường.

>> Xem thêm: Các trang web giúp thiết kế logo trực tuyến miễn phí

4. Chưa tập trung 100% tối ưu hiển thị sản phẩm

Việc này cần thường xuyên tối ưu đến mức đạt hiệu quả tốt, nhưng thường các seller chỉ tối ưu 1-2 lần và không có sự đo lường hiệu quả sau khi tối ưu. Nhiều seller còn không biết việc mình tối ưu có đem lại hiệu quả hay không và đem lại hiệu quả bao nhiêu để có thể tập trung hơn.

5. Chưa tập trung hoàn thiện tốt 100% cho việc chăm sóc khách hàng.

Giữ chân khách hàng được xem là một chiến lược tiếp thị quan trọng để các nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả. Khách hàng cũ cần được chăm sóc tận tình, khách hàng mới cần được hỗ trợ kịp thời. Có như vậy, lượng khách hàng đổ về cho shop không những được duy trì mà còn ngày càng mở rộng hơn. Có nhiều cách để chủ shop làm hài lòng khách hàng, nếu sản phẩm của bạn có vấn đề, hãy cân nhắc để cho khách hàng đổi trả và gửi tặng khách các voucher khuyến mãi để khách quay lại mua hàng, đồng thời không đánh giá kém về sản phẩm của shop.

>> Xem thêm: 4 Cách đơn giản giúp doanh nghiệp TMĐT chăm sóc khách hàng tốt hơn 2021

Bên cạnh đó, chủ shop cần tập trung vào việc phản hồi khách nhanh chóng. Bởi đối thủ trên sàn rất nhiều, nếu bạn chậm chỉ vài phút thôi, khách của bạn cũng có thể rời bỏ cửa hàng bạn để đến với những shop khác.

Vậy nên, hãy đặt sự hài lòng của khách hàng để làm mục tiêu cho sự phát triển kinh doanh của shop.

6. Chạy paid ads Shopee cho một số sản phẩm không phù hợp

Chạy quảng cáo trên Shopee sẽ giúp nhà bán hàng tăng lượng đơn hàng nhanh chóng nếu nhà bán hàng biết chọn sản phẩm để chạy và đấu thầu từ khóa. Việc chạy paid ads Shopee vô tội vạ ngay những sản phẩm chưa có lượt mua/ đánh giá, hay những sản phẩm có nhu cầu ít là một chiến lược kinh doanh sai lầm mà nhiều nhà bán hàng trên Shopee đã gặp phải. Với những sản phẩm đó, khả năng ra đơn sẽ rất thấp bởi người dùng không tin.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quảng cáo Shopee từ A-Z, tăng đơn hàng hiệu quả (Cập nhật 2022)

7. Cái gì cũng học, cái gì cũng biết, nhưng không chuyên sâu.

Theo chia sẻ của từ kinh nghiệm của anh Rim, các seller nên có cái nhìn tổng quan nhất sau đó tập trung chuyên sâu một vấn đề trước và dần dần mở rộng các vấn đề ra sao cho đảm bảo mình hoặc team của mình đủ chuyên sâu các vấn đề để làm hiệu quả nhất.

8. Chưa giao tiếp thường xuyên, tốt với các support của shopee

Khi bán hàng trên Shopee, chủ shop luôn phải làm việc với các nhân viên support bán hàng từ Shopee. Nếu chủ shop tương tác tốt với các supporter, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích đến từ họ. Chẳng hạn như được giới thiệu các deal lớn từ Shopee, được mời tham gia các chương trình tiếp thị lớn của Shopee…

Nếu chủ shop không có sự tương tác, giao tiếp tốt với các supporter của Shopee, sẽ dẫn đến việc thiếu thông tin và không được hỗ trợ tốt nhất có thể. Đối với trường hợp chưa có support thì các seller cần tìm hiểu rõ hơn về các chương trình, hiểu để đăng ký các chương trình phù hợp và nhiều nhất có thể. Điều này, giúp seller hiểu rõ sàn shopee hơn và tận dụng được tối đa nguồn traffic của Shopee

9. Chưa đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng thường xuyên

Việc đo lường và đánh giá hiệu quả của hoạt động bán hàng thường xuyên để chủ shop có kế hoạch và hành động ngay để tối ưu, cải thiện hoạt động. Bất cứ giai đoạn, chiến dịch nào trong kinh doanh, bạn đều cần phải theo dõi và đánh giá xem tổng doanh số nhận được là bao nhiêu? chi phí cho một đơn hàng, những điểm ưu và điểm cần cải thiện.

>> Đọc thêm: Giải pháp bán hàng hiệu quả từ phân tích các chỉ số trên Shopee

Trên đây là những 10 sai lầm mà doanh nghiệp anh Rim đã gặp phải và khắc sâu. Anh muốn nhắn gửi đến các seller rằng ‘Hãy hiểu Shopee, hiểu shop của bạn để có những kế hoạch tốt nhất và quan trọng việc đo lường nhiều hơn để hành động ngay. Đặc biệt, seller cần tập trung tối đa vào những ngày campaign của Shopee vì đó là những ngày Shopee kéo traffic người dùng vào shop nhiều nhất.

---------------

Bán hàng trên Shopee hay các sàn TMĐT khác đang là xu hướng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, việc mở rộng kinh doanh đa kênh trên website, mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tăng nguồn doanh thu, phát tập khách hàng mục tiêu cũng như định vị thành công thương hiệu của mình. Với sự phát triển mạnh mẽ công nghệ trong thời đại 4.0 như hiện nay, bán hàng online đa kênh đã trở nên dễ dàng hơn với chủ kinh doanh trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ để quản lý, vận hành trên một hệ thống quản trị chung.

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

6 Khuynh hướng mua sắm nổi bật của người Việt trên Shopee

Cách đối soát đơn hàng trên Shopee dễ dàng và hiệu quả cho nhà bán hàng

Bí quyết tăng lượt đánh giá sau chiến dịch khi bán hàng trên Shopee

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách quảng cáo Shopee từ A-Z, tăng đơn hàng hiệu quả (Cập nhật 2023)

18/03/2022 Thùy Linh

Hướng dẫn tối ưu SEO sản phẩm trên Shopee giúp tăng doanh thu cho nhà bán hàng từ A - Z (Cập nhật 2022)

23/03/2022 Thùy Linh

Hướng dẫn cách bán hàng trên Shopee hiệu quả cho người mới bắt đầu

04/04/2022 Thùy Linh