Nhượng quyền thương hiệu là gì? Chi phí nhượng quyền là bao nhiêu?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao một thương hiệu cafe hay quán ăn lại có đến hàng chục, hàng trăm cửa hàng trên khắp các khu vực? Thực tế đây chính là mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực F&B. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Chi phí để nhượng quyền một thương hiệu là bao nhiêu? Cùng Haravan khám phá ngay tại bài viết này nhé!

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Hình thức nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Hình thức nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là một hình thức kinh doanh trong đó chủ sở hữu thương hiệu cho phép một bên thứ ba sử dụng tên thương hiệu, hệ thống kinh doanh, quy trình hoạt động và hỗ trợ từ phía chủ sở hữu thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Ngày nay, hình thức nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ẩm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, thiết bị, nội thất,...

2. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến

2.1. Nhượng quyền toàn bộ mô hình kinh doanh

Nhượng quyền toàn bộ mô hình kinh doanh là hình thức bên nhượng quyền sẽ phải chia sẻ và nhượng quyền toàn bộ các hạng mục cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu như bộ nhận diện thương hiệu, công thức, công nghệ, hệ thống các quy trình sản phẩm/dịch vụ, bộ tài liệu kinh doanh,...
Khi thực hiện nhượng quyền toàn bộ mô hình thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu hai khoản chi phí cơ bản là chi phí hoạt động và chi phí nhượng quyền ban đầu. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền sẽ phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền về chi phí thiết kế, xây dựng cơ sở, lắp đặt thiết bị, chi phí Marketing,…

2.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện có nghĩa là bạn chỉ nhượng quyền một mảng nào đó của thương hiệu mà không phải là toàn bộ thương hiệu. Đó có thể là nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, nhượng quyền nhận diện thương hiệu,... Mục đích của hình thức nhượng quyền này là bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ thương hiệu trên thị trường nhưng vẫn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Với hình thức nhượng quyền này thì bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

2.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Đối với hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý thì ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền, nhằm hỗ trợ việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn. Hình thức nhượng quyền này thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hoặc tại các chuỗi nhà hàng, khách sạn.

2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào công ty nhận nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.

3. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Tương tự như những hình thức kinh doanh khác thì nhượng quyền thương hiệu của có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu:

  • Tận dụng thương hiệu đã thành công: Bên nhận nhượng quyền có thể sử dụng thương hiệu đã xây dựng thành công và nổi tiếng trên thị thường để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thương hiệu đã định vị thành công và xây dựng hình ảnh tốt sẽ giúp thu hút khách hàng, tạo lòng tin và nhanh chóng tạo dựng danh tiếng.
  • Hỗ trợ và đào tạo từ bên nhượng quyền: Khi áp dụng hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp, hỗ trợ về đào tạo, quảng cáo, marketing, quản lý và các khía cạnh kinh doanh khác. Bên nhận nhượng quyền được hưởng lợi từ kiến thức và kinh nghiệm của bên nhượng quyền, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công.
  • Quy trình hoạt động đã được thiết lập: Mô hình kinh doanh và quy trình hoạt động đã được bên nhượng quyền dành thời gian dài để phát triển và kiểm chứng. Bên nhận nhượng quyền không cần phải tạo ra từ đầu và có thể áp dụng các quy trình đã được thử nghiệm để vận hành hiệu quả.
  • Quyền sở hữu thương hiệu và hệ thống: Bên nhận nhượng quyền được quyền sở hữu và điều hành một doanh nghiệp dưới thương hiệu và hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền. Điều này tạo ra sự nhất quán, giảm thiểu rủi ro và tạo dựng lòng tin giúp khách hàng dễ dàng quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu:

  • Chi phí khởi đầu cao: Bên nhận nhượng quyền thường phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu và một phần lợi nhuận hoặc doanh thu cho bên nhượng quyền. Chi phí khởi đầu có thể đáng kể và ảnh hưởng đến lợi nhuận ban đầu của doanh nghiệp.
  • Mất sự độc lập: Bên nhận nhượng quyền phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quy định bởi bên nhượng quyền. Họ không có sự tự do tuyệt đối trong việc đưa ra quyết định về sản phẩm, giá cả và chiến lược kinh doanh.
  • Hạn chế sáng tạo và linh hoạt: Bên nhận nhượng quyền không có sự tự do tuyệt đối trong việc thay đổi hoặc phát triển các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh. Họ phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn đã được định sẵn, điều này có thể hạn chế khả năng sáng tạo và linh hoạt của bên nhận nhượng quyền.
  • Cạnh tranh trong mạng lưới nhượng quyền: Trong một mạng lưới nhượng quyền, có thể có nhiều bên nhận nhượng quyền hoạt động trong cùng một khu vực. Điều này có thể tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp giữa các đơn vị nhượng quyền và giới hạn tiềm năng tăng trưởng kinh doanh của mỗi đơn vị.

4. Quy trình khi nhượng quyền thương hiệu

Quy trình khi nhượng quyền thương hiệu có thể đa dạng và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một quy trình chung thường được áp dụng trong quá trình nhượng quyền thương hiệu:

Quy trình khi nhượng quyền thương hiệu có thể đa dạng và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Quy trình khi nhượng quyền thương hiệu có thể đa dạng và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

  • Nghiên cứu và chuẩn bị: Bên nhượng quyền tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khả năng nhượng quyền thương hiệu. Họ cũng xây dựng bộ tài liệu và chuẩn bị các yêu cầu, tiêu chuẩn và quy định cần thiết cho việc nhượng quyền.
  • Tiếp cận và tuyển chọn bên nhận nhượng quyền: Bên nhượng quyền tiến hành quảng bá và tiếp cận các bên nhận nhượng quyền tiềm năng. Họ đánh giá các đề nghị đầu tư, kinh nghiệm và khả năng vận hành của từng bên nhận nhượng quyền.
  • Đàm phán và ký kết hợp đồng: Khi tìm thấy bên nhận nhượng quyền phù hợp, bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền tiến hành đàm phán các điều khoản và điều kiện của hợp đồng nhượng quyền. Cả hai bên đều cần hiểu rõ và thỏa thuận về quyền và trách nhiệm, quyền sở hữu thương hiệu, chi phí, lợi nhuận, quảng cáo và hỗ trợ kinh doanh.
  • Đào tạo: Bên nhượng quyền cung cấp đào tạo cho bên nhận nhượng quyền về các quy trình hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và quản lý. Đào tạo có thể bao gồm lớp học, hướng dẫn thực tế và tài liệu hướng dẫn.
  • Khởi động hoạt động kinh doanh: Sau khi hoàn thành đào tạo, bên nhận nhượng quyền bắt đầu vận hành doanh nghiệp dưới thương hiệu và mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền tiếp tục hỗ trợ và giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.
  • Quản lý và duy trì: Cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền phải duy trì và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong hợp đồng nhượng quyền. Bên nhượng quyền cung cấp hỗ trợ liên tục, đánh giá hiệu suất, giúp bên nhận nhượng quyền phát triển và mở rộng doanh nghiệp.
  • Quản lý thương hiệu và quảng cáo: Bên nhượng quyền thường có trách nhiệm quản lý và bảo vệ thương hiệu của hệ thống. Họ có thể xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị chung cho toàn bộ hệ thống hoặc cung cấp các tài liệu và hỗ trợ để bên nhận nhượng quyền thực hiện chiến dịch quảng cáo cục bộ. Điều này giúp đảm bảo sự nhất quán và tăng cường nhận diện thương hiệu của toàn hệ thống.
  • Mở rộng và phát triển: Trong một số trường hợp, bên nhượng quyền có thể cho phép bên nhận nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách mở thêm đơn vị nhượng quyền hoặc mở rộng địa điểm hiện tại. Quá trình này thường liên quan đến việc thực hiện quy trình tuyển chọn bên nhận nhượng quyền mới và đào tạo cho các đơn vị mở rộng.

5. Chi phí nhượng quyền thương hiệu là bao nhiêu?

Chi phí nhượng quyền thương hiệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chi phí nhượng quyền thương hiệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chi phí nhượng quyền thương hiệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, tầm ảnh hưởng và uy tín của thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh, địa điểm kinh doanh,... Thông thường, chi phí nhượng quyền thương hiệu được trình bày dưới dạng một khoản phí ban đầu mà bên nhận nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền để được nhượng quyền sử dụng thương hiệu, hưởng các lợi ích và hỗ trợ kinh doanh.
Số tiền của chi phí nhượng quyền thương hiệu có thể dao động từ vài nghìn đô la cho các thương hiệu nhỏ đến hàng triệu đô la cho các thương hiệu lớn và quốc tế. Thậm chí, một số thương hiệu nổi tiếng và có uy tín cao có thể yêu cầu chi phí nhượng quyền rất lớn.
Ngoài chi phí nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền cũng có thể thu phí tiền hàng hàng tháng hoặc hàng năm từ bên nhận nhượng quyền dưới dạng một phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận. Số phí này thường được sử dụng để hỗ trợ quảng cáo, marketing, đào tạo và các hoạt động quản lý khác.
Để biết chính xác chi phí nhượng quyền thương hiệu của một thương hiệu cụ thể, nên liên hệ trực tiếp với bên nhượng quyền và yêu cầu thông tin về chi phí và các yếu tố liên quan khác trong quá trình nhượng quyền.

6. Cần đảm bảo những điều kiện gì khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu?

Theo Thư viện pháp luật, dưới đây là những điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu.

Những điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Những điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Để nhượng quyền thành công cần phải xem xét nhiều yếu tố nhưng nói riêng về mặt pháp lý thì cần phải đảm bảo:

  • Có đăng ký kinh doanh;
  • Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.

Theo đó, để việc nhượng quyền không gặp khó khăn thì cần phải đáp ứng đủ 03 yếu tố nêu trên - nếu thiếu dù 01 trong những yếu tố này thì rủi ro pháp lý gặp phải là rất lớn.
Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền gặp lỗi như:

  • Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy về bản chất khi chưa được cấp văn bằng (sau 18 - 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhân chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu này. Nếu chưa có quyền sở hữu thì không thể định đoạt hay sử dụng.
  • Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu: Việt Nam theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì vậy thì việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới

Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.
Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

7. Thủ tục cần thực hiện khi hoạt động nhượng quyền thương hiệu?

Trường hợp bạn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu:

Thủ tục cần thực hiện khi hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Thủ tục cần thực hiện khi hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức, cá nhân khác.
Chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu được độc quyền sử dụng chúng trong thời gian bảo hộ được quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu đang trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu cho phép.
Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này thì bạn phải có văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu bạn sáng lập. Khi đó bạn mới đủ điều kiện để nhượng quyền thương hiệu cho người khác.

8. Ví dụ về nhượng quyền của một số thương hiệu lớn tại Việt Nam

8.1. Nhượng quyền KFC

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu KFC

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu KFC

KFC là một trong những thương hiệu gà rán nổi tiếng hiện nay và đang có mặt trên 118 quốc gia khác nhau với hơn 14.000 cửa hàng. KFC đã thành công trong việc nhượng quyền thương hiệu cho nhiều đối tác trên toàn cầu, giúp mở rộng mạng lưới nhà hàng KFC trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, KFC đã thành công khi thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng ở một thị trường hoàn toàn xa lạ với những món thức ăn nhanh. Đến nay, hệ thống KFC tại Việt Nam đã có gần 140 nhà hàng trải dài trên 18 tỉnh thành với 4000 nhân viên trên cả nước.

8.2. Nhượng quyền Tocotoco

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu Tocotoco

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu Tocotoco

Tocotoco là thương hiệu đồ uống không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng. Với menu đồ uống đa dạng, giá cả phải chăng và hương vị gây thương nhớ, Tocotoco đã thành công chiếm trọn “trái tim” người tiêu dùng.
Những cửa hàng nhượng quyền Tocotoco thường tập trung tại những khu vực đông dân cư, những khu vực gần trường học, trung tâm thương mại, văn phòng,...
Khi nhượng quyền Tocotoco, bạn sẽ được hỗ trợ và đào tạo chuyên nghiệp, đảm bảo rằng nhận được đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành một cửa hàng Tocotoco thành công như hỗ trợ việc tìm kiếm địa điểm, thiết kế cửa hàng, quản lý hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing,...

8.3. Nhượng quyền Circle K

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu Circle K

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu Circle K

Nhượng quyền Circle K là một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi. Circle K là một thương hiệu toàn cầu với hệ thống cửa hàng tiện lợi phục vụ khách hàng trong việc mua sắm hàng ngày và các nhu cầu cơ bản.
Circle K cung cấp một mô hình kinh doanh thành công đã được kiểm chứng, cung cấp cho bên nhận nhượng quyền một hệ thống quy trình và tiêu chuẩn, bao gồm quản lý kho hàng, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quảng cáo/marketing. Điều này giúp bên nhận nhượng quyền tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh từ đầu.
Với sự phát triển không ngừng của thị trường cửa hàng tiện lợi, Circle K có đầy tiềm năng mở rộng và tăng trưởng, tạo cơ hội cho bên nhận nhượng quyền phát triển kinh doanh và thâm nhập vào các khu vực mới.

8.4. Nhượng quyền Highland Coffee

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee

Highland Coffee là một thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam với hệ thống quán cà phê phục vụ các loại đồ uống, cà phê, bánh ngọt chất lượng cao. Không gian quán được thiết kế ấm cúng, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng.
Highland Coffee đã phát triển một mạng lưới đối tác và nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo nguồn cung cấp cà phê và các nguyên liệu khác đạt chất lượng cao. Những bên nhận nhượng quyền của Highland Coffee thuận lợi hơn từ việc sử dụng mạng lưới cung ứng đã được xây dựng sẵn này, giúp đảm bảo chất lượng và liên tục cung cấp nguyên liệu cho quán.
Bên cạnh đó, Highland Coffee có một chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả, kết hợp các hoạt động quảng cáo, marketing và khuyến mãi để thu hút và duy trì khách hàng. Khi nhượng quyền Highland, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng chiến lược tiếp thị của Highland Coffee để tăng doanh số bán hàng và xây dựng lòng tin từ khách hàng, giúp tăng doanh thu bán hàng hiệu quả.

9. Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh đầy tiềm năng và ít rủi ro dành cho những ai đam mê kinh doanh, nhờ tận dụng những thế mạnh của các thương hiệu lớn đã có vị thế trên thị trường. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhượng quyền thương hiệu là gì và những thủ tục cần có khi nhượng quyền. Chúc các bạn thành công!


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: