Shopee là một thị trường tiềm năng và mang lại nguồn doanh thu rộng lớn cho nhiều nhà bán lẻ hiện nay. Với những nhà bán hàng lần đầu tiên trên Shopee, hẳn ai cũng đặt ra mục tiêu tăng nhanh lượng truy cập gian hàng/ sản phẩm đề từ đó tăng chuyển đổi đơn hàng. Vậy thì, từ những bước đầu tiên gian hàng, có những cách thức nào để chủ shop tìm kiếm được nguồn traffic tự nhiên và kinh doanh hiệu quả hơn? SEO sản phẩm trên Shopee là một trong những giải pháp quảng cáo miễn phí mà hiệu quả cho nhà bán hàng.
1. SEO sản phẩm trên Shopee là gì?
SEO (Search Engine Optimization) - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là phương pháp giúp một website/ bài viết/ sản phẩm có thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm trên Google. Cách SEO Sản phẩm trên Google giúp bạn hiển thị sản phẩm trên top Search Google.
Khác với SEO Google, SEO Sản phẩm trên Shopee là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Shopee, giúp sản phẩm/cửa hàng của bạn đứng top trên tìm kiếm tự nhiên của Shopee thông qua đó tăng trưởng đơn hàng trên Shopee.
Nhờ đó mà, thay vì bạn tốn phí cho Shopee Ads thì kết quả sản phẩm bạn hiển thị trên tìm kiếm tự nhiên của Shopee cùng với sản phẩm chạy quảng cáo.
Cùng với việc xuất hiện trên tìm kiếm sản phẩm trên Shopee, sản phẩm của bạn cũng sẽ đồng thời hiển thị trên Google nhờ Shopee là một sàn TMDT hàng đầu Việt Nam và đứng top tìm kiếm rất nhiều ngành hàng, sản phẩm.
Nói đến SEO nghĩa là nói đến nội dung và được xem là những nội dung hữu ích cho người xem. Một nội dung hữu ích là khi bạn có thể cung cấp được chi tiết đầy đủ về Shop, sản phẩm mà mình đang bán. Tiếp theo, ngoài những thông tin này, chủ shop cần đặt mình vào tâm lý người mua hàng, muốn nhận về được những thông tin có mức độ tin cậy cao và đầy đủ về tính năng, chất lượng của sản phẩm. Bạn nên trả lời được những thắc mắc của người mua có thể tìm kiếm liên quan về sản phẩm của mình.
2. Tại sao nên phải SEO sản phẩm trên Shopee
SEO sản phẩm là công cụ marketing hiệu quả cho nhiều nhà bán hàng trên Shopee hoàn toàn miễn phí, giúp sản phẩm của bạn có khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của cả Shopee và Google ở thứ hạng cao, tăng độ tin cậy của người dùng đối với sản phẩm.
Ngoài ra, SEO còn giúp tác động tích cực đến quá trình ra đơn hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, việc SEO sản phẩm không chỉ hướng tới chính trang sản phẩm mà còn là xung quanh nội dung của sản phẩm như:
Số lượng đơn hàng = Lượng truy cập (Traffic) X tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) |
Khi thực hiện SEO, lượng truy cập của chủ shop có được hoàn toàn miễn phí và đều đặn nếu nội dung của sản phẩm, gian hàng của shop được đầu tư, chăm chút. Còn đối với tỷ lệ chuyển của SEO thường tốt hơn so với các kênh quảng cáo khác vì người dùng đã có nhu cầu về sản phẩm mới tìm kiếm sản phẩm trên Shopee hoặc Google. Do đó, kéo theo việc có xu hướng click vào những sản phẩm được tối ưu tốt về SEO.
Hiện tại trên Shopee, mỗi tuần các lượt truy cập tìm kiếm vào trang sản phẩm từ các công cụ tìm kiếm với Google chiếm khoảng 50% tổng số lượng truy cập. Qua đó, có thể thấy việc đầu tư vào SEO cho sản phẩm trên Shopee là điều mà các chủ shop nên làm ngay.
3. Cách tối ưu SEO cho sản phẩm trên Shopee
3.1 Tối ưu tiêu đề sản phẩm trên Shopee
Tiêu đề sản phẩm cần xác định rõ sản phẩm mà chủ shop đang bán. Được xem là một trong những phần nổi bật nhất cần tối ưu của SEO. Tiêu đề sản phẩm cụ thể và chính xác sẽ giúp Google giới thiệu sản phẩm đến cho các khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thích hợp.
Tên sản phẩm không nên quá dài, chủ shop nên đặt tên dưới 55 ký tự (bao gồm khoảng trắng). Phần mô tả tối đa 150 ký tự (bao gồm khoảng trắng). Để tối ưu SEO, dưới đây là cấu trúc & nguyên tắc dành cho nhà bán hàng:
Tiêu đề sản phẩm= Tên cơ bản + Thương hiệu + Đặc tính sản phẩm |
Ví dụ: Bút che khuyết điểm + Innisfree + Mineral Stick Concealer - 2g
Lý do mà nhà bán hàng nên tối ưu SEO cho tiêu đề sản phẩm theo cấu trúc này là dựa vào hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng. Khi khách hàng đang quan tâm về một mặt hàng, ngoài tên sản phẩm thì họ còn quan tâm đến thương hiệu nổi tiếng nào và các đặc tính chính của sản phẩm. Do đó, viết tạo tiêu đề sản phẩm có sự kết nối giữa 3 yếu tố này sẽ giúp chủ shop tối ưu SEO cho sản phẩm trên Shopee hiệu quả hơn.
>> Đọc thêm: 7 công thức đặt tiêu đề dễ dùng cho dân content
3.2 Tối ưu SEO phần mô tả sản phẩm
Sau khi hoàn thành xong việc tối ưu SEO cho sản phẩm, chủ shop nên đầu tư vào phần mô tả chi tiết. Nội dung phần mô tả nên có những đầy đủ thông tin, đặc tính của sản phẩm. Bởi người dùng rất quan tâm đến những thông tin này để đưa ra quyết định mua hàng hay không. Ngoài ra, nội dung cần được viết tự nhiên, không nên copy từ các nguồn khác. Đặc biệt là từ nội dung của đối thủ cạnh tranh hoặc từ nhà sản xuất, thương hiệu cung cấp sản phẩm.
Về từ khóa trong phần mô tả, nên chỉ sử dụng 1-2 từ khóa cho 1 đoạn văn và nên tận dụng các từ khóa dài. Không nên spam quá nhiều từ khóa trong một bài viết, viết sai chính tả và mô tả sản phẩm quá sơ sài. Chia đoạn văn mô tả thành 3 phần chính:
Tiêu đề 1: Thông tin về của sản phẩm
Tiêu đề 2: Tính năng nổi bật của sản phẩm
Tiêu đề 3: Công dụng & hướng dẫn sử dụng cho khách hàng
>> Xem thêm: Thu hút khách hàng online nhờ 7 bước viết mô tả sản phẩm đơn giản
3.3 Đánh giá của người dùng trong tối ưu SEO
Một trong những yếu tố quan trọng để sản phẩm có khả năng xuất hiện trên trang tìm kiếm. Ngoài việc tối ưu nội dung thì chủ shop nên tập trung vào các đánh giá sản phẩm của người dùng. Nếu để ý, bạn sẽ thấy các sản phẩm thường hiển thị trên top thường có mức đánh giá chung từ 4 - 5 sao. Do đó, việc có mức đánh giá cao sẽ giúp sản phẩm của bạn được tối ưu SEO hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, chủ shop đôi khi sẽ không thể tránh khỏi việc nhận review không tốt từ người tiêu dùng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, hãy thường xuyên kiểm tra các review không tốt để cải thiện chất lượng sản phẩm của shop hơn. Đồng thời nên trả lời khách hàng và hỗ trợ khách hàng có một trải nghiệm hài lòng nhất.
Còn đối với việc để có được đánh giá tốt từ người dùng, chủ shop cần phải đầu tư:
Sản phẩm phải đúng với những mô tả mà bạn viết: Điều này không chỉ giúp bạn nhận được đánh giá tốt mà còn tạo độ tin tưởng cho khách hàng cho những lần mua tiếp theo;
Trả lời thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng: Trên thị trường Shopee, có hàng nghìn nhà bán hàng với các ngành hàng đa dạng khác nhau. Điều này cũng dẫn đến việc người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và chủ shop thì có mức độ cạnh tranh cao. Vậy nên, việc trả lời thắc mắc chậm trễ sẽ là một rào cản để bạn tăng chuyển đổi và mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Họ có thể mua hàng của đối thủ nếu bạn trả lời chậm trễ chỉ trong vài phút.
Giao hàng đúng hẹn: Trong suốt quá trình vận chuyển, sẽ có các giai đoạn đơn hàng được chuyển đến khách hàng thành công. Chủ shop nên muốn giao đúng hẹn thì nên xác nhận đơn nhanh và chuyển hàng đến đơn vị vận chuyển của Shopee trong ngày hoặc chỉ sau vài giờ.
Nhờ người mua hàng đánh giá cho bạn sau khi đã hài lòng với món hàng. Ngoài ra, để tránh trường hợp khách lên review không tốt, chủ shop nên có sự chủ động. Chẳng hạn như, tạo một bức thư với lời cảm ơn và nhắn nhủ đến khách nếu không hài lòng có thể nhắn tin shop để shop hỗ trợ bạn đổi trả hàng/ tặng voucher khuyến mãi. Qua bức thư, khách sẽ nhắn tin cho shop thay vì lên review không tốt.
3.4 Lựa chọn đúng ngành hàng cho sản phẩm
Tiếp theo, một yếu tố mà chủ shop cần lưu ý trong việc tối ưu nội dung SEO chính là chọn đúng ngành hàng cho sản phẩm. Việc phân đúng ngành hàng cho sản phẩm, người tìm kiếm sẽ dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm của bạn hơn.
>> Khám phá: top 6 ngành hàng bán chạy nhất trên Shopee dịp cuối năm 2022
4. Tối ưu SEO cho gian hàng
Ngoài việc SEO cho sản phẩm trên Shopee, nhà bán hàng cũng cần phải tối ưu cho gian hàng của mình. Có 3 vị trí mà chủ shop cần lưu ý trong việc tối ưu SEO:
4.1 Tối ưu SEO cho tên Shop
Một số lưu ý cho chủ shop trong việc tối ưu tên Shop như sau:
Sử dụng tên chính thức của Shop và có thể kết hợp thêm tên sản phẩm chính mà bạn bán;
Tránh đặt tên shop theo các dạng nickname, gây khó nhớ, khó hiểu cho người dùng;
Độ dài dưới 30 ký tự (bao gồm khoảng trắng), ngoài ra nên đặt thêm các cụm từ vào tên như Shop Online, Official Store..
4.2 Mô tả shop
Nên ghi rõ khu vực thành phố của shop vì người mua thường tìm kiếm sản phẩm ở nơi họ cảm thấy thuận tiện nhất. Ngoài ra nên có các thông chương trình khuyến mãi dài hạn, nội dung thông tin liên hệ Shop, thông tin về sản phẩm, khung giờ Online. Trong phần mô tả cần có từ khóa là tên các sản phẩm chính của shop.
4.3 Hình ảnh/ Video
Hình ảnh/ Video nên rõ nét, đẹp, nên sử dụng ảnh thực tế của chính sản phẩm của gian hàng và không nên lấy ảnh có sẵn trên internet. Ngoài ra, chủ shop nên chụp trên phông nền trắng để làm rõ sản phẩm, thu hút người mua bởi sự đơn giản, rõ ràng.
5. Tổng kết
Tối ưu SEO cho sản phẩm trên Shopee sẽ giúp nhà bán hàng mở rộng cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Sau đó, nếu các yếu tố về hình ảnh, mô tả sản phẩm chi tiết thì sẽ thúc đẩy khách hàng mua hàng. Trên đây là những kiến thức tổng quan để SEO cho sản phẩm trên Shopee dành cho nhà bán hàng. Hy vọng những thông tin hữu ích dành cho chủ shop.
Bán hàng trên Shopee hiện được xem là một môi trường kinh doanh tiềm năng cho nhiều nhà bán lẻ. Bên cạnh hoạt động tối ưu SEO, chạy quảng cáo để thu hút khách hàng thì chủ shop cần phải đầu tư và tập trung xây dựng quy trình xử lý đơn hàng, quản lý hàng hóa, vận chuyển hiệu quả. Đặc biệt hơn nếu kinh doanh đa kênh, đa sàn TMĐT để mở rộng doanh thu, chủ shop nên có một trang quản trị và xử lý dữ liệu, đồng bộ thông tin chung để tối ưu hiệu quả quy trình vận hành.
>> Tìm hiểu thêm nền tảng kết nối bán hàng đa sàn TMĐT tại đây.
Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, khi bạn sử dụng hệ thống Haravan để quản lý bán hàng, bạn có thể kết nối với các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một trang quản trị từ website, bạn có thể đồng bộ sản phẩm hiệu quả trên mọi gian hàng.
---------------------------------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Giải pháp bán hàng hiệu quả từ phân tích các chỉ số trên Shopee
Phễu marketing là gì? Tăng doanh thu bán hàng trên Shopee với Phễu marketing hiệu quả
Bí Kíp xây dựng chiến lược marketing 11.11 hiệu quả trên Shopee