Chiến lược truyền thông là một định nghĩa không còn quá xa lạ đối với những Marketer làm việc trong ngành quảng cáo. Một thương hiệu muốn truyền bá thông điệp thương hiệu tới cộng đồng thường phải xây dựng chiến lược truyền thông một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, với những thương hiệu mới bắt đầu thì chưa biết cách phải xây dựng chiến lược truyền thông như thế nào. Vậy chiến lược truyền thông là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược truyền thông và cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả.
Chiến lược truyền thông là gì?
Chiến lược truyền thông là các chiến lược được xây dựng để truyền tải thông điệp thương hiệu bằng các kênh truyền thông
Chiến lược truyền thông được định nghĩa là việc các doanh nghiệp sử dụng những phương pháp, cách thức để tiếp cận khách hàng và mục tiêu khác nhau. Mục đích của việc sử dụng chiến lược truyền thông đó là xây dựng, định hướng hình ảnh thương hiệu tới khách hàng Đồng thời, khách hàng có thể duy trì nhu cầu, rút ngắn được chu kỳ mua hàng và nhanh chóng đưa ra những quyết định mua sắm nhanh chóng.
Một chiến lược sẽ bao gồm hai thành phần chính đó là nội dung và phương tiện truyền thông. Cụ thể:
- Nội dung sẽ được đưa ra dựa vào định vị sản phẩm, những đặc điểm nổi bật, khác biệt của sản phẩm so với đối thủ. Thông qua nội dung, doanh nghiệp sẽ truyền tải được thông điệp đến với khách hàng để thuyết phục mua hàng. Những nội dung và thông điệp doanh nghiệp thường truyền tải thường liên quan đến hình ảnh, bao bì, âm thanh và mẫu quảng cáo.
- Sau khi có nội dung để quảng cáo thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương tiện truyền thông để đảm bảo đúng đối tượng hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.
Tầm quan trọng của chiến lược truyền thông trong doanh nghiệp
Chiến lược truyền thông giúp xây dựng được sự uy tín của thương hiệu
Một chiến lược truyền thông thành công và hiệu quả sẽ mang đến những lợi ích sau cho doanh nghiệp bao gồm:
- Sự uy tín cao và tiết kiệm chi phí khi đi tuyển dụng nhân tài về làm việc cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận được sự uy tín và hợp tác, kết nối với các đối thủ khác nhau.
- Sự uy tín cao sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được vay vốn ngân hàng hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư.
- Sự tín nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự tôn trọng, sự ưu ái trong chính sách của chính phủ.
2 loại chiến lược truyền thông phổ biến
Có 2 loại chiến lược truyền thông phổ biến đó là phi cá thể và cá thể
Khi truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều phương thức khác nhau cụ thể như truyền thông phi cá thể và truyền thông cá thể. Dưới đây sẽ giải thích cụ thể và rõ ràng về hai loại chiến lược này:
- Truyền thông phi cá thể là hình thức quảng bá bằng các quảng cáo hoặc trưng bày đồ vật tại các điểm điểm bán hàng, cửa hàng đại lý. Truyền thông phi cá thể có thể được sử dụng bằng cách quan hệ cộng đồng, truyền thông bằng điện tử để thúc đẩy và phát triển bán hàng.
- Truyền thông cá thể: Nhân viên của doanh nghiệp sẽ gặp trực tiếp khách hàng và bán hàng tại các địa điểm trưng bày hoặc trung tâm dịch vụ qua điện thoại.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp sử dụng hình thức truyền thông phi cá thể để quảng cáo cho họ. Các doanh nghiệp này thường đầu tư vào các phương tiện truyền hình, báo chí hoặc poster để đẩy mạnh thương hiệu đến với người tiêu dùng.
Làm thế nào để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả?
Để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả cần xác định được đối tượng mục tiêu và mục tiêu truyền thông
Một chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ giúp thương hiệu của bạn đi xa hơn và chạm đến được khách hàng. Để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
Xác định đối tượng truyền thông
Ban đầu, bạn nên xác định rõ ràng về đối tượng truyền thông của minh cụ thể như những khách hàng quen thuộc, tiềm năng hoặc những người quyết định mua sản phẩm doanh nghiệp. Đối tượng truyền thông của doanh nghiệp có thể là cá nhân hay một nhóm người nào đó.
Bạn có thể xác định đối tượng truyền thông dựa trên đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, khu vực địa lý hoặc nghề nghiệp. Bên cạnh đó, những đặc điểm như sở thích, hành vi mua sắm thì rất khó để có thể xác định. Nếu có thể phân tích đúng thì chiến dịch truyền thông của bạn sẽ hiệu quả hơn và sẽ trở thành kim chỉ nam cho hành động tiếp theo của bạn với những chiến dịch khác.
Xác định mục tiêu chiến lược truyền thông
Khi muốn đạt được bất kỳ chiến lược nào thành công, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể. Sau khi tìm hiểu về chiến dịch truyền thông sẽ thay đổi được nhận thức và hành vi khách hàng. Một doanh nghiệp nghiên cứu kỹ càng, phân tích chuẩn xác sẽ giúp chiến dịch thành công. Đặc biệt, mục tiêu của chiến lược cần được đo lường bằng các con số cụ thể để đánh giá hiệu quả như S.M.A.R.T cụ thể:
- S- Specific: Mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
- M- Measurable: Mục tiêu đó đếm được.
- A - Attainable: Mục tiêu phải khả thi
- R - Relevant: Mục tiêu phù hợp và liên quan
- T - Tim bound: Thời gian thực thi cụ thể.
Các yếu tố cần được lưu ý khi xây dựng chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông là một công cụ quan trọng được sử dụng để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi xây dựng chiến lược truyền thông cần lưu ý một số yếu tố cụ thể dưới đây:
Những yếu tố cần lưu ý để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả
Khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu sẽ tiếp nhận những thông điệp truyền thông là ai. Bạn cần có sự phân định rõ ràng giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi vì giữa hai đối tượng này bạn có thể truyền đạt những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét yếu tố tạo nên sự khác nhau trong một nhóm khách hàng. Bởi vì sự khách hàng có thể phân định bởi nhu cầu, tuổi tác, địa lý, thu nhập, tâm lý hoặc lối sống. Lưu ý nếu số lượng khách hàng mục tiêu quá lớn thì thông điệp truyền tải sẽ thiếu cụ thể và thuyết phục .
Định vị thông điệp
Doanh nghiệp cần tìm các giải pháp để định vị về thương hiệu của mình trong trí nhớ của khách hàng. Bởi vì hiện nay, khách hàng sẽ dễ bị quá tải khi họ là đích nhắm của quá nhiều thông điệp truyền thông. Bên cạnh rừng thông điệp, một định vị tốt sẽ giúp thương hiệu tìm được con đường đúng đi vào nhận thức và suy nghĩ lâu dài của khách hàng.
Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông sẽ là điều mà bạn mong muốn đạt được thông qua chương trình truyền thông có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị của thương hiệu hoặc gia tăng sự nhận biết của khách hàng và nhiều mục tiêu truyền thông khác. Khi xác định được mục tiêu truyền thông cụ thể sẽ giúp bạn tìm được cơ sở đo lường hiệu quả.
Sự khác biệt giữa chiến lược truyền thông và chiến thuật
Chiến lược truyền thông và chiến thuật là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt
Hiện nay, có rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa khái niệm chiến lược truyền thông và chiến thuật. Việc hiểu rõ hai khái niệm này sẽ hỗ trợ nền tảng định hướng, phân tích và triển khai hoạt động truyền thông. Để phân biệt được hai khái niệm này, bạn cần phải phân tích và nhìn nhận dựa trên một số khía cạnh đâu:
- Về mục tiêu: Chiến lược truyền thông sẽ được tạo ra với mục tiêu định hướng dài hạn và nhất quán với nhau. Trong khi đó, chiến thuật được tạo ra để hoàn thành hạng mục những công việc trong thời gian ngắn.
- Về tầm ảnh hưởng: Cả hai khái niệm này đều xây dựng dựa trên mục tiêu nhưng có sự ảnh hưởng khác biệt. Chiến lược là những mục tiêu dài hạn được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi vì nó có tầm ảnh hưởng lớn, ngược lại chiến thuật có tầm ảnh hưởng và phạm vi hạn hẹp.
- Về quy trình thực hiện: Các chiến lược đòi hỏi cần phải có kiến thức nền tảng và sự am hiểu về thương hiệu, mục tiêu. Sau đó, có thể thiết lập được những giả định để đưa ra được những chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu. Ngược lại khi xây dựng chiến thuật cũng không cần xem xét quá nhiều.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược truyền thông là gì và những loại chiến lược truyền thông phổ biến. Bên cạnh đó, bạn cũng đã biết được cách xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích hơn về chiến lược truyền thông.
---------------------------------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết: