Có nên Bán hàng trên Shopee không? Lợi ích khi bán hàng trên Shopee

Bán hàng trên Shopee hiện đang là một xu hướng kinh doanh phổ biến trong thị trường thương mại điện tử hiện nay. Đặc biệt trong thời đại dịch bệnh Covid 19 như hiện nay, mọi ngành hàng đều bị ảnh hưởng bởi thời gian khoảng cách xã hội. Do đó, rất nhiều nhà bán lẻ tìm cách chuyển đổi mô hình offline thành kinh doanh online trên Shopee. Bên cạnh đó, không chỉ nhà bán lẻ mà học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng cũng gia nhập vào sàn giao dịch hot này!

Cùng khám xem thử, bán hàng trên Shopee sẽ mang đến cho người bán những lợi ích gì? Và tại sao bạn nên kinh doanh ngay bây giờ?

1. Tại sao nên bán hàng trên Shopee?

Trong suốt 2 năm qua, Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử Top đầu của Đông Nam Á và đứng đầu của Việt Nam. Với sự gia nhập thị trường trẻ tuổi nhất nhưng nhanh chóng leo lên vị trí cao, đứng vững nhất trên thị trường. Lý do tại sao?

1.1 Đăng ký bán hàng trên Shopee đơn giản và dễ dàng

Chỉ cần một tài khoản, bạn có thể đăng bán sản phẩm của mình trên Shopee một cách dễ dàng. Có thể lập một tài khoản mới hoặc có thể liên kết qua các tài khoản có sẵn như Facebook, Gmail, ID Apple. Với sự thuận tiện này và dễ dàng, không quá chặt chẽ thế này, người bán hàng đã lựa chọn đến Shopee ngày càng nhiều hơn.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee từ A-Z hiệu quả cho người mới bắt đầu (Mới nhất 2022)

1.2 Miễn phí các công cụ quảng cáo, tính năng hỗ trợ bán hàng

Bán hàng trên Shopee, bạn không những tiết kiệm được chi phí cho cửa hàng offline, nhân viên bán hàng mà còn tối ưu được các chi phí cho các chiến dịch tiếp thị cho thương hiệu của mình. Đối với người bán hàng là cá nhân thì có cơ hội gia nhập thị trường rộng mở hơn nhờ các công cụ hỗ trợ bán hàng cực cháy của Shopee. Một số công cụ nổi bật, đặc biệt trong mùa Sales như: Shopee Live (Livestream ra trăm đơn mỗi ngày), kênh quản lý, phân tích bán hàng, quản lý tài chính, và kênh marketing quản lý các chương trình khuyến mãi,…

Giao diện quản lý bán hàng của Shopee

1.3 Nhiều ưu đãi lớn, chương trình khuyến mãi cho nhà bán hàng trên Shopee

Bên cạnh việc cung cấp cho người mua đa dạng các voucher miễn phí vận chuyển, giảm giá, ưu đãi khi thanh toán qua các ví điện tử,... Shopee còn có các chương trình khuyến mãi cho các nhà bán hàng. Điều này thúc đẩy nhà bán hàng sẽ có cơ hội được trải nghiệm nhiều tính năng hơn tại sàn. Một số chương trình lớn như:

  • Nhà bán hàng được yêu thích: nếu shop của bán được khách hàng đánh giá nhiều nhất với mức độ đánh giá cao, shopee sẽ đẩy shop của bạn lên Top và tiếp cận nhanh đến khách hàng nhiều hơn;

  • Chương trình livestream bán hàng qua Shopee Live;

  • Chương trình đồng giá, freeship…

>> Xem thêm: Cách tối ưu và tận dụng hiệu quả bộ công cụ khuyến mãi của Shopee?

1.4 Lượng người truy cập lớn, chương trình tiếp thị hiệu quả

Một trong những lý do mà Shopee có thể đứng vững ở vị trí Top 1 hiện tại chính là nhờ vào lượng truy cập người dùng cực lớn. Để có được kết quả này, Shopee đã thực hiện nhiều chiến dịch tiếp thị thông minh và hòa nhập với người dùng. Tập trung vào đối tượng là giới trẻ thích sử dụng smartphone, Shopee đã có hàng loạt chương trình ưu đãi lớn hàng tháng. Tiếp thị đa kênh qua hai nền tảng lớn như tiktok, facebook. Đặc biệt là chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) đang là xu hướng đi lên mạnh mẽ hiện nay.

Ưu đãi thu hút khách hàng trải nghiệm

Hơn nữa, mặt hàng trên Shopee cực kỳ đa dạng, có bất kỳ thứ gì mà người tiêu dùng cần trong cuộc sống sinh hoạt, công việc, chăm sóc sắc đẹp… Bởi vậy, khi trải nghiệm trên sàn, người dùng cảm có cơ hội tiếp cận đến nhiều mặt hàng đa dạng mẫu mã, phong cách, chất liệu, giá thành.

2. Kết nối cửa hàng trên Website với Shopee cực đơn giản!

Bán hàng đa kênh đang dẫn đầu trong thị trường bán lẻ hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa chuyển đổi từ offline lên online. Đặc biệt, mở rộng bán hàng qua website và sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng sẽ thu về nguồn lợi nhuận đáng mong đợi.

2.1 Tại sao bán hàng trên Shopee nhưng vẫn nên có Website?

Bán hàng trên Shopee thôi, người mua chỉ thấy được sản phẩm của bạn chứ không thể hiểu rõ về sứ mệnh, định hướng riêng của thương hiệu. Do đó, việc xây dựng nên một website riêng và kết nối với Shopee, nhà bán hàng không chỉ mở rộng doanh thu mà còn nâng cao độ nhận diện thương hiệu, khiến khách hàng quan tâm hơn đến sản phẩm và có thể trở thành những khách hàng trung thành.

Một website riêng, bạn cũng có thể cung cấp đến người dùng một trang blog chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm cùng đa dạng các chủ đề liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư thiết kế website?

2.2 Kết nối kênh bán hàng Shopee cùng Haravan

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, khi bạn sử dụng hệ thống Haravan để quản lý bán hàng, bạn có thể kết nối với Shopee nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Xây dựng thương hiệu trên Shopee, những yếu tố nhà bán hàng cần lưu ý

Bí quyết chinh phục Top Seller khi bán hàng trên Shopee

Tăng traffic trên Shopee, bí kíp cực hot biến traffic thành đơn hàng hiệu quả

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: