Hàng OEM là gì? Chất lượng hàng OEM có đủ tốt để bạn mua hay không?

Nếu là một tín đồ mua sắm trên những sàn thương mại điện tử “đình đám”, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với cụm từ “hàng OEM” hoặc “OEM”. Vậy theo bạn, hàng OEM là gì và hàng OEM có “đáng đồng tiền bát gạo” để bạn mua hay không? Những thông tin cơ bản nhất xoay quanh OEM sẽ được hé lộ với bạn ngay trong bài viết dưới đây.

1. OEM nghĩa là gì?

OEM là gì

OEM là một mô hình kinh doanh mới đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm chi phí

OEM lần lượt là 3 ký tự viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Original Equipment Manufacturer” hay “Nhà sản xuất thiết bị gốc” khi được dịch sang tiếng Việt. Cụm từ này dùng để chỉ về những công ty/doanh nghiệp/nhà sản xuất trực tiếp thực hiện việc thiết kế và sản xuất dựa theo yêu cầu đơn đặt hàng từ những công ty khác. Cũng bởi vậy mà những công ty/doanh nghiệp/nhà sản xuất buộc phải đảm bảo thành phẩm luôn đúng với: hình dáng, mẫu mã, thông số kỹ thuật khách hàng đã đặt.

Nói cách khác, hàng OEM chính là sản phẩm được sản xuất bởi công ty này nhưng lại được phân phối ra trường bởi công ty khác. Khi đọc đến đây, nếu bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ về OEM thì bài viết sẽ gửi đến bạn một ví dụ cụ thể. Apple trong vai trò là khách hàng đảm nhận trách nhiệm nghiên cứu và phân phối sản phẩm. Trái lại, Foxccon lại công ty hoạt động theo mô hình OEM được Apple thuê để thiết kế, sản xuất và giao tất cả sản phẩm đã hoàn thiện cho Apple.

2. Hàng OEM thường được sản xuất ở đâu?

Đây là thắc mắc chung của hầu hết những người lần đầu biết đến khái niệm hàng OEM. Thực tế, hàng OEM có rất nhiều chủng loại cũng như chất lượng khác nhau. Như một lẽ tất yếu thì mỗi chủng loại sẽ được bán với mức giá có sự chênh lệch nhất định.

Nhưng có một điểm chung là mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng đều rất ưa thích hàng OEM bởi chúng có chất lượng tốt. Hiện nay, hàng OEM đa số đều được sản xuất ở đất nước thứ 3 và phổ biến hơn cả vẫn là Trung Quốc.

3. Những thành phần tham gia sản xuất sản phẩm OEM là gì?

Không khó để bạn đưa ra đáp án cho câu hỏi: “Thành phần tham gia OEM có những gì?”. Hàng OEM có sự góp mặt trực tiếp của 2 thành phần chính đó là:

  • Công ty đặt sản xuất hàng hóa.

  • Công ty nhận sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng.

Như một sự vận hành tất yếu của thị trường, đã có cung thì ắt sẽ có cầu, một bên cần hàng và một bên cung ứng hàng. Nhờ vậy mà quá trình OEM sẽ lưu thông và diễn ra một cách mạnh mẽ, trơn tru.

OEM là gì

Mô hình kinh doanh OEM có 2 thành phần tham gia chính là bên đặt hàng và bên sản xuất hàng

4. Phân biệt OEM với 2 khái niệm ODM và OBM

Cả 3 từ: OEM, ODM và OBM đều đang được sử dụng phổ biến khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Hiểu được điều này, bài viết sẽ bật mí với bạn khái niệm chi tiết của ODM và OBM.

4.1. Khái niệm về ODM

ODM hay Original Design Manufacturing là cụm từ dùng để chỉ về hình thức kinh doanh chuyên thiết kế hàng hóa dựa theo đơn đặt hàng. Nói cách khác, ODM chính là những công ty/nhà máy đảm nhận phần thiết kế và xây dựng sản phẩm theo yêu cầu mà công ty đối tác đưa ra. Khi bạn gặp khó khăn với việc thiết kế hàng hóa thì công ty ODM sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.

Từ khái niệm này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt to lớn giữa OEM và ODM. Nếu công ty ODM chuyên về thiết kế thì công ty OEM lại chuyên về sản xuất, gia công hàng hóa.

OEM là gì

Khái niệm OEM rất hay bị nhầm lẫn với 2 khái niệm tương tự khác đó là ODM và OBM

4.2. OBM được hiểu là gì?

Tiếp theo, mời bạn tìm hiểu về OBM - Original Brand Manufacturer hay Nhà sản xuất thương hiệu gốc. Những nhà sản xuất này thay vì phụ trách thiết kế hoặc sản xuất hàng hóa thì lại phụ trách phát triển, duy trì thương hiệu, xây dựng uy tín tiêu dùng đối với khách hàng. Những công ty OMB sẽ thuê công ty ODM và OEM hỗ trợ mình hoàn thiện hàng hóa từ A đến Z.

OEM là gì

Mô hình kinh doanh OEM sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác so với 2 mô hình ODM và OBM

5. Sự khác biệt giữa mô hình OEM với mô hình kinh doanh truyền thống

Số lượng doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh OEM ngày càng tăng. Vậy bạn có đang thắc mắc đâu là điểm khác biệt giữa mô hình OEM với mô hình kinh doanh truyền thống hay không?

Với kinh doanh truyền thống, công ty sẽ trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động nghiên cứu, sản xuất cũng như kinh doanh hàng hóa. Điều này đòi hỏi công ty phải đầu tư cho nguồn nhân lực, dây chuyền sản xuất có quy mô lớn cùng hệ thống quản lý.

Trong khi đó, công ty kinh doanh theo mô hình OEM lại chỉ cần thuê công ty khác sản xuất hàng hóa cho mình. Đổi lại, công ty OEM cũng có thể sử dụng dây chuyền sản xuất để sản xuất hàng hóa theo đơn hàng của nhiều công ty khác nhau trên thị trường.

Nếu lựa chọn mô hình kinh doanh OEM thay vì mô hình truyền thống, công ty sẽ:

  • Dễ dàng triển khai nhiều hình thức, ý tưởng và chiến lược kinh doanh khác nhau.

  • Thực hiện nhiều sản phẩm để tạo ra sự đa dạng để dễ thâm nhập thị trường, hướng đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

  • Tiết kiệm tối đa chi phí vì cắt giảm được nhiều thủ tục, quy trình cũng như côn đoạn rườm rà.

OEM là gì

Mô hình kinh doanh OEM cho phép doanh nghiệp triển khai nhiều chiến lược và ý tưởng kinh doanh

6. Những thành phần tham gia sản xuất OEM cần tuân thủ điều gì?

Trong quá trình hợp tác, cả bên đặt hàng và công ty OEM phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu nhất định. Vậy yêu cầu đó là gì, bạn có đoán được không nào?

  • Bên đặt hàng báo trước cho công ty OEM số lượng hàng hóa muốn đặt cũng như những yêu cầu cụ thể đối với hàng hóa (màu sắc, hình dáng, thông số kỹ thuật,...). Tất cả đều phải được cụ thể hóa trong đơn hàng hay hợp đồng thuê sản xuất. Nhờ vậy, công ty OEM mới dễ dàng lên kế hoạch cụ thể để đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng thời hạn, yêu cầu.

  • Về phía công ty OEM thì công ty phải tuân thủ đúng những điều khoản đã thỏa thuận với bên đặt hàng. Ngoài ra, công ty còn tuyệt đối không được bán lẻ hàng hóa ra thị trường theo dạng tách rời, bán riêng. Tất cả hàng hóa sau khi đã được hoàn thiện về tổng thể đều phải bàn giao cho khách hàng của mình.

7. Thương hiệu OEM trên Lazada là gì?

Bên cạnh khái niệm hàng OEM là gì thì nhiều người cũng thắc mắc thương hiệu OEM trên Lazada là gì. Hiểu một cách đơn giản thì thương hiệu OEM là những sản phẩm được đăng bán trên sàn thương mại điện tử Lazada, người bán sẽ để thương hiệu OEM.

Đối với những sản phẩm này, người bán sẽ không phải cung cấp bất kỳ loại giấy tờ nào cho phía Lazada. Do sản phẩm chưa được đăng ký sở hữu trí tuệ nên tất cả người bán đều có thể thoải mái cạnh tranh với nhau.

OEM là gì

Thương hiệu OEM trên những sàn thương mại điện tử như Lazada là sự lựa chọn của nhiều khách hàng

8. Bạn có nên mua hàng thương hiệu OEM trên Lazada hay không?

Có nên mua hàng OEM không hay có nên mua hàng thương hiệu OEM trên Lazada không chính là nỗi trăn trở của những người mới biết đến OEM. Mặt hàng OEM đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường, nhìn chung thì chất lượng của hàng OEM cũng được đánh giá ở mức độ ổn định.

Tùy vào mục đích sử dụng cũng như khả năng tài chính mà mỗi người sẽ có phương án nên mua hàng OEM hay không. Dưới đây là một vài ưu điểm, hạn chế của hàng OEM mà bạn có thể tham khảo qua.

8.1. Ưu điểm khi mua hàng OEM

  • Nếu đặt hàng OEM và hàng chính hãng lên cùng một bàn cân thì chất lượng của hàng OEM cũng đạt 9/10 điểm do được sản xuất theo đúng những tiêu chuẩn chất lượng của hàng và được dán tem chính hãng.

  • Giá thành thấp hơn so với hàng chính hãng nên người mua tiết kiệm được nhiều chi phí.

8.2. Nhược điểm còn hạn chế của việc mua hàng trên OEM

  • Hàng hóa OEM không phải tất cả đều tốt vì chúng có nhiều loại: loại 1, 2, 3,... Người mua cần xem xét kỹ lưỡng về chất lượng trước khi mua.

  • Hàng OEM không có chế độ đổi trả/kiểm tra, sửa chữa hoặc bảo hành giống như hàng chính hãng.

  • Trên thị trường nói chung và sàn thương mại điện tử nói riêng hiện đã có nhiều hàng OEM bị làm giả, làm nhái khiến người tiêu dùng cảm thấy không còn tin tưởng vào chất lượng của hàng OEM.

OEM là gì

Hàng OEM cũng có những ưu và nhược điểm nhất định mà bạn cần biết trước khi quyết định mua

9. Bạn cần lưu ý những gì khi mua hàng OEM?

Do hàng OEM ngày càng được ưa chuộng nên tình trạng kẻ gian làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận cao xuất hiện ngày càng nhiều. Với khả năng làm giả đạt đến level thượng thừa như hiện nay thì bạn sẽ rất khó để phân biệt đâu là hàng OEM real và OEM fake.

Trước khi quyết định mua hàng OEM, bạn phải chủ động trang bị kiến thức về mặt hàng này nếu không muốn rơi vào chiếc bẫy của người bán. Bạn hãy giữ một cái đầu lạnh trước những hàng hóa có giá “siêu rẻ” - rẻ chỉ bằng ½, thậm chí bằng ⅓ hay ¼ so với hàng chính hãng. Thực tế, giá thành của hàng OEM có thấp hơn hàng chính hãng nhưng không chênh lệch quá nhiều.

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra kỹ chất lượng của hàng hóa và tìm đến những địa chỉ thật sự uy tín để mua hàng như:

  • Siêu thị.

  • Cửa hàng/đại lý lớn.

OEM là gì

Muốn mua được hàng OEM chất lượng thì bạn phải mua ở những điểm bán hàng có uy tín

10. Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ OEM là gì cũng như những lợi thế của mô hình OEM so với mô hình kinh doanh cũ. Từ đây, bạn sẽ trở thành một người tiêu dùng thông thái luôn đưa ra những quyết định mua hàng đúng đắn - hàng vừa có giá thành “hạt dẻ”, vừa có mức giá bán tốt. Đừng quên chia sẻ để mọi người quanh bạn cùng biết, bạn nhé!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: