Zalo Page là gì? Cách tạo Zalo Page để bán hàng, quảng cáo

Nếu bạn muốn kinh doanh online trên Zalo thì không nên bỏ qua tính năng Zalo Page. Hãy tìm hiểu ngay Zalo Page là gì? Cách tạo cũng như sử dụng trang bán này sao cho hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

1. Zalo Page là gì?

Zalo Page (Zalo official account) là tài khoản trang Zalo dành riêng cho chủ cửa hàng, doanh nghiệp tương tự như Facebook fanpage hay Instagram page. Tại đây chủ cửa hàng có thể thực hiện nhiều chiến lược marketing đến người dùng Zalo, với tư cách là một cửa hàng chuyên nghiệp và uy tín.

zalo page

Zalo Page như một nền tảng với nhiều công dụng được thiết kế để chủ kinh doanh quảng bá cửa hàng, doanh nghiệp của mình.

2. Cách tạo Zalo Page đơn giản, nhanh chóng

Dưới đây là hướng dẫn cách lập Zalo Page đơn giản trên cả điện thoại và máy tính:

2.1 Lập Zalo Page trên điện thoại

Các bước Zalo Page trên điện thoại như sau:

  • Bước 1: Tải Zalo cho thiết bị của bạn.
  • Bước 2: Mở ứng dụng và nhấn vào Tạo tài khoản để đăng nhập tài khoản quản trị Zalo Page.
  • Bước 3: Chọn tiếp Tạo Official account.

cách tạo zalo page

Chọn Tạo Official Account mới để bắt đầu thiết lập Zalo Page cho cửa hàng của bạn.

  • Bước 4: Chọn danh mục bán hàng và nhập tên trang Zalo Page.
  • Bước 5: Điền thông tin giới thiệu và địa chỉ doanh nghiệp.

cách tạo page trên zalo

Nhập đầy đủ thông tin cửa hàng theo hướng dẫn trên giao diện.

  • Bước 6: Tải ảnh đại diện và ảnh bìa.

2.2 Tạo Zalo Page trên máy tính

Cách tạo lập Zalo Page trên máy tính đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập TẠI ĐÂY rồi nhấn chọn Tạo official account.

zalo page trên điện thoại

Chọn Tạo Official Account trên giao diện Zalo để lập tài khoản Zalo Page.

  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Zalo của bạn.
  • Bước 3: Sau đó chọn loại tài khoản Doanh nghiệp rồi nhấn Chọn.
  • Bước 4: Chọn danh mục và tên trang Zalo Page.
  • Bước 5: Điền thông tin giới thiệu và địa chỉ của cửa hàng.

đăng nhập trên zalo page

Bạn điền đầy đủ thông tin về cửa hàng mình tại giao diện Tạo tài khoản.

  • Bước 6: Thêm ảnh đại diện và ảnh bìa của trang Zalo Page.

Lưu ý kích thước ảnh:

  • Ảnh đại diện: Tối thiểu 150x150px và tối đa 1MB.
  • Ảnh bìa: Tối thiểu 320x180px.

3. Cách sử dụng Zalo Page nhà bán hàng không nên bỏ qua

Hiện nay, Zalo Page có thể dùng trên cả điện thoại và máy tính. Tuy nhiên, với điện thoại bạn chỉ có thể chat với khách hàng, còn khi dùng máy tính bạn có thể sử dụng được nhiều tính năng quản lý nổi bật như:

3.1 Tính năng Broadcast (Gửi tin nhắn hàng loạt)

Với tính năng này, bạn có thể gửi tin nhắn quảng bá đến nhiều người tiêu dùng cùng một lúc. Khi áp dụng bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như tối ưu quá trình tiếp cận khách hàng.

3.2 Tính năng Chat (Trò chuyện trực tiếp)

Khi sử dụng tính năng này, người bán có thể tư vấn sản phẩm hoặc chăm sóc khách hàng thông qua khung chat của Zalo Page.

3.3 Quản lý nội dung

Đây là khu vực cho phép bạn soạn thảo, định dạng và đăng tải bài viết văn bản kèm hình ảnh và video. Cụ thể:

  • Bài viết: Chủ cửa hàng có thể soạn thảo 1 bài viết, Zalo sẽ hiển thị bài viết cho bạn như 1 bài blog gồm: trích dẫn, tác giả, thời gian, nội dung, hình ảnh, video nếu có.
  • Video: Chủ kinh doanh sẽ đăng bài trên hình thức video, Zalo sẽ hiển thị video gôm tiêu đề, trích dẫn, ảnh đại diện và video.

3.4 Thống kê

Tính năng này cho phép người bán kiểm tra các thông số trên Zalo Page như bài viết được nhiều lượt quan tâm nhất, số lượng người gửi tin nhắn cho Zalo Page (mỗi ngày), độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý,… của người tiêu dùng. Qua đó, chủ kinh doanh có thể lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn.

zalo page là gì


Bạn có thể xem thông số về hoạt động, người quan tâm, tương tác của Page tại mục thống kê.

3.5 Quản lý thông tin Page

Đây là khu vực giúp bạn quản lý thông tin về page, bao gồm:

  • Chỉnh sửa thông tin về shop như tên, danh mục, mô tả, địa chỉ, số điện thoại, website,…
  • Thiết lập lời chào, trả lời tự động, menu, truy vấn khách hàng tự động.
  • Upload các tài liệu chứng thực như giấy phép kinh doanh hoặc các sản phẩm đặc thù cần giấy phép quảng cáo.
  • Quản lý người quan tâm Zalo Page của bạn (chủ động chat hoặc xóa bỏ họ).
  • Mời người khác quan tâm theo SĐT.
  • Quản lý và phân quyền cho nhân sự.

3.6 Cửa hàng

Tại đây, người dùng sẽ sử dụng thường xuyên để đăng và chỉnh sửa sản phẩm của shop. Theo đó, sau khi tạo lập Zalo Page, bạn nên vào mục này để tìm hiểu, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin của cửa hàng mình.

Cụ thể tại mục cửa hàng bạn có thể:

  • Thêm/ chỉnh sửa/ xóa sản phẩm.
  • Thêm và quản lý danh mục sản phẩm.
  • Xem và quản lý đơn hàng.
  • Tạo khuyến mãi, chương trình giảm giá.
  • Thiết lập phản hồi nhanh.
  • Thêm các chính sách chính sách giao hàng/ hoàn trả.
  • Thiết lập vận chuyển và phương thức thanh toán.

Harasocial – Giải pháp quản lý bán hàng trên Zalo nhanh chóng và hiệu quả nhất

Hiện nay, việc bán hàng online trên Zalo đang là xu hướng nên được nhiều chủ kinh kinh doanh lựa chọn, dẫn đến tính cạnh tranh cao. Đồng thời, nếu bạn không có chiến lược cạnh tranh tốt sẽ rất dễ gặp rủi ro ôm hàng. Để giải quyết vấn đề này, nhiều chủ shop đã chọn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng nhằm vận hàng cửa hàng dễ dàng, tối ưu thời gian lẫn chi phí.

Một phần mềm quản lý bán hàng được hơn 300 thương hiệu lớn như Vietjet, Tiger, Vinamilk,...tin dùng hiện nay là Harasocial. Theo đó, Harasocial ghi điểm với người dùng bởi mang đến nhiều tính năng cao cấp như:

  • Tăng doanh thu: Tương tác và bán hàng đa kênh một cách tối ưu, tạo nên sự chuyển đổi lớn (tăng 30%) và tăng trưởng doanh thu gấp đôi.
  • Quản lý hội thoại: Phần mềm hỗ trợ người bán chat với khách hàng nhanh chóng. Đồng thời, phân loại khách hàng, tạo đơn và gửi hóa đơn ngay trong khung chat. Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp chủ shop quản lý nhiều fanpage và trang mạng xã hội khác cùng một lúc. Nhờ vậy mà hạn chế tình trạng sót đơn, tăng sự chuyển đổi đơn hàng hiệu quả.
  • Trợ lý chatbot: Hệ thống chat tự động chăm sóc khách hàng 24/7, tra cứu hội thoại nhanh và chính xác. Ngoài ra còn tổng hợp báo cáo hiệu suất hoạt động của nhân viên và tình hình bán hàng. Với báo cáo này, người bán có thể kiểm soát nguồn tiền thu chi, biết được hàng hóa bán chạy và bán chậm để có kế hoạch kinh doanh khác tối ưu và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
  • Chăm sóc khách hàng: Harasocial còn có tính năng gửi tin nhắn messenger hàng tháng khi có sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi, giúp người mua cập nhật tin tức nhanh chóng và không bỏ lỡ bất kỳ sản phẩm nào.

>> Trải nghiệm dùng thử miễn phí Harasocial trong 14 ngày: TẠI ĐÂY.

cách lập zalo page

Sử dụng Harasocial chủ kinh doanh sẽ tối ưu được thời gian và chi phí quản lý, từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận hiệu quả hơn.

Trên đây là cách lập và sử dụng Zalo Page chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách bán hàng online trên Zalo, từ đó có thêm động lực để bắt đầu kinh doanh hiệu quả hơn.

>>Xem thêm:

Theo Le.H

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

8 Công Cụ Facebook Marketing Cho Năm 2016

25/05/2017 Hang Nguyen

Hướng dẫn cách tạo một video chất lượng trên YouTube

25/05/2017 Content Haravan

Tạo sự khác biệt cho nội dung giữa 'biển' thông tin

15/12/2017 Học Viện Haravan